CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY
TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ THU
CHIỀU TỐI
_Hồ Chí Minh_
(Mộ)
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tập Nhật kí trong tù:



-Tháng 8- 1942, với danh hiệu là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh hội và phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Hồ Chí Minh sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của thế giới. Sau nửa tháng đi bộ, vừa đến Túc Vinh, tỉnh Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt mười ba tháng ở tù, tuy bị đày ải vô cùng cực khổ nhưng Hồ Chí Minh vẫn làm thơ. Người sáng tác 134 bài thơ bằng chữ Hán, ghi trong một cuốn sổ tay, đặt tên là Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù).
-Tập thơ được dịch ra tiếng Việt và in lần đầu vào năm 1960.

a. Hoàn cảnh sáng tác.
b. Giá trị nội dung và nghệ thuật cơ bản của tập thơ.
- Nội dung:
+ Tập thơ đã tái hiện một cách chân thực, chi tiết bộ mặt tàn bạo của chế độ nhà tù Quốc dân đảng và một phần bộ mặt xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ với ý nghĩa phê phán sâu sắc.
+ Tập thơ đặc biệt phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh thử thách nặng nề của chốn lao tù.
- Nghệ thuật: Tập thơ thể hiện sự đa dạng và linh hoạt về bút pháp. Đặt biệc là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển với bút pháp hiện đại.
Bút tích trang đầu và trang cuối tập “Ngục trung nhật kí”
I. TÌM HIỂU CHUNG:
2. Bài thơ Chiều tối:
- Cảm hứng của bài thơ được gợi lên trên đường chuyển lao của Hồ Chí Minh từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo qua một vùng sơn cước vào cuối thu năm 1942.
a. Vị trí và hoàn cảnh sáng tác cụ thể của bài thơ.
- Chiều tối (Mộ) là bài thơ thứ 31 trong tập nhật kí trong tù.
b. Thể loại và bố cục bài thơ.
- Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Bố cục: chia 2 phần
+ Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên chiều tối
+ Hai câu sau: Bức tranh đời sống con người
倦 鳥 歸 林 尋 宿 樹
孤 雲 慢 慢 度 天 空
山 村 少 女 磨 包 粟
包 粟 磨 完 爐 已 烘
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không;
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.

Mộ
Chiều tối
1. Đọc, so sánh giữa phiên âm và dịch thơ:
Phiên âm
Dịch thơ
Chiều tối
Dịch nghĩa

Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ, 
Chòm mây lẻ trôi lững lờ trên tầng không; 
Thiếu nữ xóm núi xay ngô, 
Ngô xay vừa xong, lò than đã đỏ.
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, 
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không; 
Cô em xóm núi xay ngô tối, 
Xay hết, lò than đã rực hồng.
* Đọc
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1.Đọc, so sánh giữa phiên âm và dịch thơ:
*So sánh giữa phiên âm và dịch thơ.
Câu 2:
Cô vân: chòm mây lẻ
Mạn mạn: chậm chậm,
lững lờ

Bản dich: Chòm mây trôi nhẹ.
chòm mây lẻ trôi lững lờ.
Không diễn tả được vẻ đơn độc và nhịp
bay chậm chậm của chòm mây.
Câu 3:
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc”
- Sơn thôn thiếu nữ  dịch: cô em xóm núi, bản dịch chưa sát nghĩa và làm mất sự trang trọng, vẻ đẹp cổ điển của ngôn từ.
Dịch thừa chữ tối (trong nguyên tác không có chữ tối mà vẫn rõ ý tối  nguyên tác hàm súc và kín đáo hơn).

Bản dịch tuy trôi chảy nhưng làm mất đi tự nhiên và sáng tạo trong thơ Bác.
a. Bức tranh thiên nhiên chiều tối
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không;
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
Dịch thơ: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, 
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;
2. Phân tích văn bản.
2. Phân tích văn bản:
a. Bức tranh thiên nhiên chiều tối:
Không gian của buổi chiều tối là bầu trời mênh mông Sử dụng bút pháp cổ điển, bức tranh thiên nhiên hiên lên qua 2 hình ảnh ước lệ :cánh chim mỏi và chòm mây cô lẻ

-Hình ảnh “cánh chim”.
+ Đây là hình ảnh quen thuộc trong thơ ca:
“Chim bay về núi tối rồi”
(Ca dao)
“Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”
(Chiều hôm nhớ nhà- Bà Huyện Thanh Quan)
“Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa”
( Tràng giang- Huy Cận)



Hình ảnh cánh chim là nét vẽ vừa phát họa không gian vừa gợi ra ý niệm
thời gian.
a. Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên chiều tối.
+ Chú ý cách sử dụng từ “quyện điểu”, Cánh chim không chỉ được miêu tả qua trạng thái vận động bên ngoài mà còn được cảm nhận rất sâu trạng thái bên trong Cánh chim mỏi mệt.
- Hình ảnh “ Chòm mây”.


Câu thơ trong Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu:
“Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay”
Trong bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến cũng có câu:
“ Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt”


Hình ảnh “mây” trong hai câu trên gợi sự trường tồn, vĩnh viễn và con người khi đối diện với nó cảm thấy mơ hồ trước hư không.
+ “Chim mỏi” mang tâm trạng con người.
Cánh chim mỏi mệt sau một ngày vất vả kiếm sống
Người tù mỏi mệt sau một ngày bị đày ải
Có sự hòa hợp cảm thông giữa tâm hồn nhà thơ và cảnh vật thiên nhiên
Chim về rừng
Về với cuộc sống hàng ngày, gần gũi
Gắn bó với hiện thực, sự sống
Quan niệm: Cái đẹp là ở phía sự sống
Hình ảnh này làm ta nhớ đến:
a. Bức tranh thiên nhiên chiều tối.
+ “Cô vân” là chòm mây cô lẻ, quen thuộc trên bầu trời
+ “Mạn mạn” nghĩa là lững lờ trôi gợi không gian cao rộng, trong trẻo, êm ả của chiều thu Nó còn mang cả tâm trạng cô đơn, lặng lẽ giữa không gian rộng lớn của trời chiều.
Hai câu thơ đầu của bài Chiều tối gợi ta nhớ đến câu thơ trong bài Độc tọa Kính Đình sơn (Một mình ngồi trên núi Kính Đình) của Lí Bạch:
“Chúng điểu cao phi tận
Cô vân độc khứ nhàn”
Xuân Diệu dịch:
Bầy chim một loạt bay cao
Lưng trời thơ thẩn áng mây một mình
Hình ảnh “chòm mây” như có sự đồng điệu với nhân vật trữ tình, người tù ấy nơi đất cũng cô độc, băn khoăn không biết mình sẽ bị chính quyền Tưởng Giới Thạch đưa đến nơi nào giữa Trung Hoa rộng lớn.
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không;
(Mộ- Chiều tối của Hồ Chí Minh)
Chim mỏi về rừng tìm chón ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữ tầng không
(Nam Trân dịch)


Chúng điểu cao phi tận
Cô vân độc khứ nhàn”
(Độc tọa Kính Đình sơn- Một mình
ngồi trên núi Kính Đình của Lí Bạch)
“Bầy chim một loạt bay cao
Lưng trời thơ thẩn áng mây một mình”
( Xuân Diệu dịch)
-Cánh chim trong thơ Lí Bạch bay mất hút vào cõi vô tận, siêu thoát.
Cánh chim chiều trong thơ Bác lại bay về rừng tìm chốn ngủ, là cánh chim của hiện thực, hướng về cuộc sống.
-Áng mây trong thơ Lí Bạch nhàn nhã, thoát tục, lánh đời.
-Chòm mây trong thơ Bác lại toát lên không khí yên ả, thanh bình của cuộc sống thường ngày.
Nội dung
Thiên nhiên vùng sơn cước đẹp nhưng thoáng chút buồn
Con người: ung dung, thư thái, nghị lực phi thường
Tình yêu thiên nhiên mà chiều sâu là tình yêu sự sống
Nghệ thuật
a. Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên chiều tối
Bút pháp cổ điển: lấy điểm tả diện, tả cảnh ngụ tình.
Không gian bao la, yên tĩnh
Tâm hồn êm ả, thư thái
b. Hai câu cuối: Bức tranh đời sống con người
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.
Dịch thơ:
b. Hai câu cuối: Bức tranh cuộc sống con người
-Không gian
(mặt đất)
Hình ảnh
( quen thuộc)
Cô gái xay ngô
Lò than…rực hồng
Gợi vẻ đẹp trẻ trung, khỏe khoắn, tràn đầy sức sống
Hai câu cuối trong bài Chiều tối gợi liên tưởng đến những câu thơ trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan:
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Hình ảnh con người trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan nhỏ bé, thấp thoáng, mờ nhạt, thiếu sự vận động và xuất hiện càng làm tăng lên sự hùng vĩ, hoang sơ của thiên nhiên.
* Hình ảnh: Thiếu nữ xóm núi xay ngô
Trở thành trung tâm bức tranh
Lao động vất vả, nặng nhọc
Hình ảnh con người lao động: trẻ trung, khỏe mạnh, sống động.
Quan niệm: Cái đẹp là ở cuộc sống lao động
- Nghệ thuật láy âm, vắt dòng: ma bao túc…bao túc ma hoàn Tạo nên sự nối âm liên hoàn, nhịp nàng, diễn tả vòng quay không dứt của động tác xay ngô Sự chăm chỉ, cần mẫn của cô gái.
Hoài Thanh: Đó là hình ảnh tuyệt đẹp về cuộc đời lao động vất vả mà vẫn ấm cúng, vẫn đáng quý đáng yêu
-Hồ Chí Minh quên cảnh ngộ của mình, quan tâm, chia sẻ, cảm thông với cuộc sống nhọc nhằn, vất vả của người lao động.
=> Lòng yêu con người.
b. Hai câu cuối: bức tranh cuộc sống con người:
- Hình ảnh “lò than…rực hồng”:
+Không gian thu nhỏ lại: bầu trời rộng lớn cảnh xay ngô bếp lửa hồng
Câu thơ miêu tả không gian nhưng lại gợi lên sự vận động về thời gian
+ Đặc biệt chữ “hồng” cuối câu thơ được xem là “nhãn tự” của toàn bài thơ:
Từ “hồng”
Ánh sáng
Hơi ấm
Sáng lên: Không gian tối, khuôn mặt thiếu nữ, tâm hồn thi nhân
Xua tan không khí giá lạnh, làm ấm lòng người
Cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình =>Tạo âm hưởng lạc quan
Chiếc cối xay
Bếp lửa rực hồng
“Với một chữ hồng, Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ,
đã làm mất đi sự mệt mỏi, sự uể oải, sự nặng nề đã diễn tả trong ba
câu đầu, đã làm sáng rực lên khuôn mặt của cô em sau khi xay xong
ngô tối…Với một chữ hồng đó, có ai còn cảm giác nặng nề,
mệt mỏi, nhọc nhằn nữa đâu…Đó là màu đỏ của tình cảm Bác”
( Hoàng Trung Thông)
Lấy cảnh tả tình (cảnh sinh hoạt đầm ấm của người dân  niềm tin yêu vào cuộc sống).
Lấy sáng để tả tối, lấy không gian tả thời gian (lấy lò than hồng để tả cảnh vào tối).
Bức tranh đời sống được miêu tả trong sự vận động:
Chiều tối
(Mộ)
- Hồ Chí Minh
III. T?NG K?T
" Chiều tối "
Bức tranh cuộc sống con người
Bức tranh thiên nhiên
ý chí, nghị lực phi thường
Vẻ đẹp tâm hồn hồ chí minh
1. Nội dung
Lòng thương yêu con người, khao khát hạnh phúc gia đình ấm cúng
Tình yêu thiên nhiên, khao khát hòa cùng thiên nhiên, khao khát tự do
*Vẻ đẹp cổ điển của bài thơ:
- Sử dụng thi đề quen thuộc: “Chiều tối”
-Thể thơ tứ tuyệt hàm súc.
Hình ảnh đậm tính ước lệ, tượng trưng.
Bút pháp gợi tả chấm phá, cốt ghi lấy linh hồn của tạo vật.
Tư thế của nhân vật trữ tình nhàn tản, ung dung…
*Vẻ đẹp hiện đại của bài thơ:
-Miêu tả con người là trung tâm của bức tranh.
-Mạch thơ vận động hướng về sự sống và ánh sáng.
-Tinh thần lạc quan cách mạng của nhân vật trữ tình...

III. T?NG K?T
2. Nghệ thuật: kết hợp hài hòa bút pháp cổ điển và hiện đại
Dặn dò
1. Sưu tầm 1 số bài thơ có hình ảnh cánh chim và chòm mây trong thơ ca trung đại .
2. Học thuộc bài thơ «Chiều tối»
3. Soạn bài «Từ ấy»-Tố Hữu
nguon VI OLET