PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
PHÂN TÍCH ĐỀ:
Trước khi làm một bài văn nghị luận thì công viêc phân tích đề là làm gì?
Phân tích đề là công việc trước tiên trong quá trình làm một bài văn nghị luận. Khi phân tích đề : Cần đọc kĩ đề bài , chú ý những từ ngữ then chốt để xác định yêu cầu về nội dung , hình thức và phạm vi tư liệu cần sử dụng.
I. PHÂN TÍCH ĐỀ:
Đọc các đề sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
Đề 1: Từ ý kiến dưới đây anh chị có suy nghĩ gì về việc “ chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”?

“Cái mạnh của con người Việt nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới... Nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề...”
(Theo Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)
Đề 2 . Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình ( bài II)
Đề 3. Một cẻ đẹp trong bài Câu cá mùa thu ( Thu điếu) của Nguyễn Khuyến
Trả lời câu hỏi:
1. Đề nào có định hướng cụ thể,đề nào đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển khai?
- Đề 1 thuộc dạng đề có định hướng cụ thể.
- Đề 2 và 3 là những dạng đề mở, yêu cầu người viết phải tự tìm tòi và xác định hướng triển khai.
2. Vấn đề cần nghị luận của mỗi đề là gì?
- Đề 1: Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
- Đề 2: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình ( bài II) :
+ Cô đơn - bẽ bàng.
+ Đau buồn vì duyên tình không trọn vẹn.
+ Phẫn uất - phản kháng trước duyên phận.
+ Xót xa cho duyên phận hẩm hiu.
- Đề 3: Một vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến:
+ Vẻ đẹp của cảnh thu.
+ Vẻ đẹp của tình thu.
+ Vẻ đẹp của cách sử dụng ngôn từ và bút pháp miêu tả thiên nhiên của tác giả.
+ Tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Khuyến
+ Lòng yêu nước thầm kín
3. Phạm vi bài viết đến đâu? Dẫn chứng, tư liệu thuộc lĩnh vực lĩnh vực đời sóng xã hội hay văn học ?
- Phạm vi bài viết :
Tuỳ vào lượng kiến thức của mỗi người
- Dẫn chứng , tư liệu :
Đề 1: Dẫn chứng thuộc lĩnh vực đời sống xã hội
Đề 2: Dẫn chứng chủ yếu trong văn học và trong bài thơ “Tự tình II ”của Hồ Xuân Hương
Đề 3: Dẫn chứng chủ yếu trong văn học và trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến
II. LẬP DÀN Ý:
1. Khái niệm :
Lập dàn ý cho bài văn nghị luận là nhằm thiết kế bố cục và sắp xếp các ý theo một trình tự .
2. Vai trò của lập ý trong bài văn nghị luận :
Rất quan trong , nếu khi làm bài văn nghị luận mà không lập dàn ý, bài văn sẽ gặp một số lỗi sau:
- Thiếu ý
- Thừa ý
- Lặp ý
- Ý lộn xộn
- Lạc đề
- Bài viết “ đầu voi đuôi chuột”
Dựa vào kết quả phân tích đề , hãy lập dàn ý cho các đề văn ở mục I
Muốn lập được một dàn ý , cần xác định được
-Luận điểm ( ý lớn)
-Luận cứ ( ý nhỏ)
-Sắp xếp luận điểm , luận cứ
Ở đề 1 , từ ý kiến của Vũ Khoan , có thể xác định được bao nhiêu luận điểm , bao nhiêu luận cứ cho từng luận điểm , đó là những luận điểm nào , luận cứ nào?
* Đề 1: Từ ý kiến của Vũ Khoan, có thể xác định các ý lớn và ý nhỏ:

- Cái mạnh của con người Việt Nam. ( Luận điểm)
+ Thông minh. ( Luận cứ)
+ Nhạy bén cái mới. ( Luận cứ)

- Cái yếu của con người Việt Nam. ( Luận điểm)
+ Hổng về kiến thức. ( Luận cứ)
+ Khả năng sáng tạo và thực hành hạn chế. ( Luận cứ)

- Cách giải quyết : Phải biết phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để làm hành trang vào thế kỷ mới.
+ Chống học lệch.
+ Chống học chay- học vẹt.
3. Các bước lập dàn ý :
- Bước 1 : Trên cơ sở của phần phân tích đề  xác định ý lớn ( luận điểm)
- Bước 2 :Từ hệ thống ý lớn  xác lập các ý nhỏ làm sáng tỏ cho ý lớn ( luận cứ).
- Bước 3 : Sắp xếp các luận điểm; luận cứ theo một trình tự lôgic ở mỗi phần bố cục của bài văn:
+ Mở bài : Nêu vấn đề cần nghị luận.
+ Thân bài : triển khai nội dung nghị luận với các thao tác lập luận cơ bản.
+ Kết bài : Tóm lược vấn đề đã nghị luận -> đánh giá, mở rộng vấn đề.
III. LUYỆN TẬP
Phân tích đề và lập dàn ý cho đề bài sau:
Bài tập 1: Cảm nghĩ của anh (chị) về giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)
1. Phân tích đề:
- Đây là dạng đề định hướng rõ về nội dung và thao tác nghị luận.
- Vấn đề cần nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
- Phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ
- Phạm vi dẫn chứng: văn bản Vào phủ chúa Trịnh là chủ yếu
2. Lập dàn ý :
a. Mở bài:
Giới thiệu văn bản “Vào phủ chúa Trịnh” của Lê Hữu Trác
b. Thân bài:
*Cuộc sống giàu sang, xa xỉ, thừa thãi, những lễ nghi rườm rà của chúa Trịnh:
- cây cối um tùm, chim hót líu lo
- Đồ đạc nhân gian chưa từng thấy. Toàn được son son, dát vàng
- Lầu son gác tía, rèm châu, hiên ngọc, sập vàng
- Đồ ăn toàn của ngon vật lạ
- Quan lính, kẻ hầu, người hạ tấp nập…
- Phủ chúa uy nghi, xa xỉ hơn cung vua…
- Vào phủ chúa phải đi qua nhiều cửa, qua nhiều dãy hành lang quanh co…
* Bức chân dung thế tử Trịnh Cán
- Là một cậu bé 5, 6 tuổi
- Vây quanh cậu bé bao nhiêu là gấm vóc lụa là, vàng, ngọc, sập, nến, đèn, hương hoa, màn trướng,…
- Người hầu hạ, cung tần, mĩ nữ, thái y đứng gần hoặc chực ở xa.
* Thái độ và dự cảm của tác giả
- Dửng dưng trước cuộc sống giàu sang, xa hoa, thừa thãi của phủ chúa
- Phê phán cuộc sống xa xỉ đó
- Việc khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán thể hiện sự tận tâm, nhân cách của người thầy thuốc…
- Tác giả nhìn thấy trong sự xa hoa nơi phủ chúa có sự tàn tạ, lụi tàn…
c. Kết bài:
Nêu nhận xét của mình về giá trị của đoạn trích
DẶN DÒ
nguon VI OLET