TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN
TỔ NGỮ VĂN
Ngữ Văn 11

CÂU CÁ MÙA THU
(Thu điếu)
Nguyễn Khuyến



Giáo viên: Lại Thị Nguyệt
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

- Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân:Tấm lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước và tâm trạng thời thế.
- Thấy được tài năng thơ Nôm Nguyễn Khuyến: Nghệ thuật tả cảnh, tả tình, gieo vần, sử dụng từ ngữ…
NỘI DUNG BÀI HỌC

TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả: Nguyễn Khuyến
2. Tác phẩm: Câu cá mùa thu
II. ĐỌC – HIỂU
1. Cảnh sắc mùa thu
2. Tâm trạng của tác giả
III. TỔNG KẾT
TIẾT 1: I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
Cuộc đời:
- NK (1835 – 1909) hiệu là Quế Sơn, lúc nhỏ tên Nguyễn Thắng
- Quê quán: Sinh ở quê ngoại, xã Hoàng Xá, Ý Yên, Nam Định. Sống chủ yếu ở quê nội: làng Và, Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam.
- Con người: Từng thi đỗ đầu trong cả ba kỳ thi nên được gọi là Tam nguyên Yên Đổ, ông chỉ làm quan hơn 10 năm, thời gian còn lại dạy học ở quê nhà.
- Là người có tài năng, cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, một mực không hợp tác với kẻ thù.
TIẾT 1: I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
Sự nghiệp:
- Được mệnh danh là “ nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”.
- Sáng tác của NK gồm cả chữ Hán và chữ Nôm, hiện còn trên 800 bài (chủ yếu là thơ).
- Nội dung:
+ Tình yêu quê hương đất nước, gia đình, bạn bè.
+ Cuộc sống của người nông dân khổ cực chất phác.
+ Châm biếm đả kích thực dân xâm lược, bọn tay sai.
-> Đóng góp nổi bật nhất ở mảng thơ Nôm với hai đề tài: thơ viết về làng quê và thơ trào phúng.
TIẾT 1: I. TÌM HIỂU CHUNG
2. Tác phẩm
+Vị trí: Nằm trong chùm gồm ba bài thơ thu (gồm Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm) của Nguyễn Khuyến.
+ Hoàn cảnh sáng tác: Viết trong thời gian khi Nguyễn Khuyến về ở ẩn tại quê nhà.
+ Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật
- Nhan đề:  NK câu cá là để đắm chìm trong không khí nguyên sơ của mùa thu cho khuây khỏa nỗi đau mất nước.
TIẾT 1: I. TÌM HIỂU CHUNG
2. Tác phẩm
Văn bản:
TIẾT 1: I. TÌM HIỂU CHUNG
2. Tác phẩm
Văn bản:
Cảnh thu
Tình thu
TIẾT 1: II. ĐỌC – HIỂU
1. Cảnh thu ( 6 câu đầu)
a. Điểm nhìn cảnh thu: (c1-sgk)
- Điểm nhìn: Trên 1 chiếc thuyển câu, trong 1 cái ao nhỏ
- Hướng quan sát: Từ gần đến cao xa, rồi từ cao xa trở lại gần (điểm nhìn bắt đầu từ chiếc thuyền câu ra mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi trở về với ao thu, với thuyền câu).
=> Bức tranh thu mở ra nhiều hướng sinh động, tác giả đã bao quát bức tranh mùa thu. Cảnh thu hiện lên tĩnh tại, đẹp, tinh khiết đến nao lòng.
TIẾT 2: II. ĐỌC – HIỂU
1. Cảnh thu (6 câu đầu)
b. Nét riêng của cảnh sắc mùa thu(c2-sgk)

“Bài thơ Thu vịnh là có thần hơn hết, nhưng ta vẫn phải nhận bài Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”
Xuân Diệu

TIẾT 2: II. ĐỌC – HIỂU
1. Cảnh thu (6 câu đầu)
b. Nét riêng của cảnh sắc mùa thu(c2-sgk)
* Hai câu đề:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
- NT: gieo vần “eo” + từ láy “lạnh lẽo, tẻo teo”
-> Gợi sự thu nhỏ co hẹp lại dần, tạo cảm giác không di động.
- Ao thu :Hình ảnh quen thuộc, bình dị ở làng quê Bắc Bộ.
- Nước trong veo : sự trong trẻo, tĩnh lặng của ao thu.
- Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo : Sự xinh xắn, đáng yêu của chiếc thuyền nhỏ, hình ảnh gắn liền với xóm làng Bình Lục.
=> Hai câu thơ mở ra 1 không gian mùa thu trong sáng, tĩnh lặng vô cùng. Nhà thơ đắm say với cảnh sắc mùa thu đặc trưng của quê hương.

TIẾT 2: II. ĐỌC – HIỂU
1. Cảnh thu( 6 câu đầu)
b. Nét riêng của cảnh sắc mùa thu(c2-sgk)
* Hai câu thực:
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí 
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo…

NT: Đối ý: Sóng biếc >< Lá vàng
Hơi gợn tí >< Khẽ đưa vèo
=> Gợi màu sắc,đường nét chuyển động rất đặc trưng của mùa thu Bắc bộ. Gió thổi nhẹ cũng đủ làm cho mặt ao gợn sóng, nghe được cả âm thanh của lá vàng khẽ đưa. (NT lấy động tả tĩnh)
=> Thể hiện sự quan sát tinh tế và sự yên tĩnh trong tâm hồn của tác giả
=> Bức tranh thu dân dã, bình dị, màu sắc hài hoà
TIẾT 2: II. ĐỌC – HIỂU
1. Cảnh thu( 6 câu đầu)
b. Nét riêng của cảnh sắc mùa thu(c2-sgk)
* Hai câu luận:
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
- Cảnh vật:
+ Trời thu: - Tầng mây lơ lửng -> chuyển động nhẹ
- Xanh ngắt-> xanh đậm không gợn mây
-> Sự trong trẻo của trời thu
+ Ngõ trúc quanh co – uốn lượn như kéo dài không gian
+ Khách vắng teo – vắng vẻ đến vô cùng của không gian
=> Hai câu luận khăc sâu sự quạnh quẽ của không gian, nỗi buồn hiu hắt của cảnh vật
TIẾT 2: II. ĐỌC – HIỂU
2. Tình thu (2 câu kết)
* Hai câu kết:
Tựa gối buông cần, lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
- Tư thế người đi câu: Tựa gối buông cần -> thu mình trong dáng vẻ trầm ngâm suy tư
- Hành động: buông cần -> không chuyên tâm
- Âm thanh: cá đớp mồi
- NT: Thủ pháp lấy động tả tĩnh, tả cảnh ngụ tình, mô tả không gian tĩnh lặng, con người trầm ngâm chất chứa nhiều suy tư.
=> Qua tâm sự buồn của NK, ta thấy được ông không chỉ là một người yêu thiên nhiên, mà còn là một người yêu nước thầm kín, sâu sắc.
=> Hai câu thơ cuối thể hiện tâm trạng buồn đau trước sự thay đổi thời cuộc của đất nước
TIẾT 2: III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật
-  Cách gieo vần đặc biệt: Vần " eo "(tử vận) khó làm, được tác giả sử dụng một cách thần tình, độc đáo, góp phần diễn tả một không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của nhà thơ.
- Lấy động nói tĩnh- nghệ thuật thơ cổ phương Đông.
- Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.
- Bút pháp thủy mặc Đường thi và vẻ đẹp “thi trung hữu họa” trong bức tranh phong cảnh.
- H/a, từ ngữ : Đậm đà chất dân tộc. Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, có khả năng biểu đạt tinh tế.
TIẾT 2: III. TỔNG KẾT
2. Nội dung

 - Bức tranh thu điển hình của làng quê Bắc Bộ: đẹp nhưng tĩnh lặng, đượm buồn

- Tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế của tác giả.

Câu hỏi củng cố
Câu 1. Bài thơ “Câu cá mùa thu” được viết trong ngữ cảnh nào?
Câu 2. Điểm nhìn cảnh thu của tác giả trong bài thơ “Câu cá mùa thu” có gì đặc sắc?
Câu 3. Em có nhận xét gì về không gian trong bài thơ “Câu cá mùa thu”? Miêu tả không gian như vậy góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào của tác giả?
Câu 4. Cách gieo vần trong bài thơ “Câu cá mùa thu” có gì đặc biệt? Cách gieo vần ấy gợi cho ta cảm giác gì về cảnh thu và tình thu?
Câu 5. Qua bài thơ “Câu cá mùa thu”, em có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của tác giả đối với thiên nhiên, đất nước?

nguon VI OLET