ÔN TẬP GIỮA HK2
(TIẾT 6,7,8)
TIẾT 6: 1.Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Lễ hội
Các bài tập đọc thuộc chủ điểm Lễ hội  là:
-  Hội vật
-  Hội đua voi ở Tây Nguyên
-  Ngày hội rừng xanh
-  Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
-  Đi hội chùa Hương
-  Rước đèn ông sao
Câu 2. Giải ô chữ
a) Điền từ ngữ thích hợp vào các ô trống ở từng dòng dưới đây :
Dòng 1: Cùng nhau ăn các thức ăn bày sẵn trong đêm hội Trung thu.
 PHÁ CỖ
Dòng 2 : Người chuyên sáng tác âm nhạc.
 NHẠC SĨ
N H A C S I
-Dòng 3: Pháo khi bắn lên nổ trên không trung, tạo thành những chùm tia sáng màu sắc rực rờ, thường có trong đêm hội.
PHÁO HOA
-Dòng 4: Thiên thể được gọi là chị Hằng trong đêm Trung thu.
MẶT TRĂNG
-Dòng 5: Đi thăm cảnh đẹp, bảo tàng, di tích lịch sử,... (có 8 chữ cái, bắt đầu bằng chữ T).
THAM QUAN
P H A O H O A
MA T T R A N G
T H A MQU A N
-Dòng 6: Cùng nghĩa với đánh đàn (có 7 chữ cái, bắt đầu bằng chữ C)
CHƠI ĐÀN
-Dòng 7: Từ tiếp theo của câu sau : Nhờ thông minh, chăm chỉ, Trần Quốc Khái đỗ …
TIẾN SĨ
-Dòng 8: Hai chữ cuối của dòng thơ Các anh về xôn xao làng ...
BÉ NHỎ
CHO I D A N
T I EN S I
B E N H O
b) Từ khóa : 
PHÁT MINH
TIẾT 7: Đọc thầm
 Suối
  Suối là tiếng hát của rừng
Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây
Từ giọt sương của lá cây
Từ trong vách đá mạch đầy tràn ra.
 
Từ lòng khe hẹp thung xa
Suối dang tay hát khúc ca hợp đồng
Suối gặp bạn, hoá thành sông
Sông gặp bạn, hoá mênh mông biển ngời.
 
Em đi cùng suối, suối ơi
Lên non gặp thác, xuống đồi thấy sông.
Câu 1.
Suối do đâu mà thành ?
□ Do sông tạo thành.
□ Do biển tạo thành.
□ Do mưa và các nguồn nước trên rừng núi tạo thành.
X
Câu 2
Em hiểu hai câu thơ sau như thế nào ?
Suối gặp bạn, hoá thành sông
Sông gặp bạn, hoá mênh mông biển ngời.
□ Nhiều suối hợp thành sông, nhiều sông hợp thành biển.
□ Suối và sông là bạn của nhau.
□ Suối, sông và biển là bạn của nhau.
X
Câu 3
Trong câu thơ
"Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây",
sự vật nào được nhân hoá ? 
□   Mây              
□ Mưa bụi              
□ Bụi
X
Câu 4
Trong khổ thơ 2, những sự vật nào được nhân hoá ?
□ Suối, sông.
□ Sông, biển.
□ Suối, biển.
X
Câu 5
Trong khổ thơ 3, suối được nhân hoá bằng cách nào ?
□ Tả suối bằng những từ ngữ chỉ người, chỉ hoạt động, đặc điểm của người.
□ Nói với suối như nói với người.
□ Bằng cả hai cách trên.
X
TIẾT 8. Đề bài
Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết.
GỢI Ý
- Vị anh hùng đó là ai ?
- Công lao của vị anh hùng với nhân dân, đất nước (Chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước,...)
- Câu chuyện tiêu biểu liên quan tới vị anh hùng dân tộc. 
- Tình cảm của em với người đó.
THAM KHẢO 1
    Mạc Thị Bưởi sinh năm 1927 tại xã Nam Tân, huyện Nam Sách. Cô là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời là một chiến sĩ du kích, một cán bộ cơ sở hoạt động ở địa phương. Với lòng căm thù sâu sắc thực dân xâm lược và giai cấp phong kiến, cô kiên trì xây dựng cơ sở, vận động và lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống giặc trong những năm 1946-1947, tham gia công tác phụ nữ ở địa phương. Mạc Thị Bưởi hi sinh khi mới 24 tuổi xuân. Nhân dân địa phương và tất cả đồng đội vô cùng thương tiếc. Tấm gương của Mạc Thị Bưởi đã thúc giục tất cả mọi người dũng cảm chiến đấu, tiêu diệt kẻ thù để trả thù cho cô và cho đồng bào đã bị giặc giết hại.
THAM KHẢO 2
Em đã được đọc nhiều câu chuvện lịch sử kể về những anh hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Vị anh hùng khiến em ấn tượng nhất đó là Thánh Gióng. Thánh Gióng trong truyền thuyết là người có sức mạnh phi thường. Từ một cậu bé mới lên ba, Thánh Gióng bỗng vươn vai trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt, mình cao hơn trượng: "Ăn ba nong cơm, bảy nong cà. Uống một hơi nước cạn đà khúc sông". Thánh Gióng đã xông ra chiến trận, đánh tan quân xâm lược, đem lại bình yên cho nhân dân. Thánh Gióng là vị anh hùng tiêu biểu cho sức mạnh quật cường của dân tộc Việt Nam trong buổi đầu chống giặc xâm lược.
THAM KHẢO 3
       Trong những năm tháng chiến tranh, học sinh, sinh viên cũng là một lực lượng vô cùng đông đảo, nhiệt tình tham gia đấu tranh để giành lại độc lập cho tổ quốc. Trong đó, không thể không nhắc đến sinh viên Võ Thị Thắm.
Chị sinh ra và lớn lên từ tỉnh - Long An, vùng đất nổi tiếng trung dũng, kiên cường, toàn dân đánh giặc. Từ nhỏ, chị đã nhiệt tình tham gia vào các hoạt động cứu nước. Trong chiến dịch Tổng công kích Mậu Thân 1968, trong khi thực hiện nhiệm vụ thì chị không may bị giặc bắt. Chị bị giam giữ ròng rã suốt sáu năm, bị tra tấn, đày đọa dã man. Nhưng tinh thần yêu nước của chị vẫn không hề khuất phục. Mãi đến khi Hiệp định Paris được kí kết, thì chị và các đồng chí khác mới được thả về. Sau này, khi hòa bình lập lại, chị lại tiếp tục tham gia xây dựng, đóng góp cho đất nước.
THAM KHẢO 4
    Ba ngàn năm dựng nước giữ nước có rất nhiều tấm gương sáng. Trong số đó, người đã để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là ông Lý Thường Kiệt. Năm 1077, quân Tống sang xâm lược nước ta, ông đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân giặc và giành thắng lợi vẻ vang. Đặc biệt, trong lần đại chiến quân Tống, ông đã làm một bài thơ tứ tuyệt, sai người nấp trong đền thờ Thánh Tam Giang, đêm đến ngâm bài thơ sau:
(Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!)
Từ hôm sau, bài thơ được lan truyền ra khắp nơi làm cho quân giặc khiếp sợ. Khí thế đã tăng, ông bèn mở cuộc tiến công, đánh cho quân giặc đại bại, phải cầu hòa và rút về nước. Ông được lịch sử ghi nhận là anh hùng kiệt xuất. Em rất tự hào và khâm phục ông.
THAM KHẢO 5
    Lịch sử nước ta có biết bao nhiêu cuộc vị anh hùng chống ngoại xâm cứu nước lỗi lạc mà xuất thân từ những người dân bình thường. Nguyễn Thị Minh Khai cũng vậy.
Lớn lên chứng kiến cảnh lầm than của quê hương, năm 16 tuổi bà đã tham gia hoạt động cách mạng. Trong đấu tranh bà rất kiên cường, nhanh trí khiến bọn giặc Pháp nhiều phen hoảng sợ và tìm mọi cách hãm hại bà. Năm 1940, Nguyễn Thị Minh Khai bị bắt, giặc tra tấn bà hết sức dã man nhưng sau mỗi trận đòn tra tấn đó Nguyễn Thị Minh Khai đã dùng máu của mình viết nên những câu thơ nêu cao khí tiết của người chiến sĩ cộng sản. Biết không thể khuất phục được bà chúng đã đem ra xử bắn.
Em rất tự hào được học dưới mái trường mang tên người anh hùng Nguyễn Thị Minh Khai.
THAM KHẢO 6
    Chị Võ Thị Sáu (1933-1952) xứng đáng với danh hiệu người anh hùng của dân tộc Việt Nam. Ngay từ năm 15 tuổi, chị đã hăng hái tham gia cách mạng, lập nhiều chiến công vang dội. Tháng 5/1950, bị giặc Pháp bắt, tra tấn dã man nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cách mạng. Năm 1952, giặc đày chị ra Côn Đảo và hành quyết. Năm 1993, Nhà nước đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
Tấm gương của chị Võ Thị Sáu làm cho chúng em vô cùng ngưỡng mộ, kính trọng vì những gì chị đã hy sinh cho quê hương, tổ quốc để chúng em hôm nay được hưởng cuộc sống thái bình.
THAM KHẢO 7
    Theo truyền thuyết kể lại vua Lê Lợi được thần Long Quân sai rùa vàng trao kiếm dẹp giặc Minh. Lê Lợi là vị vua đầu tiên của nhà Hậu Lê - triều đại dài nhất trong lịch sử Việt Nam. Nhà vua sinh năm 1385. Khi vua hai mươi mốt tuổi, giặc Minh kéo sang xâm lược nước ta. Trước những cai trị độc ác, tàn bạo của kẻ thù, Lê Lợi nuôi chí lớn đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi. Lê Lợi đã tập hợp quân lính để thực hiện điều đó. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nhanh chóng diễn ra. Sau chục năm chiến đấu gian khổ, vị tướng Lê Lợi và toàn quân đã thắng lợi, dẹp tan giặc Minh. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế. Vị vua thành lập ra nhà Hậu Lê đã đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ. Lê Lợi quả thực là một anh hùng dân tộc ta.
TIẾT HỌC ĐẾN ĐÂY
LÀ KẾT THÚC.
CHÚC CÁC EM
LUÔN HỌC GIỎI,
CHĂM, NGOAN.
nguon VI OLET