NHÓM 1
BỐ CỤC: 4 PHẦN
2 CÂU ĐỀ
2 CÂU THỰC
2 CÂU LUẬN
2 CÂU KẾT
I) HAI CÂU ĐỀ: Tâm trạng cô đơn, buồn tủi của người phụ nữ
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.

Thể hiện qua việc tái hiện bối cảnh: ( câu 1 )
• Câu thơ mở ra với khoảng thời gian, không gian đặc biệt: không gian đêm khuya
+ đêm khuya: là khoảng thời gian vắng lặng, yên tĩnh, lúc nửa đêm về sáng, khi vạn vật chìm trong bóng tối -> đây là thời điểm khiến con người dễ rơi vào các cung bậc cảm xúc, trạng thái khó tả nhất.

• Trên nền không gian nổi bật ấy là tiếng trống điểm canh
trống canh dồn: nhịp gấp gáp, liên hồi của tiếng trống thể hiện bước đi vội vã của thời gian, như hối thúc, dội vào lòng người, âm thanh của tiếng trống từ xa vọng lại như thúc giục tuổi đời của của người phụ nữ trôi nhanh. ⇒ Con người chất chứa nỗi niềm, bất an.
⇒ không gian rộng lớn nhưng tĩnh vắng
⇒ Con người trở nên nhỏ bé, lạc lõng, cô đơn
+ từ láy tượng thanh ‘văng vẳng’: những âm thanh nhỏ từ xa vọng đến, mỗi lúc một gần -> nghệ thuật lấy động tả tĩnh -> càng gợi cái im ắng của không gian.
I) HAI CÂU ĐỀ: Tâm trạng cô đơn, buồn tủi của người phụ nữ
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Diễn tả trực tiếp nỗi buồn tủi bằng cách sử dụng từ ngữ gây ấn tượng mạnh(câu 2)
● trơ: lẻ loi, trơ trọi, tủi hổ bẽ bàng​; trơ cũng có thể hiểu là trơ lì, không cảm xúc
• Tác giả sử dụng phép đảo ngữ + cách ngắt nhịp 1/3/3 -> nhấn mạnh nỗi đau, hoàn cảnh “trơ trọi”, tủi hờn, đồng thời thể hiện bản lĩnh thách thức, đối đầu với những bất công ngang trái.
● Hồng nhan: gương mặt có đôi má hồng, dùng để chỉ người con gái đẹp.​

● Từ "cái" gắn liền với chữ "hồng nhan": cụm từ ngữ mang sắc thái trái ngược ​
-> sự rẻ rúng, làm cho giọng thơ trĩu xuống, nổi bật thân phận hẩm hiu​
• ”cái” suồng sã​, tầm thường
• ”hồng nhan” trang trọng​
● "Với nước non” gợi cốt cách cứng cỏi, tư thế kiêu hãnh của người phụ nữ
● Là một người phụ nữ có nhan sắc nhưng lại được miêu tả "trơ với nước non
-> đau buồn nhiều nỗi, nét mặt trơ ra trước cảnh vật, trước cuộc đời, tựa như mất hết cảm giác -> nỗi đau buồn đã đến cực độ​
●Trước cuộc đời rộng lớn, người phụ nữ đó nhận ra thân phận của mình nhỏ bé, lẻ loi, đơn chiếc.
I) HAI CÂU THỰC: Nỗi xót xa, nỗi đau thân phận của người phụ nữ
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
● Ngồi một mình trong nỗi cô đơn, nhân vật trữ tình tìm đến rượu để giải sầu


● cụm từ ‘say lại tỉnh’: tạo nên một vòng luẩn quẩn không lối thoát.
mượn rượu để quên sự đời, tủi hổ, bẽ bàng nhưng hơi rượu không thể xua tan đi nỗi đau thân phận
uống rồi say -> say rồi tỉnh -> tỉnh rồi đau -> đau rồi lại uống …
● hương đưa: hướng đến vầng trăng mong tìm thấy một người bạn tri ân giữa đất trời
chén rượu: nỗi đau buồn chồng chất -> tìm đến rượu để mong có sự khuây khỏa
Tìm đến men rượu để lãng quên đi thực tại nhưng khi tỉnh lại chỉ thấy nỗi đắng cay ê chề . Men rượu như một chất xúc tác kỳ lại khiến cho nỗi niềm ấy càng thêm đau đớn gấp bội phần.
I) HAI CÂU THỰC: Nỗi xót xa, nỗi đau thân phận của người phụ nữ
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
• Câu "Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn" trước hết là ngoại cảnh, sau cũng tâm cảnh bởi nó bộc lộ được cảm xúc của nhà thơ -> tạo nên cái sự đồng nhất giữa trăng và người.
câu thơ thứ 4 đã thể hiện rõ nỗi đau tột cùng của nhân vật trữ tình bởi tuân xuân sắp qua đi mà nhân duyên chưa chọn vẹn
=> càng khát khao hạnh phúc, tình yêu thì lại càng đau đớn tuyệt vọng hơn. Hình ảnh thơ tuy đẹp nhưng gợi lên một nỗi buồn mênh mang về thân phận người phụ nữ, tự xót thương cho chính mình
• "Vầng trăng bóng xế" có nghĩa là trăng đêm đã sắp tàn => tuổi xuân đã sắp trôi qua
• "khuyết chưa tròn", tình duyên vẫn chưa trọn vẹn, còn lắm lận đận, truân chuyên => sự muộn màng dang dở
I) HAI CÂU LUẬN: Nỗi niềm phẫn uất, sự phản kháng của người phụ nữ
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.
• Sự phẫn uất, bực bội của nhân vật trữ tình thể hiện qua những hình ảnh thiên nhiên:
đám rêu, hòn đá : để chỉ những vật vô tri, nhỏ bé; hay chính là thân phận người phụ nữ tuy yếu mềm, tầm thường, vô dụng trong xã hội ‘trọng nam khinh nữ’ nhưng vẫn ngoan cường nỗ lực, thử thách số phận, phản kháng mạnh mẽ.
• Nghệ thuật đảo ngữ + động từ mạnh (xiên,đâm) với các bổ ngữ độc đáo (ngang,toạc) -> thể hiện rất rõ sự bướng bỉnh, phẫn uất và ngang ngạnh
 Cho thấy đá và rêu như đang oán hờn, đấu tranh một cách quyết liệt với tạo hóa.
hai câu thơ tưởng chừng đơn giản nhưng lại là những câu thơ tả cảnh ngụ tình, trước là nỗi tức giận, phẫn uất, sau là cái khao khát mãnh liệt được thoát ra khỏi sự chèn ép của chế độ phong kiến để được tự do, được sống, được hạnh phúc.
⇒ Sự phản kháng của thiên nhiên hay cũng chính là sự phản kháng của con người

I) HAI CÂU LUẬN: Nỗi niềm phẫn uất, sự phản kháng của người phụ nữ
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.
Đó chính là khao khát của Hồ Xuân Hương. Cuộc đời có bi quan bao nhiêu nhưng bà cũng không nhìn đời bằng hai con mắt bi quan. Thiên nhiên còn tồn tại, mạnh mẽ, tràn đầy sức sống như vậy huống chi là con người. Con người không thể không dũng cảm đối mặt với cuộc sống.
I) HAI CÂU KẾT: Người phụ nữ quay trở lại với tâm trạng chán chường, cố phản kháng lại chuốc thêm đau buồn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con.
Câu 1: “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại”
• “ngán”: sự chán ngán, bất mãn với nỗi đời éo le, với vòng xoáy của số phận
• Điệp từ “xuân”: với 2 ý nghĩa khác nhau, vừa là mùa xuân, vừa là tuổi xuân
Mùa xuân qua rồi sẽ trở lại với nhịp tuần hoàn, với thiên nhiên muôn nghìn cây cỏ hoa lá
Còn tuổi xuân của con người đã qua thì không bao giờ trở lại.
• Hai từ “lại lại” trong cụm “xuân lại lại” cũng mang 2 ý nghĩa khác nhau:
Từ “lại” thứ nhất là thêm một lần nữa, diễn tả sự tuần hoàn lặp lại
Từ “lại” thứ hai là diễn tả sự trở lại
 vòng tuần hoàn của thời gian vô tận, quy luật khắc nhiệt của tạo hoá. Người phụ nữ ngán ngẩm lẽ đời éo le khiến bản thân phải chịu số phận hẩm hiu, sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân.
 diễn tả sự ngao ngán trước sự trôi chảy tàn nhẫn của thời gian.
I) HAI CÂU KẾT: Người phụ nữ quay trở lại với tâm trạng chán chường, cố phản kháng lại chuốc thêm đau buồn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con.
Câu 2: “Mảnh tình san sẻ tí con con”  
• Đời người hữu hạn, tuổi xuân ngắn ngủi mà cơ hội có hạnh phúc lại quá mong manh • “Mảnh tình”: tình yêu mỏng manh nhỏ bé, 1 tình yêu không trọn vẹn
“Mảnh tình san sẻ”: mảnh tình vốn dĩ không được trọn vẹn nhưng ở đây vẫn phải san sẻ  làm tăng nỗi chua xót ngậm ngùi
• “tí con con”: hai tính từ “tí ”, “con con” được đặt cạnh nhau nhằm nổi bật sự nhỏ bé, hèn mọn.
 Mảnh tình vốn không trọn vẹn nay phải san sẻ ra để cuối cùng trở thành tí con con -> cho thấy số phận éo le, xót xa, tội nghiệp, ngang trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
 Ẩn sâu trong những dòng thơ này là niềm khát khao hạnh phúc tình yêu – một tình yêu nồng thắm, một hạnh phúc trọn vẹn đủ đầy.
I) HAI CÂU KẾT: Người phụ nữ quay trở lại với tâm trạng chán chường, cố phản kháng lại chuốc thêm đau buồn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con.
Câu thơ in đậm dấu ấn tâm trạng nhà thơ – Hồ Xuân Hương là người phụ nữ xinh đẹp tài hoa – nhưng lỡ làng duyên phận, từng chịu cảnh làm lẽ – thấm thía hơn ai hết nỗi cay đắng bẽ bàng hờn tủi của cảnh ngộ mảnh tình san sẻ…
Tóm lại: 2 câu kết là nỗi lòng người phụ nữa vừa đau buồn vừa thách thức duyên phận, dù cố gắng vẫn không thoát ra khỏi nỗi bi kịch của nàng.

Với tài năng độc đáo của ‘Bà chúa thơ Nôm’ trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng, Tự tình (bài II) thể hiện tâm trạng của người phụ nữ: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận hẩm hiu, nỗi cô đơn, cố gắng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Không chỉ đồng cảm mà đây còn là một một tiếng nói phê phán xã hội phong kiến đương thời cướp mất quyền sống, quyền hạnh phúc của con người, đặc biệt là người phụ nữ.
Tổng kết
nguon VI OLET