Giáo viên: Trần Diệu Anh
TIẾT 93. LUYỆN TẬP
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC
NHẮC LẠI KIẾN THỨC
1) Khái niệm văn bản văn học:
Luật chơi
Trong vòng 1 phút, hai đội cùng điền vào những chỗ trống trong khái niệm dưới đây. Đội nào nhanh hơn sẽ giành chiến thắng.
60
59
58
57
56
55
54
53
52
51
50
49
48
47
46
45
44
43
42
41
40
39
38
37
36
35
34
33
32
31
30
29
28
27
26
25
24
23
22
21
20
19
18
17
16
15
14
13
12
11
10
09
08
07
06
05
04
03
02
01
Hết giờ
Bắt đầu
“Văn bản văn học (còn gọi là văn bản nghệ thuật, văn bản văn chương) là (1)______ của tiến trình lịch sử. Văn bản văn học rất (2) ______và (3)____. Có thể hiểu văn bản văn học theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, văn bản văn học là tất cả các văn bản sử dụng (4)____ một cách nghệ thuật. Theo nghĩa này thì không chỉ văn bản thơ, truyện, kịch, mà cả các văn bản hịch, cáo, chiếu, biểu, sử kí của thời (5) ____ hoặc kí, tạp văn của thời (6)____ đều có thể coi là văn bản văn học.
Theo nghĩa hẹp, văn bản văn học chỉ bao gồm các sáng tác có (7)_____ nghệ thuật được xây dựng bằng (8)____ (tức là tạo ra những hình tượng bằng tưởng tượng) như sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, thơ, phú…



Các từ ngữ còn thiếu:

trung đại hiện đại

hình tượng đa dạng

phong phú sản phẩm

hình tượng ngôn từ






“Văn bản văn học (còn gọi là văn bản nghệ thuật, văn bản văn chương) là (1) sản phẩm của tiến trình lịch sử. Văn bản văn học rất (2) đa dạng và (3) phong phú. Có thể hiểu văn bản văn học theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

Theo nghĩa rộng, văn bản văn học là tất cả các văn bản sử dụng (4) ngôn từ một cách nghệ thuật. Theo nghĩa này thì không chỉ văn bản thơ, truyện, kịch, mà cả các văn bản hịch, cáo, chiếu, biểu, sử kí của thời (5) trung đại hoặc kí, tạp văn của thời (6) hiện đại đều có thể coi là văn bản văn học.

Theo nghĩa hẹp, văn bản văn học chỉ bao gồm các sáng tác có (7) hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng (8) hư cấu (tức là tạo ra những hình tượng bằng tưởng tượng) như sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, thơ, phú…

Bánh trôi nước
Hồ Xuân Hương
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

- Đặc điểm về ngôn từ
Hình ảnh cụ thể, sinh động, gợi cảm
Những ý ngoài lời
(Ý tại ngôn ngoại)
- Đặc điểm về hình tượng



Đọc – hiểu văn bản
Ngôn từ  Thế giới riêng  Hình tượng nghệ thuật
Phương tiện giao tiếp đặc biệt
Ý nghĩa
Mang nhiều lớp nghĩa
Có nhiều cách hiểu (đa nghĩa)
Ý nghĩa văn bản = ý nghĩa của hình tượng đời sống.
Thể hiện: - nhân vật, sự kiện, cảnh vật…
- sự sắp xếp, các bộ phận văn bản
Văn bản văn học có thể
- Đặc điểm về cá tính sáng tạo của nhà văn:
+ Văn bản văn học - mang dấu ấn, cách nhìn của người viết.

+ Phong phú, mới mẻ, không lặp lại.



Bài tập 1: Đọc – hiểu ý nghĩa của từ và ý nghĩa của câu, đoạn trong văn bản văn học
Chọn câu trả lời xác đáng nhất về ý nghĩa của hai câu thơ dưới đây và giải thích lí do lựa chọn:
“ Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”
( Tỏ lòng)
Biểu hiện nỗi hổ thẹn của Phạm Ngũ Lão khi nghe chuyện Vũ Hầu
Thể hiện chí khí của vị tướng muốn noi gương Vũ Hầu
Nêu một giả thiết: nếu chưa xong nợ công danh thì sẽ thẹn với Vũ Hầu
b) Đoạn trích sau thể hiện ý gì? Chỉ ra câu trả lời đúng hơn cả trong ba câu trả lời ở dưới:

“ Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,
Voi uống nước, nước sống phải cạn.
Đánh một trận sạch không kình ngạc,
Đánh hai trận tan tác chim muông
Nổi gió to trút sạch lá khô
Thông tổ kiến phá hoang đê vỡ”

(Đại cáo bình Ngô)


Uy lực phi thường của nghĩa quân Lam Sơn

B.Quân đông, voi nhiều, đánh nhanh, thắng mạnh

C. Sức mạnh của quân Lam Sơn và sự sụp đổ không thể cứu vãn của quân Minh.
c) Từ ý nghĩa của các câu, đoạn trích trên, anh (chị) hiểu thế nào là “ ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời) của thơ văn ?

Ý chính của thơ văn nhiều khi thể hiện ở ngoài lời, ở phía sau các từ ngữ, mang tính hàm súc.
Bài tập 2: Đọc – hiểu mạch ý của đoạn văn
Đọc đoạn văn sau đây trích trong bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung) và các ý trong đó. Các ý này có liên hệ với nhau ra sao:
“ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh để minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên”
– Ý chính của đoạn văn: Một khi đã thừa nhận tư tưởng hiền tài là nguyên khí quốc gia thì các thánh đế minh vương phải ra sức vun trồng hiền tài.

- Ý đầu trong câu thứ nhất. Trong câu này ý chính có quan hệ nhân - quả, câu thứ 2 là hệ quả của câu trước.
b) Chỉ ra các đoạn văn trong bài Tựa “Trích diễm thi tập” ( Hoàng Đức Lương), đặt tên cho các đoạn và nêu rõ mối liên hệ giữa chúng.
- Chia làm 2 đoạn
+ Đoạn 1: " từ đầu…lưu truyền hết ở đời". Nêu lý do làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở đời.
+ Đoạn 2: còn lại. Nêu lí do soạn sách "Trích diễm thi tập"
- Mối quan hệ giữa thực trạng và giải pháp

c) Hai bài Thái phó Tô Hiến Thành và Thái sư Trần Thủ Độ đều có cách bố cục là : Trước tiên, nêu ngày tháng nhân vật mất; sau đó, kể lại một số sự kiện lúc họ sống.
Hãy cho biết ý kiến nào trong hai ý kiến sau nói được thực chất của cách bố cục đó ?

Đó là bút pháp hồi tưởng, kể lại những việc đã qua trong quá khứ.

B. Đó là bút pháp “cái quan định luận”
Bài tập 3: Cảm nhận hình tượng văn học
a) Hãy cho biết những tình tiết hay và độc đáo trong truyện Chử Đồng Tử.
Tóm tắt truyện Chử Đồng Tử
Thưở ấy, có một gia đình nghèo. Hai cha con chỉ còn một manh khố ngắn dùng chung để khi có việc ra ngoài. Lúc người cha qua đời, Chử Đồng Tử đã dành chiếc khố cuối cùng khâm liệm cha. Từ đó ngày ngày chàng thường phải ngâm mình dưới nước.Trên bãi sông nhờ trời se duyên chàng lấy được công chúa Tiên Dung.Do tính tình chân thật, chàng được nhà sư Phật Quang truyền cho phép lạ : với chiếc gậy và cái nón, trong một đêm giữa vùng lầy đã mọc lên một lâu đài nguy nga.
Nhà vua nghi vợ chồng Chử Đồng Tử làm phản, sai quân đến đánh, Chử Đồng Tử cùng Tiên Dung bay về trời cùng thành quách. Chử Đồng Tử, Tiên Dung đã về trời nhưng tình yêu, lòng hiếu thảo còn ở lại mãi với trần gian.
 Những chi tiết độc đáo trong truyện “Chử Đồng Tử”
- Tình cảnh khốn cùng của hai cha con (nghèo đến mức chỉ có một cái khố)
- Các chi tiết thể hiện tính cách mạnh mẽ, tự do của Tiên Dung (quây màn tắm bên sông, đòi kết duyên vợ chồng với Chử Đồng Tử, …)
- Cuộc kỳ ngộ của Chử Đồng Tử và Tiên Dung.



b) Phân tích hình tượng người ở ẩn trong bài thơ Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) qua các chi tiết tiêu biểu của người ẩn sĩ nêu ra trong đó.
Bài tập về nhà
Gợi ý:
Bài thơ " Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm là lời tự bạch của một người ở ẩn thích nhàn dật. Hình tượng người ở ẩn trong bài qua lời thơ trữ có những đặc điểm sau:
- Sống nhàn dật, ung dung, thư thái
- Xa lánh nơi phồn hoa cửa quyền chỉ chọn nơi vắng vẻ.
- Sinh hoạt hằng ngày giản dị theo nhịp điệu bốn mùa của tự nhiên.
- Nhìn phú quý như chiêm bao, nhìn đời như giấc mộng.

Bài tập 4: Khái quát tư tưởng, quan điểm của đoạn trích và tác phẩm
a) Phát biểu khái quát tư tưởng bài Tựa “Trích diễm thi tập” (Hoàng Đức Lương).
Tư tưởng trong tựa "Trích diễm thi tập" :sự hiểu biết sâu sắc về thực trạng văn thơ nước nhà, lòng yêu mến tự hào và tinh thần trách nhiệm đối với các giá trị thi ca dân tộc.

b) Chọn kết quả khái quát phù hợp nhất với tư tưởng của bài Tựa “Trích diễm thi tập” trong các kết quả sau và nói rõ lí do lựa chọn:

A. Xót xa vì đất nước không có quyển sách nào có thể “làm căn bản”, phải học sách nước ngoài, tác giả cố sức biên soạn một cuốn như thế

B. Tác giả nêu ra sáu lí do làm cho nước ta thiếu sách căn bản về văn học

C. Hiểu rõ sáu nguyên nhân làm cho sách vở nước ta thất truyền, xót xa trước nguy cơ sáng tác thi ca bị mai một, tác giả không ngại “vụng về” mà soạn ra Trích diễm thi tập.
Bài tập 5: Hãy nêu các bước của việc đọc – hiểu văn bản văn học. Nói rõ nội dung yêu cầu của từng bước đó.
Các bước của việc đọc – hiểu văn bản văn học
Bài tập 6: Hãy cho biết các yếu tố thể nghiệm, tưởng tượng, liên tưởng có tác dụng như thế nào đối với việc đọc – hiểu văn bản văn học ?
Côn Sơn – Kiếp Bạc – Hải Dương

          Côn Sơn suối chảy rì rầm,
          Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
          Côn Sơn có đá rêu phơi,
          Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
          Trong ghềnh thông mọc như nêm,
          Tìm nơi bóng mát ta lên ta nm.
          Trong rừng có bóng trúc râm,
          Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
         ….
                    (Trích Bản dịch trong sách “Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi”)


Côn Sơn ca
- Nguyễn Trãi
- Thể nghiệm:
+ Tham quan, tìm hiểu địa danh Côn Sơn – Kiếp Bạc (Hải Dương)
+ Cảm nhận không khí thanh tịnh, vẻ đẹp thiên nhiên Côn Sơn
=> đồng cảm với tác giả.
- Tưởng tượng: Bức tranh thiên nhiên Côn Sơn mang vẻ đẹp bình dị, hùng vĩ, thanh tịnh
- Liên tưởng: Các hình ảnh so sánh:
+ “suối chảy rì rầm” – “tiếng đàn cầm”
+ “đá rêu phơi” – “ngồi trên đá như ngồi chiếu êm”
+ “thông mọc như nêm”
Tác dụng
Có yếu tố thể nghiệm, tưởng tượng, liên tưởng thì mới cảm nhận hết được ý nghĩa của văn bản văn học.
Cảm ơn các con đã theo dõi bài học ^^
nguon VI OLET