Chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng
Tập trung lắng nghe
Chủ động ghi chép
Thực hành yêu cầu của giáo viên
YÊU CẦU THAM GIA TIẾT HỌC



Thứ....., ngày.....tháng năm 2021
Tiếng việt
Bài 2A: Ai có lỗi?



Mục tiêu:
Đọc - hiểu câu chuyện Ai có lỗi?.
Nghe - nói về chủ điểm học sinh ngoan.

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

Bức tranh vẽ gì?
Hoạt động 1. Nghe thầy cô đọc câu chuyện

Ai có lỗi ?
1. Tôi đang nắn nót viết thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu. Tôi nổi giận. Cô-rét-ti cười, đáp: "Mình không cố ý đâu!"
Cái cười của cậu làm tôi càng tức. Tôi nghĩ cậu vừa được phần thưởng nên kiêu căng.

Ai có lỗi?
2. Lát sau, để trả thù, tôi đẩy Cô-rét-ti một cái đến nỗi hỏng hết trang tập viết của cậu. Cậu ta giận đỏ mặt, giơ tay dọa tôi, nói: "Cậu cố ý đấy nhé!"
Thấy thầy giáo nhìn, cậu hạ tay xuống, nhưng lại nói thêm: "Lát nữa ta gặp nhau ở cổng."
3. Cơn giận lắng xuống. Tôi bắt đầu hối hận. Chắc là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay tôi thật. Tôi nhìn cậu, thấy vai áo cậu sứt chỉ, chắc vì cậu đã vác củi giúp mẹ. Bỗng nhiên tôi muốn xin lỗi Cô-rét-ti, nhưng không đủ can đảm.
4. Tan học, tôi thấy Cô-rét-ti đi theo mình. Tôi đứng lại, rút cây thước kẻ cầm tay. Cậu ta đi tới, tôi giơ thước lên.
- Ấy đừng! - Cô-rét-ti cười hiền hậu- Ta lại thân nhau như trước đi!
Tôi ngạc nhiên, ngây ra một lúc, rồi ôm chầm lấy bạn. Cô-rét-ti nói:
- Chúng ta sẽ không bao giờ giận nhau nữa, phải không En-ri-cô?
- Không bao giờ! không bao giờ! - Tôi trả lời.
5. Về nhà, tôi kể chuyện cho bố mẹ nghe, tưởng bố sẽ vui lòng. Nào ngờ bố mắng: “Đáng lẽ chính con phải xin lỗi bạn vì con có lỗi. Thế mà con lại giơ thước dọa đánh bạn”.
Theo A-MI-XI
 
Hoạt động 3: Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghiã
Kiêu căng:
cho rằng mình hơn người khác, coi thường người khác.
Hối hận:
buồn, tiếc vì lỗi lầm của mình.
Can đảm:
không sợ đau, không sợ xấu hổ hay nguy hiểm.
Ngây:
đờ người ra, không biết nói gì, làm gì.
Các em chú ý cách phát âm đúng một số từ sau:
Cô - rét - ti
En - ri - cô
khuỷu tay,
nguyệch
dọa
sứt chỉ
Hoạt động 4. Mỗi bạn đọc 1 đoạn, nối tiếp nhau đến hết bài.

Hoạt động 5: Trả lời câu hỏi:
Trong câu chuyện, ai là người có lỗi? Đó là lỗi gì?
- Trong câu chuyện En - ri - cô là người có lỗi.
- Đó là lỗi cố ý chạm vào tay Cô - rét - ti đến hỏng hết cả một trang tập viết của cậu ấy.
B. Hoạt động thực hành
Hoạt động 1: Thi đọc bài Ai có lỗi
Hoạt động 2: Đọc thầm đoạn 1,2 và trả lời câu hỏi:
1. Tôi đang nắn nót viết thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu. Tôi nổi giận. Cô-rét-ti cười, đáp: "Mình không cố ý đâu!"
Cái cười của cậu làm tôi càng tức. Tôi nghĩ cậu vừa được phần thưởng nên kiêu căng.

2. Lát sau, để trả thù, tôi đẩy Cô-rét-ti một cái đến nỗi hỏng hết trang tập viết của cậu. Cậu ta giận đỏ mặt, giơ tay dọa tôi, nói:"Cậu cố ý đấy nhé!"
Thấy thầy giáo nhìn, cậu hạ tay xuống, nhưng lại nói thêm: "Lát nữa ta gặp nhau ở cổng."
Câu hỏi: Trả lời:
+ Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau ?
+ Vì Cô-rét-ti vô tình chạm vào khuỷu tay En-ri-cô, làm cây bút của En-ri-cô nguệch ra một đường rất xấu. Hiểu lầm bạn cố ý làm hỏng bài viết của mình, En-ri-cô tức giận và trả thù Cô-rét-ti bằng cách đẩy vào khuỷu tay bạn.
Hoạt động 3: Đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
3. Cơn giận lắng xuống. Tôi bắt đầu hối hận. Chắc là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay tôi thật. Tôi nhìn cậu, thấy vai áo cậu sứt chỉ, chắc vì cậu đã vác củi giúp mẹ. Bỗng nhiên tôi muốn xin lỗi Cô-rét-ti, nhưng không đủ can đảm.
Câu hỏi: Trả lời:
+ Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti ?
+ En-ri-cô hối hận vì sau cơn giận, khi bình tĩnh lại En-ri-cô thấy rằng Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay mình. En-ri-cô nhìn thấy vai áo bạn sứt chỉ, thấy thương bạn và càng hối hận.
Hoạt động 4: Đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi:
4. Tan học, tôi thấy Cô-rét-ti đi theo mình. Tôi đứng lại, rút cây thước kẻ cầm tay. Cậu ta đi tới, tôi giơ thước lên.
- Ấy đừng! - Cô-rét-ti cười hiền hậu- Ta lại thân nhau như trước đi!
Tôi ngạc nhiên, ngây ra một lúc, rồi ôm chầm lấy bạn. Cô-rét-ti nói:
- Chúng ta sẽ không bao giờ giận nhau nữa, phải không En-ri-cô?
- Không bao giờ! không bao giờ! - Tôi trả lời.
+ Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao ?
+ Khi En-ri-cô giơ cái thước lên toan đánh bạn thì Cô-rét-ti cười hiền hậu ngăn bạn lại: "Ấy đừng! Ta lại thân nhau như trước đi!". Thế rồi hai bạn ôm chầm lấy nhau và hứa sẽ không bao giờ giận nhau nữa.
Câu hỏi: Trả lời:
Hoạt động 5. Thay nhau nói hai bạn trong câu chuyện có điểm gì đáng khen
- Bạn En - ri - cô có điểm đáng khen là:cậu biết thương bạn khi thấy bạn vất vả, biết hối hận khi có lỗi và biết cảm động trước tình cảm của bạn giành cho mình.

- Bạn Cô - rét - ti có điểm đáng khen là: hiền hậu, sẵn sàng tha thứ cho bạn, chủ động làm lành.
C. Hoạt động ứng dụng
Ở nhà, có những lần em mắc lỗi. Em tự biết nhận lỗi và nói lời xin lỗi bố mẹ như thế nào?
Nội dung bài
Là bạn bè phải biết nhường nhịn nhau,
can đảm nhận lỗi khi phạm sai lầm.
Chúc các em học tốt nhé!
nguon VI OLET