Thi sĩ
Hồ Xuân Hương




Tìm hiểu chung:
Tác giả:
- Hồ Xuân Hương (?-?)
- Quê quán: làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Cuộc đời tình duyên nhiều éo le, ngang trái, 2 lần làm lẽ.
Hồ Xuân Hương được mệnh danh là «Bà chúa thơ Nôm»
Sáng tác của bà là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, khẳng định và đề cao vẻ đẹp khát vọng sống của họ.

Tự tình II
Hồ Xuân Hương
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ:
Bài thơ ”Tự tình II” nằm trong chùm thơ Tự tình, gồm 3 bài thất ngôn bát cú Đường luật bằng chữ Nôm.

b. Bố cục:
Đề: Đêm khuya với nỗi buồn tủi
Thực: Sự bẽ bàng xót xa trước tình duyên lận đận.
Luận: Nỗi niềm phẫn uất
Kết:Tâm trạng chán chường.

II. Tìm hiểu văn bản:
Hai câu đề:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Là khoảng thời gian từ đêm trở về sáng. Đây chính là khoảng thời gian gợi lên những nỗi niềm tâm sự của con người
Từ láy tượng thanh miêu tả âm thanh từ xa vọng lại.
=> lấy động tả tĩnh, làm nổi bật không gian tĩnh lặng, thanh vắng
- Sự dồn dập của thời gian
=> Tâm trạng ngổn ngang, rối bời của con người
Trơ cái hồng nhan với nước non
Má hồng, chỉ người phụ nữ đẹp
Từ dùng để chỉ những vật nhỏ bé tầm thường
=> Thân phận người phụ nữ bị rẻ rúng, khinh thường
Trơ trọi, cô đơn
Bẻ bàng, tủi hổ
Chai lì, không còn cảm giác
Đảo ngữ, nhấn mạnh sự lẽ loi, cô đơn, trơ trọi của người phụ nữ trong đêm vắng

Trơ cái hồng nhan với nước non
1 3 3
=> nhấn mạnh sự lẽ loi, trơ trọi của con người giữa thiên nhiên bao la, rộng lớn.
Cái hồng nhan >< nước non
=> Làm nổi bật sự nhỏ bé của con người trước vũ trụ rộng lớn
- Thời gian: đêm khuya.
- Âm thanh: tiếng trống điểm canh dồn dập từ xa vọng tới.
- từ láy «văng vẳng» làm tăng thêm cái tĩnh lặng, quạnh vắng của không gian (lấy động tả tĩnh)
=> Thể hiện bước đi gấp gáp của thời gian và tâm trạng rối bời của tác giả.
- «hồng nhan» chỉ người phụ nữ đẹp, mặn mà; cách kết hợp từ độc đáo với từ «cái» là từ gắn liền với những đồ vật nhỏ bé => thân phận người phụ nữ bị rẻ rúng, khinh thường.
- Sự đối lập giữa: cái hồng nhan là một cá nhân bé nhỏ với nước non giống như cuộc đời rộng lớn.
- Cách ngắt nhịp 1/3/3 kết hợp với biện pháp đảo ngữ «trơ» càng nhấn mạnh sự lẽ loi, cô đơn, không ai yêu thương trân trọng của người phụ nữ trong đêm khuya thanh vắng.
2. Hai câu thực:

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Tìm đến rượu để giải sầu nhưng:
Không tìm thấy lối thoát, bế tắc trong vòng lẩn quẩn
Khi tỉnh thì lại càng đau khổ, xót xa cho thân phận của mình
=> nhận thức được số phận hẩm hiu, tủi nhục của mình

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
Trăng sắp tàn Vẫn chưa tròn đầy
Tuổi xuân của người phụ nữ đã qua đi
Vẫn chưa có được hạnh phúc viên mãn
=> Sự bẽ bàng, xót xa cho tình duyên lận đận, dở dang của mình. Tuổi thanh xuân đã qua đi nhưng vẫn chưa tìm được bến đỗ hạnh phúc
«say lại tỉnh» sự bế tắc quẩn quanh, bất lực, không thể say mãi, tỉnh ra càng buồn hơn, nhức nhối hơn.
Trăng xế là trăng sắp tàn giống như người phụ nữ tuổi xuân sắp đi qua. Trăng sắp tàn nhưng vẫn khuyết chưa tròn đầy cũng như người phụ nữ sắp bước qua tuổi thanh xuân mà tình duyên vẫn dang dở, chưa tìm được hạnh phúc trọn vẹn.
3. Hai câu luận:
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn
Động từ mạnh + đảo ngữ
=> sự bứt phá mạnh mẽ, sức sống mãnh liệt của rêu và đá giống như tâm trạng phẩn uất, không chịu khuất phục trước số phận của con người.
Đảo ngữ nhấn mạnh nhỏ bé, hèn mọn thậm chí đến mức mảnh mai, yếu ớt của rêu và đá
Xiên ngang >< đâm toạc
Rêu từng đám >< đá mấy hòn
Mặt đất >< chân mây
Rêu (mềm yếu), đá (thấp bé) không cam chịu số phận, bằng mọi cách vươn lên khỏi mặt đất, chọc thủng chân mây để chứng tỏ mình
 sự phản kháng của tác giả muốn bức phá rào cản để tự tìm hạnh phúc. Khẳng định sức sống mãnh liệt ngay cả trong tình huống bi thương.
=> Phong cách thơ độc đáo, táo bạo, mạnh mẽ của tác giả
- Hai động từ mạnh "xiên ngang", "đâm toạc" kết hợp biện pháp đảo ngữ thể hiện sức sống mãnh liệt của tự nhiên, tạo vật như đang cựa quậy mong thoát khỏi số phận mà tạo hoá đã sắp đặt cho chúng.
Ba cặp từ đối xiên ngang >< đâm toạc, rêu từng đám >< đá mấy hòn, mặt đất >< chân mây. Rêu mềm yếu, mỏng manh; đá nhỏ bé, thấp hèn nhưng vẫn không cam chịu số phận, bằng mọi cách vươn lên khỏi mặt đất, chọc thủng chân mây để chứng tỏ mình
Sự phẩn uất, phản kháng của lòng người, hồn người mong thoát khỏi thân phận thực tại để đi tìm hạnh phúc cho riêng mình.
=> Phong cách thơ độc đáo, mạnh mẽ, phá cách tạo nên sự khác biệt trong thơ của Hồ Xuân Hương
4. Hai câu kết:
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Sự ngán ngẩm, chán chường
Xuân
Tuổi xuân
Mùa xuân
Lại
Phó từ: thêm một lần nữa
Động từ: quay trở lại
Câu thơ như 1 vòng lẫn quẩn, sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân, mùa xuân thì quay lại còn tuổi xuân thì ra đi mãi mãi.
=> sự hữu hạn nhỏ bé của con người.

Mảnh tình san sẻ tí con con
2 2 1 2
nhịp thơ bị cắt nhỏ đến mức vụn nát
=> cái vụn nát đó chính là thứ tình cảm nhỏ bé mà người phụ nữ nhận được.
con con

san
sẻ
Mảnh tình
Tình yêu vốn là thứ tình cảm thiêng liêng, cao ca, không thể nào chia sẻ. Vậy mà ở đây phải san sẻ đã đành mà cuối cùng chỉ còn lại một mảnh tình «con con»
=> sự đáng thương, tội nghiệp của thân phận lẽ mọn
Nghệ thuật tăng tiến
«Ngán»: chán ngán, ngán ngẩm, chán chường.
«xuân đi xuân lại lại» như 1 vòng lẫn quẩn, sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân, mùa xuân thì quay lại còn tuổi xuân thì ra đi mãi mãi.
sự hữu hạn nhỏ bé của con người
- sử dụng biện pháp nghệ thuật tăng tiến: mảnh tình - san sẻ - tí - con con. «Mảnh tình» đã nhỏ bé ,mỏng manh, dễ vỡ, dễ mất đi mà lại còn phải san sẻ cho người khác để cuối cùng chỉ còn lại một «tí con con»
=> nghịch cảnh éo le, ngang trái, tội nghiệp đáng thương của người phụ nữ.
III. Tổng kết:

Nội dung: bài thơ vừa nói lên bi kịch, vừa cho thấy bản lĩnh, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
Nghệ thuật: sử dụng từ ngữ hình ảnh giản dị mà đặc sắc, giàu sức biểu cảm, táo bạo và tinh tế.
Sự cô đơn buồn tủi về thân phận của mình
Sự phẩn uất muốn vùng lên đấu tranh, đòi quyền hạnh phúc
Sự chán ngán đến cùng cực về thân phận lẽ mọn, bất hạnh của người phụ nữ
Sự bẻ bàng, chua xót về duyên phận dở dang
nguon VI OLET