NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG
QUÝ THẦY/CÔ ĐẾN DỰ GIỜ THĂM LỚP 11A3






Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...


Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
ÔNG ĐỒ
Vũ Đình Liên

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao

Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.


Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế
MÙA XUÂN NHO NHỎ
Thanh Hải

Tiết 92 – 93:
VỘI VÀNG
CẤU TRÚC BÀI
VỘI VÀNG
I/ TÌM HIỂU CHUNG
1/ Tác giả
2/ Tác phẩm
II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN
1/ Đoạn 1: Tình yêu tha thiết với thiên đường nơi trần thế.
2/ Đoạn 2: Sự cảm nhận mới mẻ về thời gian của Xuân Diệu.
I/ TÌM HIỂU CHUNG:
1/ Tác giả:
- Xuân Diệu (1916-1985), là “ nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” ( Hoài Thanh)
- Là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ, yêu cuộc sống tha thiết, khao khát được giao cảm với đời.
- Ông là nhà thơ lớn, nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và sự nghiệp văn học phong phú.
Xuân Diệu
Xuân Diệu và Bạch Diệp- người vợ duy nhất
CÁC TÁC PHẨM CHÍNH
I/ TÌM HIỂU CHUNG:
2/ Tác phẩm:
Xuất xứ: “ Vội vàng” được in trong tập “Thơ thơ” (1938), là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.
- Bố cục: gồm ba đoạn.
+ Đoạn một (13 câu đầu): Tình yêu tha thiết với thiên đường nơi trần thế.
+ Đoạn hai (câu 14 đến câu 29): Cảm nhận mới mẻ về thời gian của Xuân Diệu.
+ Đoạn ba (còn lại): Lời giục giã sống vội vàng, cuống quýt để tận hưởng những giây phút tuổi xuân của mình giữa mùa xuân của cuộc đời, của vũ trụ
II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1/ Đoạn 1:Tình yêu tha thiết với thiên đường nơi trần thế:
- Bốn câu thơ đầu: Khát vọng kì lạ của nhà thơ


Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
1/ Đoạn 1:Tình yêu tha thiết với thiên đường nơi trần thế:
- Chín câu thơ tiếp theo:Cảm nhận thiên đường trên mặt đất.

 

Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
Thiên nhiên tràn ngập xuân tình
Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
Thiên nhiên tràn ngập xuân tình
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Thiên nhiên tràn ngập xuân tình
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Thiên nhiên tràn ngập xuân tình
Của yến anh này đây khúc tình si.
Thiên nhiên tràn ngập xuân tình
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
2/ Đoạn 2: Sự cảm nhận mới mẻ về thời gian của Xuân Diệu:
 

Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt...
Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa...

QUAN NIỆM VỀ THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Trích từ tập “ Gửi hương cho gió”.
Trích từ tập “ Trường ca”.
Trích từ tập “ Phấn thông vàng”
Trích từ tập “ Thơ thơ”.
Câu 1: Hãy cho biết xuất xứ của bài thơ “ Vội vàng”?
Câu 2: Xuân Diệu muốn “ tắt nắng”,
“ buộc gió” để làm gì?
A. Giữ cái đẹp không bị tàn phai.
B. Giữ hương vị và màu sắc của cái đẹp không bị tàn phai.
C. Nắm giữ quyền lực của tạo hóa để giữ mãi hương sắc của thời tươi.
D. Giữ cái đẹp sẽ được mãi mãi.
Câu 3: Bức tranh thiên nhiên nơi thiên đường trần thế được nhà thơ gợi lên với vẻ đẹp nào?
A. Vẻ đẹp giản dị, tươi tắn.
B. Vẻ đẹp vừa gần gũi, thân quen, vừa mượt mà, đầy sức sống.
C. Vẻ đẹp lộng lẫy, hoành tráng.
D. Vẻ đẹp cổ điển, trang nhã.
Câu 4: Câu thơ "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần" cho thấy quan niệm thẩm mĩ mới của Xuân Diệu như thế nào ?
A. Coi thiên nhiên là chuẩn mực của mọi vẻ đẹp trên cõi thế.
B. Coi con người là chuẩn mực cho mọi cái đẹp trong tự nhiên.
C. Coi chuẩn mực của cái đẹp nằm trong quá khứ.
D. Coi chuẩn mực của cái đẹp nằm ở cõi siêu hình.
Câu 5: Xuân Diệu quan niệm như thế nào về thời gian ?
A. Thời gian tuần hoàn
B. Thời gian tạo nên sự lớn lên của vạn vật.
C. Thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại.
D.Thời gian trôi qua chậm chạp.
Câu 5: Cách cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu giúp ta rút ra được điều gì có ý nghĩa đối với tuổi trẻ?
A. Có ý thức sâu xa về giá trị của sự sống cá thể.
B. Ý thức được rằng mỗi khoảnh khắc thời gian của sự sống đều rất đáng trân trọng.
C. Thời gian đã mất đi, không thể nào tìm lại được, vì thế phải sống có ý nghĩa.
D. Phải biết quý trọng thời gian ngắn ngủi của tuổi trẻ để sống có ý nghĩa.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi…”
(Vội vàng –Xuân Diệu)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?
Câu 2: Đoạn thơ thể hiện ước muốn gì của tác giả? Lí giải vì sao tác giả lại có ước muốn kỳ lạ đó?
Câu 3: Hình ảnh “hoa lá, ong bướm, đồng nội, cành tơ, yến anh” thể hiện vẻ đẹp gì? Nêu cảm nhận về vẻ đẹp đó?
Câu 4: Từ cách sống “Vội vàng” của Xuân Diệu, anh (chị) có suy nghĩ gì về tuổi trẻ của mình hiện tại?
+ Câu 1: Phương thức biểu cảm.
+ Câu 2: Đoạn thơ thể hiện ước muốn táo bạo của tác giả là tắt nắng và buộc gió. Bởi vì, Xuân Diệu muốn nắm giữ quyền lực của tạo hóa để giữ mãi hương sắc của cuộc sống thể hiện niềm say đắm với hương sắc của cuộc đời nên luôn muốn nâng niu, trân trọng.
ĐÁP ÁN:
+ Câu 3: Hình ảnh “hoa lá, ong bướm, đồng nội, cành tơ, yến anh” thể hiện vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa xuân. Xuân Diệu nhìn thiên nhiên qua lăng kính của tình yêu, qua cặp mắt của tuổi trẻ, bằng ánh mắt chiêm ngưỡng yêu đương, được cảm nhận bằng trái tim mê đắm và nhất là bằng khát khao được sở hữu, chiêm ngưỡng, tận hưởng, chiếm lĩnh. Với các hình ảnh đó, Xuân Diệu dẫn người đọc vào một khu vườn mùa xuân không chỉ chan chứa xuân sắc mà còn chan chứa xuân tình.
+ Câu 4: Tuổi trẻ phải biết quý trọng thời gian ngắn ngủi của tuổi trẻ để sống có ý nghĩa, không ngừng học tập , rèn luyện trải nghiệm cuộc sống để tận hưởng niềm vui của cuộc đời ý nghĩa. Bên cạnh đó, không ít bạn trẻ không ý thức được sự quý giá của thời gian, tuổi trẻ mà lựa chọn cho mình lối sống buông thả, vô trách nhiệm, sống gấp, sống vội đẻ hưởng thụ, làm những việc vô bổ, thay vì cống hiến, trải nghiệm; một bộ phận khác thì thờ ơ, vô trách nhiệm với cuộc sống của chính mình, để cuộc sống của mình cứ lặng lẽ trôi theo mỗi ngày dài một cách vô nghĩa.
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN!
nguon VI OLET