Huy C?n
TRÀNG GIANG
1. Tác giả Huy Cận:
( 1919 – 2005 )
-Tên khai sinh là Cù Huy Cận
- Xuất than trong gia đình nhà nho nghèo tại làng Ân Phú, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
- Học trung học ở Huế, học cao đẳng canh nông ở Hà Nội.
Là một trong những tác giả tiêu biểu của phong trào thơ mới. Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, đậm chất triết lí
+ Trước CMTT: thơ Huy Cận thấm đẫm một nỗi buồn. Nhà thơ thường khắc hoạ những cảnh lụi tàn, bơ vơ, hoang vắng, chia lìa
+ Sau Cách mạng tháng Tám: Huy Cận sáng tác dồi dào & có nhiều đổi mới, tìm thấy sự hoà điệu giữa con người và xã hội.
I.TÌM HIỂU TIỂU DẪN
Chân dung của Huy Cận theo thời gian
2. Bài thơ Tràng Giang:
a.Xuất xứ” In trong tập “Lửa thiêng”, tập thơ đầu tay tiêu biểu cho hồn thơ HC trước CMTT
b.Hoàn cảnh sáng tác : Theo tác giả, bài thơ được viết vào một buổi chiều mùa thu năm 1939 , khi tác giả đứng ở bờ Nam bến Chèm nhìn cảnh sông Hồng mênh mông sóng nước.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc.
Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
- Thể thơ: Thể thơ thất ngôn
- Bố cục: 4 phần <-> 4 khổ thơ.
+ Khổ 1: cảnh sóng gợn-> buồn điệp điệp
+ Khổ 2: Cảnh bến vắng nắng chiều bát ngát
+ Khổ 3: Cảnh bến rộng, lặng lẽ hiu quạnh
+ Khổ 4: Cảnh hoàng hôn nhớ nhà
2. Tìm hiểu bài thơ
2.1. Nhan đề và lời đề từ.
Nhan đề:
+ Tràng giang: Hai âm ang -> Khái quát, trang trọng, vừa cổ điển vừa hiện đại, gợi âm hưởng lan toả, ngân vang.
+ Trường giang -> sông dài: Cụ thể, bình thường không gây ấn tượng.
- Lời đề từ: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” Thâu tóm được toàn bộ cái tình (bâng khuâng, thương nhớ ) và cảnh ( trời rộng sông dài ). Cảnh thấm thía mối sầu của một hồn thơ tha thiết tình đời.
2.2. Khổ thơ 1:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng
- Tràng giang: dòng sông rộng lớn, mênh mông.
- Sóng gợn -> buồn điệp điệp: Điệp từ, biện pháp nhân hóa cho ta cảm nhận sóng nhẹ, từng lớp một như lan toả, liên tục, nhiều lần, triền miên không dứt. Sóng mang tâm trạng con người, sóng diễn tả nỗi niềm nhà thơ
- Con thuyền xuôi mái // nước song song: xa cách không gắn bó
- Thuyền về // nước laị sầu trăm ngả: Đối lập, buồn, chia ly, xa cách.
-> Ba câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển, tác giả đã vẽ lên hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi, lênh đênh, trôi dạt trên dòng sông rộng lớn, mênh mông gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa.
- Củi một cành khô >< lạc mấy dòng: NT đối lập, diễn tả kiếp người trôi nổi nhỏ nhoi, lạc lõng, cô đơn, vô định giữa cuộc đời.
-> Câu 4 mang nét hiện đại vời hình ảnh đời thường: thân phận con người nhỏ bé, đơn côi, bơ vơ giữa dòng đời.
2.2. Khổ thơ 1:
=> Cảnh sóng gợn Tràng Giang buồn điện điệp diễn tả tâm trạng buồn, sầu, cô đơn, lẻ loi, lạc lõng của nhân vật trữ tình.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
2.3. Khổ thơ 2 :
- Hình ảnh: Cồn nhỏ lơ thơ
Gió đìu hiu
- Âm thanh: Tiếng làng xa vãn chợ chiều
-> Cảnh vật nhỏ bé, vắng vẻ, đìu hiu hoang sơ, tàn tạ.
Câu 3,4 mở ra không gian 3 chiều với các ĐT , TT đầy sáng tạo và ngược hướng:
+ Nắng xuống>< trời lên -> sâu chót vót-
+ Sông dài // trời rộng -> bến cô liêu.
-> Bức tranh Tràng Giang được mở rộng ở mọi góc độ, được hoàn chỉnh thêm với những chi tiết mới nhưng không làm cho cảnh vật sống động hơn, mà chìm sâu vào tĩnh lặng, cô đơn, hiu quạnh.
=> Con người trở nên nhỏ bé, có phần rợn ngợp trước TN, vũ trụ rộng lớn, vĩnh hằng và cảm thấy lạc loài giữa cái mênh mông của trời đất, cái xa vắng của thời gian ( Hoài Thanh ).
2.4. Khổ thơ 3.
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
- Cảnh cô đơn, buồn, trống vắng được nhấn mạnh hơn bởi hai lần phủ định:
+ không đò
+ không cầu.
-> Không bóng người, không sự giao lưu.
+ Hình ảnh bèo dạt: chia lìa, tan tác.
-> gợi hình ảnh con người mất tự do, mất chủ quyền, kiếp sống lưu lạc trên dòng đời, thân phận bèo bọt, vô nghĩa, cô đơn trước đất trời.
=> Bức tranh Tràng Giang được hoàn thiện, cảnh có thêm màu sắc nhưng cũng chỉ buồn hơn, chia lìa hơn bởi không có bóng dáng con người.
- Hình ảnh: Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ
-> Nghệ thuật đối lập gợi ra bức tranh phong cảnh kỳ vĩ, nên thơ
-> Cảnh được gợi lên bởi bút pháp nghệ thuật cổ điển với hình ảnh: mây trắng, cánh chim chiều, đồng thời mang dấu ấn tâm trạng của tác giả
- Hai câu kết:


2.4- Khổ 4
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
+ Dợn dợn: Gợi cảm giác trong tâm trạng, buồn , nhớ quê hương vô hạn,
+ Không khói ...nhớ nhà - nét cổ điển mà hiện đại trong thơ Huy Cận. Câu thơ được gợi ra từ hai câu thơ trong Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu:
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
-> Bộc lộ tấm lòng thương nhớ quê hương tha thiết của Huy Cận.
=> Nhà thơ đã mượn hình ảnh sóng nước để nói về nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết của mình. Nỗi nhớ ấy là tiếng lòng thường trực trong trái tim yêu nước sâu sắc của tác giả.
III. TỔNG KẾT
1. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khát khao hòa nhập với cuộc đời và lòng yêu quê hương đất nước tha thiết của tác giả.
2. Nghệ thuật.
- Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại (sự xuất hiện của những cái tưởng như tầm thường, vô nghĩa và cảm xúc buồn mang dấu ấn cái tôi cá nhân).
- Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm (lơ thơ, đìu hiu, chót vót, ...).
3. Ghi nhí: SGK- tr/ 30.
Company Logo
Luyện tập: Làm nổi bật yếu tố cổ điển và hiện đại trong bài thơ.

www.themegallery.com
Company Logo
3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- Học thuộc bài thơ
- Làm bài tập: Nỗi sầu vời vợi của Tràng giang được gợi lên từ những yếu tố nào? Nỗi buồn của thi nhân trong thời đại cũ có ý nghĩa gì?
- Soạn bài: Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
H: Nêu nội dung chính về cuộc đời, con người và sự nghiệp văn học của HMT ?
H: Nêu cảm nhận vè câu thơ mở đầu bài thơ?
H: Vẻ đẹp của con người thôn Vĩ được nhà thơ khắc hoạ qua chi tiết nào?
H: Mặt chữ điền: con người ngay thẳng, cương trực, phúc hậu, thuỷ chung.
nguon VI OLET