Chủ đề tích hợp:

CÂU CÁ MÙA THU
(Thu điếu) - Nguyễn Khuyến-


I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Nguyễn Khuyến hiệu là Quế Sơn, quê ở Nam Định, xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo.
- Là bậc nho tài, có cốt cách thanh cao, có lòng yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc.
- Được mệnh danh là “nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam”.
- Nội dung: tình yêu đất nước bạn bè , phản ánh cuộc sống thuần hậu chất phác.
- Sáng tác chữ Hán và chữ Nôm, hiện còn trên 800 bài (chủ yếu là thơ).
2. Tác phẩm
Thu điếu nằm trong chùm thơ thu gồm 3 bài, được viết trong thời gian Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn .
Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác.
b. Thể loại: thất ngôn bát cú đường luật.
c. Đề tài: Viết về đề tài mùa thu
Văn bản:
Cảnh thu
Tình thu
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Bức tranh cảnh mùa thu. (6 câu đầu)
- Điểm nhìn cảnh thu: Trên một chiếc thuyền câu, trong ao nhỏ, từ gần đến cao xa và ngược lại→ Bức tranh thu mở ra nhiều hướng.
- Nghệ thuật: gieo vần “eo” + từ láy “lạnh lẽo, tẻo teo” -> Gợi sự nhỏ hẹp, tạo cảm giác không di động.
- Màu sắc :
+ Sắc xanh: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt, cánh bèo, ngõ trúc … điệu xanh rất riêng của Bắc Bộ .
+ Sắc vàng: Màu vàng của “lá thu” điểm trên nền xanh -> nên thơ, lãng mạn .
- Hình ảnh : Ao thu, chiếc thuyền câu, ngõ trúc, cánh bèo, trời cao … -> Hình ảnh quen thuộc, bình dị ở làng quê Bắc Bộ.
- Đường nét, chuyển động : sóng “hơi gợn tí”, lá vàng “khẽ đưa vèo”, tầng mây “lơ lửng” -> uyển chuyển, nhẹ nhàng.
- Cảnh thu tĩnh lặng và đượm buồn:
+ Khí trời se lạnh: gió heo may
+ Không gian vắng lặng, vắng người, vắng tiếng, mọi âm thanh, chuyển động đều rất khẽ (Nghệ thuật lấy động tả tĩnh).
=> Cảnh thu mang cái hồn dân dã rất riêng của làng quê Bắc Bộ: đẹp thơ mộng, trữ tình nhưng đượm buồn.
2. Tình thu (2 câu cuối)
- Nói chuyện câu cá nhưng thật ra là để đón nhận cảnh thu vào lòng: cõi lòng tỉnh lặng để hòa hợp với đất trời vào thu, để gửi gắm tâm sự.
Tựa gối buông cần, lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
- Tư thế người đi câu: Tựa gối -> thu mình trong dáng vẻ trầm ngâm suy tư
- Hành động: buông cần -> thả lỏng, buông lơi, không mục đích bắt cá để kiếm ăn mà là tiêu khiển, thú vui.
- Âm thanh: cá đớp mồi . Thủ pháp lấy động tả tĩnh tác động đến tâm hồn nhà thơ : nỗi lòng xao động, tâm sự thời thế -> uẩn khúc trước thực trạng đất nước đau thương .
- Trạng thái “lâu chẳng được”: chờ đợi trong mỏi mòn, vô vọng.

- “Đâu đớp động”: đại từ phiếm chỉ chỉ nơi chốn, có sự xuất hiện của tiếng cá đớp động
 => Tâm hồn yêu thiên nhiên, tâm sự thời thế, 1 tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc .
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Bút pháp thủy mặc Đường thi và vẻ đẹp “thi trung hữu họa” trong bức tranh phong cảnh.
- Cách gieo vần thần kì: Vần " eo "(tử vận).
- Lấy động nói tĩnh- nghệ thuật thơ cổ phương Đông.
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, có khả năng biểu đạt tinh tế.
2.Ý nghĩa văn bản:
Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu, tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế của tác giả.
CHÚC CÁC EM SỨC KHỎE - HỌC TẬP TỐT
ĐỀ
Phân tích bức tranh mùa thu qua bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
nguon VI OLET