Từ khóa: Là một từ gồm 11 chữ cái
1
Hình ảnh người phụ nữ với số phận ba chìm bảy nổi xuất hiện trong bài thơ nào?
2
Điền từ còn thiếu vào bài thơ sau
Thân em như ….. Trên cây
Vỏ nó sù sì múi nó dày
Quân tử có thương thì đóng cọc
Xin đừng mân mó nhựa ăn tay
3
Là một trong hai bộ phận của văn học viết Việt Nam trung đại ra đời ở thế kỉ XII và đạt đến đỉnh cao giá trị ở thế kỉ XVIII ?
4
Điền từ còn thiếu vào bài thơ sau:
Bác mẹ sinh ra phận …..
Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi
Quân tử có thương thì bóc yếm
Xin đường ngó ngoáy lỗ trôn tôi
5
Nhà thơ nào được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm?
Nhà thơ: HỒ XUÂN HƯƠNG
Tiết 4.
TỰ TÌNH
- Hồ Xuân Hương -
1. Tác giả: Hồ Xuân Hương ( 胡春香)
- HXH là thiên tài kì nữ nhưng cuộc đời gập nhiều bất hạnh.
- Thơ HXH là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian từ đề tài,cảm hứng ngôn từ và hình tượng.
2. Sự nghiệp sáng tác
- Sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm nhưng thành công ở chữ Nôm.
→ được mệnh danh là “ bà chúa thơ Nôm”.
- Bài thơ “Tự tình” nằm trong chùm thơ tự tình gồm 3 bài của Hồ Xuân Hương.
I. Tìm hiểu chung
Hai câu đề
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
Thời gian :
Không gian:
Nghệ thuật đối lập:
Cảm nhận về con người được đề cập trong 2 câu thơ
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Hai câu đề
- Thời gian : đêm khuya
- Không gian vắng vẻ với bước đi dồn dập của thời gian “ tiếng trống canh dồn
→ Tâm trạng cô đơn, tủi hổ của Hồ Xuân Hương.
- Nghệ thuật đối lập:
Cái hồng nhan >< nước non.
Cái – hồng nhan, từ “ trơ”
 Cách dùng từ: Cụ thể hóa, đồ vật hóa, rẻ rúng hóa cuộc đời của chính mình.
 Câu thơ ngắt làm 3 như một sự chì chiết, bẽ bàng, buồn bực. Cái hồng nhan ấy không được quân tử yêu thương mà lại vô duyên, vô nghĩa, trơ lì ra với nước non.
=> Hai câu thơ tạc vào không gian, thời gian hình tượng một người đàn bà trầm uất, đang đối diện với chính mình.
II. Đọc – hiểu văn bản
II. Đọc – hiểu văn bản
2. Hai câu thực
- “ say lại tỉnh “gợi lên cái vòng quẩn quanh, tình duyên trở thành trò đùa của con tạo, càng say càng tỉnh càng cảm nhận nỗi đau của thân phận
Uống rượu mong giải sầu nhưng (Say lại tỉnh). tỉnh càng buồn hơn.
Hình ảnh người phụ nữ uống rượu một mình giữa đêm trăng, rồi sững sờ phát hiện ra rằng trong cuộc đời mình không viên mãn, đều dang dở, muộn màng.
+ Vầng trăng: tình duyên, cuộc đời
+ Xế bóng: tuổi không còn trẻ
+ Khuyết chưa tròn: nhấn mạnh sự không trọn vẹn
tuổi xuân đã qua mà tình duyên chưa trọn vẹn.
II. Đọc – hiểu văn bản
3. Hai câu luận
- Động từ mạnh: Xiên ngang, đâm toạc-> Tả cảnh thiên nhiên đầy sức sống: Mạnh mẽ, quyết liệt, tìm mọi cách vượt lên số phận cá tính Hồ Xuân Hương.
- Phép đảo ngữ (đá mấy hòn, rêu từng đám) và nghệ thuật đối: Sự phẫn uất của thân phận rêu đá, cũng là sự phẫn uất, phản kháng của tâm trạng nhân vật trữ tình.
II. Đọc – hiểu văn bản
4. Hai câu kết
Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.
- Hai câu kết khép lại lời tự tình là:
Nỗi đau về thân phận lẽ mọn, ngán ngẩm về tuổi xuân qua đi không trở lại, nhưng mùa xuân của đất trời vẫn cứ tuần hoàn.
 Nỗi đau của người phụ nữ khi lâm vào cảnh phải sẻ chia cái không thể chia sẻ: tình yêu
Mảnh tình - san sẻ - tí - con con.
- Nghệ thuật tăng tiến (giảm dần): Câu thơ nát vụn ra, vật vã đến nhức nhối vì cái duyên tình hẩm hiu, lận đận của nhà thơ. Càng gắng gượng vươn lên càng rơi vào bi kịch.
III. Tổng kết
- Nội dung : Qua bài thơ ta thấy được bản lĩnh HXH được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch: vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát được hạnh phúc.
- Nghệ thuật : Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn, tả cảnh sinh động đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ.
Luyện tập
Đọc bài thơ Tự tình II:
1/ Xác định mạch cảm xúc của bài thơ?
2/ Em hiểu từ hồng nhan là gì ? Ghi lại 2 thành ngữ có từ hồng nhan.
3/Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ là gì ?
Luyện tập
1/ Mạch cảm xúc của bài thơ : Cô đơn- buồn chán- thách thức duyên phận-phẫn uất. Phản kháng- chán ngán, chấp nhận.
2/ Hồng nhan là nhan sắc người phụ nữ đẹp thường đi với đa truân hay bạc mệnh.
Hai thành ngữ có từ hồng nhan : hồng nhan đa truân ; hồng nhan bạc mệnh.
3/ Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ : Nhà thơ đã Việt hóa thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật: cách dùng từ giản dị, dân dã, ý thức sử dụng sáng tạo các thành ngữ, tục ngữ, lối đảo từ, điệp từ, dùng từ mạnh.
nguon VI OLET