Chào mừng thầy cô và các em!
Kiểm tra bài cũ.
1. Lựa chọn nội dung thể hiện đúng và đủ các đặc điểm loại hình tiếng Việt.
A- Tiếng Việt là thứ tiếng đơn âm, ý nghĩa ngữ pháp thể hiện chủ yếu nhờ phương thức trật tự từ và hư từ.
B- Tiếng Việt không có trọng âm từ, âm tiết là đơn vị cơ sở, từ không biến đổi hình thái.
C- Tiếng Việt thuộc loại hình đơn lập với ba đặc trưng cơ bản: âm tiết là đơn vị cơ sở, từ không biến đổi hình thái, ý nghĩa ngữ pháp thể hiện chủ yếu nhờ phương thức trật tự từ và hư từ.
D- Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính, từ không biến đổi hình thái.
2. Phân tích đặc điểm từ không biến đổi hình thái trong câu thơ sau:
Mình đi mình lại nhớ mình.
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu…
(Việt Bắc- Tố Hữu)
Đáp án
1. Lựa chọn nội dung thể hiện đúng và đủ các đặc điểm loại hình tiếng Việt.
C- Tiếng Việt thuộc loại hình đơn lập với ba đặc trưng cơ bản: âm tiết là đơn vị cơ sở, từ không biến đổi hình thái, ý nghĩa ngữ pháp thể hiện chủ yếu nhờ phương thức trật tự từ và hư từ.
2. Phân tích đặc điểm từ không biến đổi hình thái trong câu thơ sau:
Mình đi mình lại nhớ mình.
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu…
(Việt Bắc- Tố Hữu)
- Mình 1, mình 2 chỉ người ra đi, đóng vao trò là chủ ngữ cho câu.
- Mình 3 chỉ người ở lại, đóng vai trò bổ ngữ.
- Dù là chủ ngữ hay bổ ngữ thì từ mình không biến đổi hình thái.





Tình huống:

Có một chàng trai yêu say đắm một cô gái, chàng trai ấy đã làm rất nhiều những vần thơ hay để tặng cho cô. Đến một hôm chàng trai đã bày tỏ tình cảm chân thành của mình với cô gái ấy. Nhưng thật đáng tiếc là chàng trai lại bị từ chối. Nếu là chàng trai ấy, sau khi bị từ chối tình cảm, em sẽ có cách ứng xử như thế nào với cô gái?
Theo đuổi đến cùng, tìm mọi cách để ngăn cản tình yêu của cô gái ấy với các chàng trai khác.
Nói xấu, và khẳng định mình chưa bao giờ yêu cô ấy.
Từ bỏ tình yêu với cô gái ấy và chúc cho cô hạnh phúc.


Tôi yêu em
Pu-skin
Tiết 95: Đọc văn
Mục tiêu bài học.
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong tình yêu: chân thành, say đắm, vị tha, cao thượng.
- Thấy được nét đặc sắc của thơ trữ tình Pu-skin: giản dị, trong sáng, tinh tế.
Puskin

Tôi yêu em
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả Pu-skin.
- Pu-skin (1799-1837). Là nhà thơ lỗi lạc của nước Nga và thế giới. “Mặt trời của thi ca Nga”, “mở ra thời kì rực rỡ cho nền văn học nước Nga”.
- Sáng tác và thành công ở nhiểu thể loại, nhưng nổi bật hơn cả vẫn là thơ trữ tình.
- Thơ Pu-skin thể hiện tâm hồn Nga khao khát tự do và tình yêu qua một tiếng nói trong sáng và thuần khiết.

Puskin

Tôi yêu em

Chân dung của Pu-skin.
Puskin

Tôi yêu em

Tượng đài Pu-skin ở Saint Peter Burg
Puskin

Tôi yêu em

Mộ của Pu-skin.
Puskin

Tôi yêu em

Triển lãm Pu-skin ở Việt Nam.
Puskin

Tôi yêu em

Dịch giả Thúy Toàn phát biểu tại triển lãm Pu-skin
Puskin

Tôi yêu em
2. Bài thơ.
- Hoàn cảnh sáng tác: Được khơi nguồn từ mối tình của nhà thơ với A.A. Ô-lê-nhi-na.
- Vị trí: Là bài thơ tình nổi tiếng của Pu-skin và thế giới.

Puskin

Tôi yêu em
II. Đọc hiểu văn bản.
Đọc và tìm hiểu bố cục.
- Đọc diễn cảm.
+ Câu 1-2: chậm, ngập ngừng.
+ Câu 3-4: mạnh mẽ, dứt khoát.
+ Câu 5-6: day dứt, đau khổ.
+ Câu 7-8: mong ước, tha thiết và điềm tĩnh.

Puskin

Tôi yêu em
- Bố cục: Hai đoạn.
+ Đoạn 1: Bốn câu đầu => Lời bày tỏ và sự giã từ về một tình yêu đơn phương.
+ Đoạn 2: Bốn câu cuối => Những dằn vặt, đau khổ và lời cầu chúc chân thành.

Puskin

Tôi yêu em
2. Phân tích.
a. Lời bày tỏ và sự giã từ về một tình yêu đơn phương ( Bốn câu đầu).
- Lời bày tỏ.
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
+ Cách xưng hô: Tôi – em.
=> Mối quan hệ vừa gần, vừa xa, vừa đằm thắm, vừa dang dở.
+ Cách bày tỏ: Tôi yêu em.
=> Ngắn gọn, trực tiếp như một lời thú nhận chân thành.
Puskin

Tôi yêu em
+ Cụm từ: đến nay chừng có thể.
=> Tình yêu thầm kín đã có từ lâu.
+ Hình ảnh ẩn dụ: Ngọn lửa tình.
=> một tình yêu tha thiết mãnh liệt. (vẫn còn đang rực cháy)
=> Hai câu thơ là lời bày tỏ, thổ lộ tình yêu của chàng trai: Anh đã và vẫn mãi yêu em, một tình yêu mãnh liệt.


Puskin

Tôi yêu em
- Lời giã từ.
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
+ Từ nhưng => Cảm xúc thay đổi.
+ Từ không => Một thái độ dứt khoát và mạnh mẽ.
+ Quyết định: Dập tắt ngọn lửa tình, từ bỏ tình yêu.
+ Lí do: Không muốn em bận lòng, em phải u hoài.
=> Lí do rất nhân văn, tôn trong người mình yêu.
+ Sự mâu thuẫn: trái tim (vẫn yêu) >< lí trí (từ bỏ).


Puskin

Tôi yêu em
b. Những dằn vặt, khổ đau và lời cầu chúc chân thành.
- Những dằn vặt, khổ đau.
Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
+ Điệp khúc: Tôi yêu em lặp lại lần 2
=> Lí trí không thể kìm nén được tình yêu.
+ Cấu trúc: lúc…khi.
=> Những biến động dồn dập, những đợt sóng trong tâm hồn.
Puskin

Tôi yêu em
+ Các từ miêu tả tâm trạng: âm thầm, không hi vọng, rụt rè, hậm hực, lòng ghen.
=> Những cảm xúc ấy đang giày vò tâm can của chàng trai.
Hai câu thơ diễn tả tinh tế những đợt sóng của cảm xúc đang dồn dập, trào dâng trong tâm hồn của nhâ vật trữ tình.
Puskin

Tôi yêu em
- Lời cầu chúc chân thành.
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.
+ Điệp khúc: Tôi yêu em lần 3
=> Khẳng định một tình chân thành, đằm thắm.
+ Mạch cảm xúc thay đổi:
Từ đau khổ (hậm hực, ghen tuông) => bằng lòng (chân thành, đằm thắm).


Puskin

Tôi yêu em
+ Lời cầu chúc: em được người tình như tôi đã yêu em.
=> NT so sánh: lời khẳng định trong cuộc đời này không ai yêu em nhiều hơn tôi.
=> Biểu hiện của một tình yêu trong sáng và cao thượng vô cùng.


Puskin

Tôi yêu em
Mạch vận động cảm xúc.
Yêu tha thiết mãnh liệt.
Kìm nén, từ bỏ tình yêu
Bằng lòng với một tình yêu cao thượng
Đau khổ vì những cảm xúc giày vò.
Puskin

Tôi yêu em
III. Tổng kết.
1. Nội dung.
Bài thơ thể hiện nỗi buồn của một mối tình đơn phương, nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu và vị tha.
2. Nghệ thuật.
Ngôn ngữ thơ Pu-skin trong sáng giản dị nhưng giàu nhạc điệu, tinh tế và gợi cảm.


Puskin

Tôi yêu em
- Quan niệm về tình yêu chân chính.
+ Tình yêu là sự tự nguyện từ hai phía.
+ Tình yêu phải xuất phát từ những tình cảm chân thành, say đắm mãnh liệt và vị tha.
- Ứng xử có văn hóa trong tình yêu.
- Ghen tuông thái quá sẽ dẫn con người ta đến mù quáng, thấp hèn, phải có niềm tin vào người mình yêu.
- Cần phải có một thái độ ứng xử có văn hóa trong tình yêu: tôn trọng, vị tha, nhân hậu, cao thượng…


Cảm ơn các thầy cô và các em!
nguon VI OLET