Tuần 2- Tiết: 5.
TỰ TÌNH II (Hồ Xuân Hương )
 
Sự phát triển rực rỡ của nền VHTĐVN gắn liền những tên tuổi nhà văn, nhà thơ tài hoa. Thật thiếu sót lớn nếu không nhắc đến cái tên: Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong lịch sử văn học dân tộc. Đối với người Việt Nam, tên tuổi của Hồ Xuân Hương quen thuộc không kém bất cứ một nhà thơ nào. Bà được mệnh danh là “Chúa thơ Nôm" .
Hồ Xuân Hương là nhà thơ Nôm nổi tiếng. Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam, “là nhà thơ độc đáo có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc”.
Là một phụ nữ tài hoa có cá tính mạnh mẽ nhưng đời tư lại có nhiều bất hạnh.
Hôm nay, để các em hiểu thêm nữ thi HXH về tài hoa, về cuộc đời và cá tính mạnh mẽ của một nữ thi sĩ độc đáo ở thế kỉ XVIII qua Bài thơ TỰ TÌNH 2


GiỚI THIỆU BÀI HỌC
Tuần 2- Tiết: 5.
TỰ TÌNH II (Hồ Xuân Hương )
 
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
TỰ TÌNH II ( HỒ XUÂN HƯƠNG)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Phát triển năng lưc.
Năng lưc chung: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác, sáng tạo
Năng lực đặc thù.
Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương
Thấy được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của HXH
Đọc-hiểu, phân tích thơ trữ tình, cảm thụ
2. Phẩm chất chủ yếu:
Tấm lòng nhân ái: Trân trọng, thấu hiểu người phụ nữ. Sống biết vươn lên.
Hoạt động 1: khởi động – kiến thức nền
Hoạt đông 2 : khám phá tri thức.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
2. Tác Phẩm
II. Đọc – hiểu văn bản.
1 . Hai câu đề
2. Hai câu thực
3. Hai câu luận
4. Hai câu kết
Hoạt động 3: luyện tập
Hoạt động 4: vận dụng
TỰ TÌNH II ( HỒ XUÂN HƯƠNG)
Hồ Xuân Hương là tượng đài bất tử của thơ Việt
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG- TRẢI NGHIỆM NỀN
Số phận người phụ nữ trong xhpk?
Kể tên một số nữ thi sĩ VHTĐVN?
Vị trị HXH trong nền VHTĐVN?
Phong cách sáng tác của HXH?
Số phận người phụ nữ trong xhpk?
Từ việc tìm hiểu thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, ta thấy họ có thể làm được nhiều việc lớn cho đất nước xã hội.
Nhìn vào lịch sử ta vẫn còn thấy những chiến công, sự hi sinh anh dũng của biết bao nữ anh hùng. Nhưng trong quan niệm Nho giáo, xã hội lại không đề cao vai trò của người phụ nữ.
Họ sống chỉ như cái bóng bên cạnh người đàn ông. Dù tài sắc đến đâu, dù thông minh đến đâu thì họ cũng không có cơ hội phát huy, bởi “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô”. 
Từ tư tưởng “nam tôn nữ ti” dẫn đến nhiều bi kịch nối tiếp của thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Sự bất công lên đến đỉnh điểm khi người phụ nữ không có quyền tự chủ đối với cuộc đời mình.
Họ không có quyền định đoạt làm chủ cuộc đời mình ngay cả hạnh phúc cả đời người – tình yêu và hôn nhân họ cũng không được quyết định. Đó là lời hát than thân của người phụ nữ trong ca dao
HỒ XUÂN HƯƠNG
BÀ HUYỆN THANH QUAN (NGUYỄN THỊ HINH)
ĐOÀN THỊ ĐiỂM (3 bông hoa tỏa ngát huong sắc – 300 năm)
- Hồ Xuân Hương đạt được thành tựu to lớn trên con đường sáng tác thi ca của mình. Là một trong những gương mặt nổi bật trên văn đàn Việt Nam, đã đóng góp thêm cho nền VHTĐVN những sắc thái mới, độc đáo, kì lạ, với tư tưởng mới mẻ và lối làm thơ phá cách, các tác phẩm của bà đã đem lại nhiều giá trị về việc nghiên cứu cho giới phê bình.
- Bà đưa thể thơ Nôm một bước phát triển.
Bà cũng là nhà thơ tiên phong cất lên tiếng nói bênh vực phụ nữ, phê phán lễ giáo pk bất công với phụ nữ.

đề tài
nội dung: phụ nữ + cái tôi cá nhân
ngôn ngữ
thể thơ
giọng thơ
Khởi động 2: khám phá kiền thức
Tuần 2- Tiết: 5.
TỰ TÌNH II (Hồ Xuân Hương )
 
I.Tìm hiểu chung
1. Tác giả: sgk/18
Tuần 2- Tiết: 5.
TỰ TÌNH II (Hồ Xuân Hương )
 













I.Tìm hiểu chung
1. Tác giả: sgk/18
- HXH là thiên tài kì nữ nhưng cuộc đời gặp nhiều bất hạnh.
- Thơ HXH là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian từ đề tài,cảm hứng ngôn từ và hình tượng.

Giới thiệu về cuộc đời của HXH?
TỰ TÌNH II ( HỒ XUÂN HƯƠNG)
Khóc Tổng Cóc
Tác giả: Hồ Xuân Hương
Hỡi chàng ôi hỡi chàng ôi,
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé,
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.
Khóc Ông Phủ Vĩnh Tuờng
Tác giả: Hồ Xuân Hương
Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ôi!
Cái nợ ba sinh đã trả rồi
Chôn chặt văn chương ba tấc đất
Tung hê hồ thỉ bốn phương trời.
Cán cân tạo hoá rơi đâu mất?
Miệng túi tàn khôn khép lại rồi.
Hăm bảy tháng trời đà mấy chốc.
Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ôi!


2. Sự nghiệp sáng tác:
- Sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm nhưng thành công ở chữ Nôm.
→ được mệnh danh là “ bà chúa thơ Nôm”.
- Bài thơ “Tự tình II” nằm trong chùm thơ tự tình gồm 3 bài của Hồ Xuân Hương.
3. Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.
4. Giải thích nhan đề: tự tình
5. Bố cục: đề - thực- luận – kết

Thành tựu trong sự nghiệp sáng tác của HXH được đánh giá qua những tâp thơ và tác phẩm nào?
Tự tình II



Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!


II. ĐỌC – HiỂU VĂN BẢN


1.Hai câu đề: Nỗi cô đơn bẽ bàng
Đêm khuya/ văng vẳng/ trống canh/ dồn
Trơ/ cái hồng nhan/ với/ nước non.
a) Hoàn cảnh nhà thơ bôc bạch tâm tình.
- Thời gian: đêm khuya.
- Không gian vắng vẻ với bước đi dồn dập của thờigian.
- Âm thanh: “ văng vẳng tiếng trống canh”
-> Gợi tả tiếng trống điểm hết canh nghe từ xa vọng lại, rất nhanh và gấp gáp -> nhà thơ cảm thấy bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời trong tâm trạng.
Đây là hoàn cảnh đặt biệt để nhà thơ có điều kiện đối diện với chính mình và tự bộc bạch nỗi lòng một cách sâu sắc.






Tâm trạng của nhân vật trữ tình được bộc bạch trong hoàn cảnh như thế nào?
Hoàn cảnh có tác động đến tâm trạng của nhân vât trữ tình không ?
Khi đọc qua 2 câu đề , em nhận biết từ ngữ nào gợi tả cảnh vật thiên nhiên?
b) Hình ảnh con người.
- Động từ “trơ” đặt ở đầu câu gợi ra nhiều sắc thái ý nghĩa:
+ Diễn tả sự trơ trọi, cô đơn sự tủi hổ bẽ bàng, sự dãi dầu của thân phận trước bao nắng mưa của cuộc đời.
+ Đồng thời cũng thể hiện sự thách thức, một bản lĩnh, một cá tính của nhà thơ trước số phận.
Với từ “trơ” Xuân Hương vừa thể hiện nỗi đau, vừa thể hiện bản lĩnh của mình. Đó cũng là dấu hiệu của khát vọng sống có tình yêu xứng đáng.
Từ “cái” đi kèm với từ “hồng nhan” cho thấy nhà thơ cảm nhận sự rẻ rúng của thân phận.

Em có thể phát họa được hình ảnh chân dung và tâm trạng của tác giả trong hai câu đề?
Đêm khuya/ văng vẳng/ trống canh/ dồn
Trơ/ cái hồng nhan/ với/ nước non.
Tìm - ở hai câu đề đã sử dụng biện pháp tu từ rất thành công để nhấn mạnh nỗi cô đơn của tác giả?
Nghệ thuật đối lập:
Cái hồng nhan >< nước non.
(1 cá thể nhỏ bé) >< ( vũ trụ bao la)
Điều này nói lên sự nhỏ bé, cô đơn của thân phận nhà thơ trước cuộc đời đầy sóng gió.
=> Hai câu thơ tạc vào không gian, thời gian cảnh một mình nhà thơ trơ trọi, cô đơn ngồi trong đêm sắp tàn đang đối diện với chính mình. Ko có tri kỉ, chỉ có tạo vật vô tình.


2. Hai câu thực: Tâm trạng của nhà thơ trong hoàn cảnh cô đơn


Chén rượu hương đưa / say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế / khuyết chưa tròn.
- Cụm từ “say lại tỉnh”cũng mang nhiều sắc thái ý nghĩa:
+ Gợi lên cái vòng quẩn quanh, không lối thoát của tâm trạng.
+ Nhà thơ cố tìm đến chén rượu để giải khây nhưng “càng say càng tỉnh” -> Nỗi đau, nỗi cô đơn lại thấu sâu vào lòng.
- Hình ảnh vầng trăng “khuyết chưa tàn” gợi liên tưởng đến chính thân phận của nhà thơ. Tuổi xuân đã trôi qua mà tình duyên ko trọn vẹn, đều dở dang, muộn màng.
Hai câu thơ thấm đượm nỗi chua xót, ngậm ngùi.

Qua 2 câu thực em nhận biết cụm từ nào trực tiếp gợi tả tâm trạng của nhân vật trữ tình ?
Nêu lên sự cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật trữ tình?
Cũng qua 2 câu thực, em xác định cụm từ miêu tả cảnh vât thiên nhiên?
Cảnh vật thiên nhiên được gợi tả như thế nào? Mượn cảnh vật thiên nhiên tác giả bôc bạch nỗi niềm tâm sự mình- em nêu cảm nhận của em về tâm trạng của tác giả

3. Hai câu luận: NỖI NIỀM PHẪN UẤT VÀ SỰ KHAO KHÁT HẠNH PHÚC CỦA NHÀ THƠ

Xiên ngang/ mặt đất/ rêu/ từng đám
Đâm toạc/ chân mây/ đá /mấy hòn.
- Kết cấu đặc biệt và sử dụng những động từ mạnh (đảo ngữ, động từ mạnh)
- Tác dụng:
+ Động từ mạnh: Xiên ngang, đâm toạc -> Tả cảnh thiên nhiên kì lạ phi thường, đầy sức sống, mãnh liệt: Muốn phá phách, tung hoành => cá tính Hồ Xuân Hương: Mạnh mẽ, quyết liệt, tìm mọi cách vượt lên số phận.
+ Phép đảo ngữ và nghệ thuật đối: Sự phẫn uất của thân phận rêu đá, cũng là sự phẫn uất, phản kháng của tâm trạng nhân vật trữ tình.
Hai câu luận hoàn toàn tả cảnh, cảnh vật thiên nhiên được miêu tả độc đáo và kì lạ như thế nào ?
Để miêu tả sức sống mãnh liệt của cảnh vật thiên nhiên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuât nào ?
Đây là môt cách tả cảnh ngụ tình, vây qua hình tượng thiên nhiên , tác giả thể hiện tâm trạng và thái độ của nhà thơ trước số phận như thế nào?
Hình ảnh sự vật thiên nhiên ấy mang nỗi niềm của con người: phẫn uất trước cuộc đời, đồng thời cũng bộc lộ niềm khao khát hạnh phúc đến cháy bỏng.




4. Hai câu kết: TÂM TRẠNG CHÁN CHƯỜNG, BUỒN TỦI, XÓT XA CỦA NHÀ THƠ.

Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.
- Hai câu kết khép lại lời tự tình.
+ Nhà thơ chán ngán khi nhận ra quy luật khắc nghiệt của thời gian -> cứ thêm một lần sự trở lại của mùa xuân là đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân
+ Nỗi đau của con người lâm vào cảnh phải chia sẻ cái không thể chia sẻ:
Mảnh tình - san sẻ - tí - con con.
Câu thơ sử dụng thủ pháp nghệ thuật tăng tiến nhấn mạnh vào sự bé dần của tình duyên
 Hai câu thơ thể hiện cái giận, cái hờn của nhà thơ về duyên phận hẩm hiu của mình.
Qua hai câu kết, từ ngữ nào miêu tả trực tiếp tâm trạng của tác giả? Giải thích.
Trước dòng chảy của thời gian, trước số phận của mình, HXH càng cảm nhận và thấm thía nỗi đau của mình như thế nào?
III/ Tổng kết:

1. Nội dung: Qua bài thơ ta thấy được bản lĩnh HXH được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch: vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát được hạnh phúc.
2. Nghệ thuật:
Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn,t ả cảnh sinh động đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ.
Tự tình I
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.
Trước nghe những tiếng thêm rầu rỉ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!
Tự Tình III
Chiếc bánh buồn vì phận nổi nênh, 
Giữa dòng ngao ngán nỗi lêng đênh. 
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng, 
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến, 
Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh. 
Ấy ai thăm ván cam lòng vậy, 
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh
nguon VI OLET