CHIỀU TỐI
(Mộ)
- Hồ Chí Minh -
Màu sắc cổ điển
1. Đề tài: một trong những
thi tài phổ biến của thi ca cổ



2. Hình ảnh thơ:
- Cánh chim: là tín hiệu cho buổi hoàng hôn
- Áng mây : biểu tượng cho không gian cao rộng của bầu trời
- Cảnh núi rừng hoang vu
=> Không gian rừng núi lúc chiều tối âm u, vắng lặng, chứa đựng trong đó bao nỗi niềm của người tù ở nơi đất khách quê người.
3. Bút pháp chấm phá: tả ít gợi nhiều đã làm hiện lên cái hồn của cảnh vật
4. Bút pháp ngụ tình: tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết thường xuất hiện trong các tác phẩm thơ ca trung đại
5. Thể thơ tứ tuyệt: một thể thơ Đường luật, thường xuất hiện trong thơ ca cổ

6. Sử dụng thi pháp cổ: hình ảnh ước lệ quen thuộc, bút pháp chấm phá, lấy ánh sáng miêu tả bóng tối (chữ hồng), lấy điểm vẽ diện, lấy cảnh tả tình,…
7. Thời gian nghệ thuật: buổi chiều tà
8. Nhãn tự “hồng”
YẾU TỐ HIỆN ĐẠI
1. Cánh chim mỏi: đó là cánh chim bay theo nhịp điệu bận rộn, bất tận của cuộc sống.
2. Thiếu nữ xóm núi xay ngô:

+ Hình ảnh lao động, khoẻ khoắn, đầy sức sống.
+ Hình ảnh con người duy nhất trong bài thơ, đồng thời là hình ảnh trung tâm trong bức tranh chiều tối.
+ Toát lên vẻ trẻ trung, khoẻ mạnh của người dân lao động.

YẾU TỐ HIỆN ĐẠI
3. Chòm mây: ẩn dụ cho hình ảnh người tù bị giải đi từ nơi này đến nơi khác chẳng biết đâu là điểm dừng nhưng tinh thần vẫn lạc quan, ung dung, tự tại.
4. Sự vận động của tứ thơ: đi từ ánh sáng đến bóng tối, từ nỗi buồn đến niềm vui.
5. Tâm hồn tư duy: đồng cảm, chia sẻ với muôn loài, đặc biệt là với quần chúng lao khổ.

6. Giọng thơ
khoẻ khoắn, hăng hái
thể hiện một tâm hồn
lạc quan, giàu nghị lực, buồn mà không luỵ, vẫn luôn hành động
và cố gắng.
Thơ Bác không hẳn là thơ xưa vì nó mang hồn thơ của một lí tưởng cách mạng, của một tinh thần thép giàu lòng yêu nước, thương dân. Đó là chỗ khác thơ xưa, đồng thời cũng là chỗ hay hơn thơ xưa của Bác.
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE !
- Thy, Sơn, Thịnh, Trân -
nguon VI OLET