Chủ đề tích hợp:


TỰ TÌNH (II)


- HỒ XUÂN HƯƠNG -
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Quê quán: Nghệ An. Sống chủ yếu ở Thăng Long.
Hồ Xuân Hương (1772 - 1822)
- Là một “thiên tài kì nữ”, cuộc đời tình duyên bất hạnh, éo le, ngang trái.
- Được mệnh danh “Bà chúa thơ Nôm”.
- Tác phẩm thể hiện lòng cảm thông, khẳng định vẻ đẹp và khát vọng của người phụ nữ; thơ HXH là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian.
c. Chủ đề: tâm trạng buồn tủi, phẫn uất và khát vọng hạnh phúc cá nhân của HXH.
2. Tác phẩm:

Nằm trong chùm thơ “Tự tình” gồm 3 bài
Thất ngôn bát cú Đường luật
d. Bố cục: 4 phần
a. Xuất xứ:
b. Thể loại
TỰ TÌNH (BÀI II)
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
- Hồ Xuân Hương -
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Hai câu đề: Tâm trạng buồn tủi, xót xa.
“ Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

- Thời gian “đêm khuya”: từ đêm trở về sáng, là khoảng thời gian tự đối diện với chính mình.
- Âm thanh “trống canh dồn”: tiếng trống gấp gáp liên hồi → vừa thể hiện bước đi dồn dập của thời gian vừa là sự rối bời của tâm trạng.
- Từ láy tượng thanh “văng vẳng” âm thanh từ xa vọng lại → lấy động tả tĩnh, không gian : buồn, vắng, mênh mông
- Biện pháp đảo ngữ “trơ”: sự lẻ loi, cô đơn, trơ trọi của người phụ nữ
Trơ cái hồng nhan với nước non
- Phép đối “hồng nhan >< “nước non”: cuộc đời phụ nữ nhỏ bé giữa thế giới rộng lớn.

- “Hồng nhan” chỉ người phụ nữ đẹp nhưng đi liền với từ “cái” gợi sự rẻ rúng, mỉa mai, cho thân phận “Hồng nhan bạc mệnh”.
 nỗi cô đơn buồn tủi và bẽ bàng về duyên phận của nhân vật trữ tình.
2. Hai câu thực: Tình cảnh éo le .
“ Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

- Nữ thi sĩ đã dùng đến rượu để giải khuây nhưng càng uống lại càng tỉnh → nhận thức được số phận hẩm hiu, tủi nhục của mình
→ Hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa cay đắng.
“Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
- Hình ảnh vầng trăng “bóng xế” (sắp tàn) mà vẫn khuyết
→ chưa tròn tương đồng với thân phận của nữ sĩ : Tuổi xuân qua đi nhưng tình duyên chưa trọn vẹn .
3. Hai câu luận: Tâm trạng phẫn uất .
“ Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn ”.
+ Đảo ngữ + động từ mạnh: “xiên ngang”, “đâm toạc” thể hiện sự vùng vẫy, không cam chịu, muốn thoát khỏi thực tại
- Thiên nhiên căng đầy sức sống, khát vọng vươn lên mạnh mẽ:
Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của người mang sẵn niềm phẫn uất và sự bộc lộ cá tính, bản lĩnh không cam chịu như muốn thách thức số phận của XH  cá tính ngang ngạnh của Hồ Xuân Hương.
4. Hai câu kết: Tâm trạng chán chường, tuyệt vọng
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con
Ngán: chán ngán, ngán ngẩm, chán chường.
- Ẩn dụ: hình ảnh “xuân” Tuổi trẻ của tác giả
→ Ngán ngẩm, chán chường khi mùa xuân trở lại mang theo tuổi xuân ra đi
- Lại :lại 1 : thêm lần nữa, lại 2: sự trở lại .
- Nghệ thuật tăng tiến: mảnh tình - san sẻ - tí - con con.
Mảnh tình san sẻ tí con con
- “Mảnh tình” đã nhỏ bé ,mỏng manh, dễ vỡ, dễ mất đi mà lại còn phải san sẻ cho người khác để cuối cùng chỉ còn lại một “tí con con”
Tâm trạng chán chường buồn tủi mà cháy bỏng khát vọng hạnh phúc cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa
III. TỔNG KẾT
Nghệ thuật:
Sử dụng từ ngữ hình ảnh giản dị, đặc sắc giàu sức biểu cảm
Tả cảnh sinh động
Biện pháp tu từ: đảo ngữ, đối lập, từ láy…
2. Ý nghĩa văn bản: bài thơ vừa nói lên bi kịch, vừa cho thấy bản lĩnh, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Hồ Xuân Hương được biết đến là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ với tiếng nói cảm thương, tiếng nói khẳng định, tiếng nói tự ý thức về bản thân đầy bản lĩnh. “Bà chúa thơ Nôm” có chùm thơ “Tự tình” bao gồm ba bài, là tiếng nói của thân phận, là những khát khao, đau buồn của kiếp người. Trong đó, bài thơ “Tự tình II” đã thể hiện rõ tâm trạng, thái độ của nữ sĩ: vừa buồn đau, vừa phẫn uất trước nghịch cảnh éo le cùng khát vọng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Dẫn VĐNL
Tự tình I
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom.
Oán hận trông ra khắp mọi chòm
Mõ thảm không khua mà cũng cốc
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ
Sau giận vì duyên để mõm mòm
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom.
Tự tình III
Chiếc bách buồn về phận nổi nênh
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh
Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.
Bài học về việc đón nhận thành công luôn thật dễ hiểu và dễ thực hiện. Nhưng đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng. Với tất cả mọi người, thất bại - nhất là thất bại trong cấc mối quan hệ - thường vẫn tạo ra những tổn thương sâu sắc. Điều này càng trở nên nặng nề đối với các bạn trẻ. Nhưng bạn có biết rằng tất cả chúng ta đều có quyền được khóc? Vậy nên nếu bạn đang cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng thì hãy cho phép mình được khóc. Hãy để những giọt nước mắt ấm nồng xoa dịu trái tim đang thổn thức của bạn. Và hãy tin rằng ở đâu đó, có một người nào đó vẫn đang sẵn lòng kề vai cho bạn tựa, muốn được ôm bạn vào lòng và lau khô những giọt nước mắt của bạn... Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa... Vì thế, hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin.
(Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 - Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2012, tr.02)
Câu 1: (1.0 đ) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2: (1.0 đ) Theo tác giả, điều gì có thể giúp con người đứng lên sau thất bại?
Câu 3: (2.0 đ) Anh/ chị hiểu như thế nào về câu nói: Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa…
Câu 4: (6.0 đ) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của bản thân về cách ứng xử của bản thân khi gặp thất bại trong cuộc sống.
nguon VI OLET