CHÀO MỪNG CÁC EM
ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY
GVBM: Phùng Thị Thanh Thúy
Hồ Xuân Hương
Tự tình
Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Cảm nhận được tâm trạng buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
- Thấy được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của Hồ Xuân Hương.
Kĩ năng:
Biết cách đọc hiểu bài thơ Đường luật.
Thái độ:
Trân trọng, khâm phục bản lĩnh, tài năng của Hồ Xuân Hương
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
a. Cuộc đời
- Sống vào khoảng nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX.
– Quê quán: Quỳnh Đôi - Quỳnh Lưu - Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở Hà thành.
- Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo.
- Là người đa tài đa tình phóng túng giao thiệp với nhiều văn nhân tài tử. Cuộc đời, tình duyên của Hồ Xuân Hương nhiều éo le ngang trái.
b. Sáng tác: Chữ Nôm và chữ Hán.
c. Vị trí:
- Là nhà thơ nữ hết sức độc đáo.
- Là người có công Việt hoá thơ Đường  “Bà chúa thơ Nôm”.
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con.
Hồ Xuân Hương
Tự Tình (Bài II)
2. Bài thơ:
a. Xuất xứ: (SGK)
b. Thể loại: Thơ Nôm Đường luật
Đêm khuya -> thời gian -> trống vắng
Văng vẳng -> từ láy: âm thanh -> tĩnh mịch
Trống canh dồn -> thôi thúc
=> Không gian thời gian nghệ thuật đặc sắc gợi bước đi gấp gáp, thôi thúc vô tình của thời gian, sự cô đơn, rối bời vô vọng của nhân vật trữ tình.
Từ “trơ” gợi sự trơ trọi, lẻ loi cô đơn
Cái +hồng nhan -> kết hợp từ -> sự tủi hổ bẽ bàng
- Nước non -> không gian rộng lớn mênh mông -> cuộc đời.
- Trơ + nước non -> sự bền gan , thách thức
- Nghệ thuật đảo ngữ + tiểu đối+ nhịp thơ1/3/3.
=> Tâm trạng của chủ thể trữ tình đó là nỗi cô đơn trống vắng, đầy thách thức giữa cuộc đời.
1.Hai câu đề:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
2. Hai câu thực
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Từ ngữ, hình ảnh:
chén rượu - say lại tỉnh.
vầng trăng - bóng xế - khuyết chưa tròn => hình ảnh ẩn dụ=>sự dở dang muộn màng.
=> Nỗi đau thân phận Hồ Xuận Hương -> bi kịch của chủ thể trữ tình.

3. Hai câu luận:
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
- Hình ảnh thiên nhiên: rêu, mây, đá
- Từ ngữ: động từ mạnh(đâm, xiên)+ bổ ngữ (ngang, toạc)
- Biện pháp nghê thuật: đảo ngữ
=> Nổi bật sự phẫn uất, phản kháng, vùng lên của thân phận -> bản lĩnh mãnh mẽ không chấp nhận hoàn cảnh, số phận.
d. Hai câu kết:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”.
-Từ ngữ: ngán, xuân, lại lại; mảnh tình, san sẻ, tí con con
- Nghệ thuật: điệp từ: (xuân, lại lại); tăng tiến (mảnh tình – san sẻ - tí con con)
Cách ngắt nhịp: 2/ 2/1/ 2( câu cuối)
=>Tâm trạng chán chường buồn tủi của một người gặp nhiều trăc trở éo le trong tình duyên.
III. TỔNG KẾT
- Nội dung:
+ Bi kịch, khát vọng sống, hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
+ Ý nghĩa nhân văn: Trong buồn tủi người phụ nữ gắng vượt lên trên số phận nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch. Lên án xã hội phong kiến.
Nghệ thuật:
+Từ ngữ giản dị, đặc sắc.
+ Hình ảnh giàu sức gợi cảm để diễn tả các biểu hiện tinh tế, phong phú của tâm trạng.
Củng cố
Lời bày tỏ của Hồ Xuân Hương

Nỗi cô đơn trống vắng


Nỗi đau duyên phận
Nỗi phẫn uất,phản kháng
Ý thức về duyên phận
Bản lĩnh – cái tôi trữ tình Hồ Xuân Hương
nguon VI OLET