Nhiệt liệt chào mừng
Quý thầy cô về dự
Môn: Luyện từ và câu
Lớp : 2C
Giáo viên: Hạ Thị Trinh
ÔN BÀI CŨ
Chọn tên các con vật điền vào chỗ chấm
Nhát như....... Khoẻ như ......... Dữ như..........
thỏ
voi
hổ(cọp)
Luyện từ và câu
Từ ngữ về sông biển
Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?
Bài 1: Tìm các từ ngữ có tiếng biển:
M: tàu biển, biển cả
Tàu biển là phương tiện di chuyển trên biển
Biển cả là vùng nước mặn rộng lớn trên bề mặt trái đất .
Bài 1: Tìm các từ ngữ có tiếng biển:
M: tàu biển, biển cả
Các từ tàu biển , biển cả có mấy tiếng?
Trong mỗi từ, tiếng biển đứng trước hay đứng sau?
Bài 1: Tìm các từ ngữ có tiếng biển:
M: tàu biển
M: biển cả
M: tàu biển
M: biển cả
gió biển, cá biển, bão biển,
bờ biển, sóng biển, bãi biển, đáy biển, mặt biển, chim biển, tôm biển, sao biển, cua biển, ốc biển, …
biển Đông, biển xanh, biển khơi, biển rộng, biển động, biển lặng, biển biếc, biển đảo,...
sứa biển
tôm biển
sao biển
rong biển
Sinh vật biển
mặt biển
sóng biển
bờ biển
đáy biển
ốc biển
chim biển
dân biển
lính biển
Nâng cao ý thức bảo vệ biển , kêu gọi mọi người chung tay giữ gìn màu xanh và vẻ đẹp của biển .

Em hãy đặt 1 câu với những từ em vừa tìm được ?
Bài 2:
Tìm từ trong ngoặc đơn hợp với mỗi nghĩa sau:
a. Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.
b. Dòng nước chảy tự nhiên ở đồi núi.
c. Nơi có đất trũng chứa nước, tương đối rộng và sâu, ở trong đất liền.
(suối, hồ, sông)
Sông Đồng Nai

Bài 2: Tìm từ trong ngoặc đơn hợp với mỗi nghĩa sau:

Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.
b. Dòng nước chảy tự nhiên ở đồi núi.
c. Nơi có đất trũng chứa nước, tương đối rộng
và sâu, ở trong đất liền.
(suối, hồ, sông)
a. Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.
sông
Sông Hương
b. Dòng nước chảy tự nhiên ở đồi núi.
Suối
Suối Mơ
c. Nơi có đất trũng chứa nước, tương đối rộng và sâu, ở trong đất liền.
hồ
Hồ Hoàn Kiếm

Kể tên một số Sông , Hồ, Suối có ở địa phương em ?
Không được bơi ở đoạn sông này vì có nước xoáy.
Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau:
Nước xoáy là hiện tượng nước ngược chiều gặp nhau
Và cuốn vào nhau
Không được bơi ở đoạn sông này vì có nước xoáy.
Lí do
(Nguyên nhân)
Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau:
- Tìm từ để hỏi
- Đặt câu hỏi
Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau:
Không được bơi ở đoạn sông này vì có nước xoáy.
Không được bơi ở đoạn sông này
vì sao?
Vì sao không được bơi ở đoạn sông này?
Lí do
(Nguyên nhân)
Không được bơi ở đoạn sông này vì có nước xoáy.
Không được bơi ở đoạn sông
này vì sao?
Vì sao không được bơi ở
đoạn sông này?
Dùng cụm từ nào
để đặt câu hỏi cho
lí do của sự việc trong câu?
Khi đặt câu hỏi về nguyên nhân của sự việc, chúng ta có thể đặt cụm từ: «vì sao» ở đầu câu hoặc cuối câu.
Bài 4: Dựa theo cách giải thích trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, trả lời các câu hỏi sau:
a) Vì sao Sơn Tinh lấy được Mị Nương ?
b) Vì sao Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh ?
c) Vì sao ở nước ta có nạn lụt ?
a) Vì sao Sơn Tinh lấy được Mị Nương?
- Sơn Tinh lấy được Mị Nương vì Sơn Tinh đã đem lễ vật
đến trước.
- Vì Sơn Tinh đã đem lễ vật đến trước, Sơn Tinh lấy được Mị Nương.
b) Vì sao Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh?
Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh vì Thủy Tinh ghen tức, muốn cướp lại Mị Nương.
Vì Thủy Tinh ghen tức, muốn cướp lại Mị Nương, Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh.
c) Vì sao ở nước ta có nạn lụt?
Vì năm nào Thuỷ Tinh cũng dâng nước lên đánh Sơn Tinh, nước ta có nạn lụt.
Nước ta có nạn lụt vì năm nào Thuỷ Tinh cũng dâng nước lên đánh Sơn Tinh.
Bài tập củng cố
Cá biển
Các loại cá sống ở biển gọi là gì?
Đáy biển
Nơi sâu nhất của biển gọi là gì ?

Con đặt một câu hỏi có cụm từ vì sao ?
Rồi trả lời câu hỏi đó ?
Dặn dò
Ôn từ ngữ về sông biển
Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?
Bài sau: Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về sông biển
Dấu phẩy
Kính chúc sức khỏe thầy cô
Chúc các em chăm ngoan , học giỏi
Tiết học của chúng ta kết thúc !
nguon VI OLET