LUYỆN TẬP
THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KIỂN THỤY
GIÁO VIÊN: HOÀNG VĂN CHƯƠNG
TRÒ CHƠI
AI NHANH ------------ AI ĐÚNG
KHỞI ĐỘNG
Câu 1: Bình luận trong văn nghị luận là gì?
A. Là một thao tác lập luận nhằm đề xuất và thuyết phục người khác tán đồng với nhận xét đánh giá, bàn luận của mình về một vấn đề nào đó.
B. Là một thao tác lập luận nhằm làm cho người khác hiểu rõ về một vấn đề nào đó.
C. Là một thao tác lập luận nhằm mục đích làm cho người khác tin là có thật, là đúng về một vấn đề nào đó.
D. Là một thao tác lập luận nhằm mục đích làm cho người khác thấy được mối tương quan giữa các vấn đề trong đời sống.
A. Là một thao tác lập luận nhằm đề xuất và thuyết phục người khác tán đồng với nhận xét đánh giá, bàn luận của mình về một vấn đề nào đó.
Câu 2: Mục đích của thao tác lập luận là gì?
A. Là chứng minh vấn đề là đúng, là có thật.
B. Là giải thích rõ về đối tượng được nói đến.
C. Là đánh giá, bàn luận để xác định phải-trái, hay-dở, đúng-sai và có sự trao đổi ý kiến với người đối thoại.
D. Là bác bỏ vấn đề không đúng, không có thật.
C. Là đánh giá, bàn luận để xác định phải-trái, hay-dở, đúng-sai và có sự trao đổi ý kiến với người đối thoại.
Câu 3: Nối cột A với cột B để có các bước bình luận phù hợp.
A
B
1. Bước thứ nhất
2. Bước thứ hai
3. Bước thứ ba
a. Bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.
b. Đánh giá về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.
c. Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.
Câu 4: Điền đúng - sai vào trước các cách bình luận thường được lựa chọn để nêu và bảo vệ quan điểm của người viết (nói) ?
A. Đứng hẳn về một phía, ủng hộ phía mình cho là đúng và bác bỏ phía chắc chắn mình cho là sai.
B. Mượn toàn bộ những ý kiến người khác đã từng bàn luận về vấn đề mình chọn để thể hiện chính kiến của mình.
C. K?t h?p nh?ng ph?n dỳng v� h?n ch? c?a m?i phớa d? di t?i m?t dỏnh giỏ dỳng d?n, h?p lớ.
D. Đưa ra cách đánh giá của riêng mình.
đ
S
đ
đ
LUYỆN TẬP
THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
Vì sao bài văn em viết để tham gia diễn đàn nên là một bài bình luận?
I. LUYỆN TẬP.
BÀI 1 (SGK /81).
Anh/chị được giao viết một bài văn bình luận để tham gia diễn đàn do Đoàn Thanh niên nhà trường tổ chức với đề tài: “Lời ăn tiếng nói của học sinh văn minh, thanh lịch”.
a. Xác định cách viết:
- Bài viết tham gia diễn đàn nên là một bài văn BL vì:
+ Ở đây người viết cần đưa ra chính kiến, quan điểm của mình.
+ Đồng thời phải thuyết phục được mọi người rằng đó là quan điểm đúng, thái độ đúng, nên làm, nên nghe theo.
Theo em, vấn đề cần phải bình luận ở đây là gì?
- Vấn đề cần bàn luận tập trung xoay quanh đề tài: “Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch”.
Em thấy đề tài này có những khía cạnh nào cần bình luận?
- Đề tài này có một số khía cạnh bàn luận chính sau:







Chống nói tục, chửi thề trong học sinh.
Học sinh cần biết “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Học sinh cần biết nói “cảm ơn” và “xin lỗi”.
Học sinh nên biết dùng cách nói nhã nhặn mà không làm mất đi sự chân thành....
Theo em, ta nên chọn toàn bộ hay chỉ một khía cạnh của đề tài này để bình luận? Vì sao?
- Ta không nên bàn về toàn bộ vấn đề, vì:
+ Như vậy sẽ khó tránh khỏi việc nói chung chung, không sâu sắc.
+ Chỉ nên chọn bình luận về một khía cạnh của vấn đề.
- Chọn một khía cạnh của đề tài để bình luận: Biết nói “cảm ơn” và “xin lỗi”.
Nếu bàn luận về khía cạnh này thì bài viết nên theo dàn ý như thế nào? Hãy trình bày dàn ý em đã chuẩn bị ở nhà?
I. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề: Học sinh cần biết nói lời “Xin lỗi» và «cảm ơn”:
II. Thân bài:
1. Giải thích “xin lỗi, cảm ơn”:
- “Cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó đối với những người giúp mình. 
- “Xin lỗi” là lời bày tỏ thái độ ân hận, hối lỗi trước những sai lầm mình đã gây ra cho những người khác. Tùy theo hậu quả xảy ra mà lời xin lỗi có được tha thứ.
2. Bàn luận:
a) Vì sao phải “cảm ơn” và “xin lỗi”:
- Người Việt Nam ta trọng tình trọng nghĩa, ngay thẳng, biết nói cảm ơn khi nhận ơn, biết xin lỗi khi mắc lỗi. Đó là một nguyên tắc đạo đức.
- Tại sao phải cảm ơn, phải xin lỗi: Để lương tâm được thanh thản...
- Cảm ơn, xin lỗi làm cho xã hội trở nên gắn kết, loài người gần gũi và hiểu nhau hơn.
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như mỗi chúng ta không biết cảm ơn, xin lỗi? (khi đó liệu mọi người còn dám giúp đỡ ta không?)
b) Biểu hiện của “xin lỗi” và “cảm ơn”:
* Cảm ơn:
- Vào ngày lễ tặng hoa cho mẹ để thể hiện lòng biết ơn.
DÀN Ý THAM KHẢO
Em hãy trình bày đoạn văn đã viết ở nhà?
b. Diễn đạt một luận điểm trong phần thân bài của dàn ý vừa lập ở trên: Thực trạng nói lời «cảm ơn» và «xin lỗi» trong học sinh ngày nay.
b. Diễn đạt một luận điểm trong phần thân bài của dàn ý vừa lập ở trên:
Một sự thật đáng buồn là văn hóa “xin lỗi” và “cảm ơn” của người Việt Nam nói chung và học sinh thanh niên nói riêng ngày càng có chiều hướng đi xuống. Giới trẻ dường như không còn có phản xạ «cảm ơn» khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác, điều này có thể dễ dàng nhìn thấy, nghe thấy khi các bạn trẻ giao tiếp với nhau và với những người xung quanh. Chẳng hạn khi mua hàng, nhiều bạn trẻ thường có suy nghĩ rằng, họ bỏ tiền ra để mua dịch vụ, vì thế, người bán hàng cần «cảm ơn» họ chứ họ không cần thiết phải nói lời «cảm ơn». Suy nghĩ sai lệch này chắc hẳn đã và đang được tư duy bởi phần lớn giới trẻ hiện nay. Tương tự như vậy, hiện nay cũng không còn nhiều bạn trẻ biết nói lời “xin lỗi”. Ta từng bắt gặp nhiều trường hợp có bạn khi lỡ va quệt vào người tham gia giao thông, thay vì nói lời “xin lỗi” thì người đó lại quay ra mắng chửi thậm tệ như “không biết đi à”, “mắt để đâu đấy”, thậm chí còn cố tình gây sự, ăn vạ đòi bồi thường.... Thiết nghĩ để làm người đã khó, để làm người tốt càng khó hơn. “Học ăn, học nói, học gói, học mở” . Ta không nên“coi thường” những người bình thường, giản dị và thậm chí là nhỏ bé... Giới trẻ hãy nên bắt đầu từ câu nói «xin lỗi» sau mỗi sai lầm của mình và nói lời «cảm ơn» trước sự giúp đỡ của người khác – dù bất cứ người đó là ai. Đây là cách ứng xử tối cơ bản của những người lịch thiệp. Nó sẽ giúp chúng ta hòa giải mọi khúc mắc và hiểu lầm, để rồi gắn kết con người lại với nhau.
ĐOẠN VĂN THAM KHẢO
BÀI 2 (SGK / 83).
a. Viết tiếp một đoạn văn bình luận để trình bày một luận điểm trong dàn ý của Bài tập 1: Nguyên nhân của thực trạng HS ít biết nói lời «cảm ơn» và «xin lỗi».
Em hãy trình bày đoạn văn đã viết ở nhà?
ĐOẠN VĂN THAM KHẢO
Nguyên nhân của tình trạng này một phần được đổ lỗi do sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Con người ngày nay thường dành quá nhiều thời gian cho những thiết bị điện tử hiện đại như: smartphone, ipad, laptop, ti vi... Thay vì ra đường gặp gỡ và tăng cường khả năng giao tiếp, hầu hết mọi người quen lựa chọn ở nhà để nói chuyện với bạn bè qua điện thoại, nhắn tin .... Để rồi bản tính con người từ đó cũng bớt thiện lương hơn do ít được đặt trong tình huống giao tiếp trực diện. Những lời «xin lỗi», «cảm ơn» chẳng còn có cơ hội được thể hiện chức năng. Khi qua khoảng cách màn hình, ta không thể biết đối phương đang làm gì bên kia, xung quanh họ có những ai, họ bình phẩm về ta như thế nào. Nhân tính con người cứ thay đổi theo guồng xoay phát triển của thời đại công nghệ. Hơn nữa, phải thừa nhận một điều rằng, từ trước tới nay, việc giáo dục chuẩn mực ứng xử cũng ít được quan tâm. Một số phụ huynh dành thời gian đi kiếm tiền nhiều hơn là dạy dỗ con trẻ cách cư xử sao cho phải phép. Những lớp kĩ năng sống mở ra chỉ phần nào khỏa lấp được sự thiếu thốn về mặt giáo dục nhân cách. Tuy nhiên, cũng không phải đứa trẻ nào cũng được uốn nắn, bài bản trong môi trường chuyên nghiệp như vậy. Hơn nữa, việc không nói lời «cảm ơn» hay «xin lỗi» cũng không gây ảnh hưởng ngay đến các mối quan hệ nên con người có chiều hướng xao nhãng, dẽ dàng bỏ qua. Từ đó dẫn đến việc nhiều người không có thói quen nói «xin lỗi» và «cảm ơn» trong những tình huống cần thiết. Tồi tệ hơn, có những trường hợp bị ảnh hưởng bởi cách giáo dục ứng xử tiêu cực nên lâu dần đã tạo thành bức tường ngăn cách với thế giới, thui chột khả năng giao tiếp và ứng xử của cá nhân đó. Hai từ «cảm ơn» và «xin lỗi» tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có quá nhiều lý do để ngăn cản chúng ta nói ra….
b. Viết bài văn bình luận bàn về hiện tượng đang được xã hội quan tâm: Bảo vệ môi trường.
Bài văn này nên viết theo dàn ý như thế nào? Hãy trình bày dàn ý đã chuẩn bị của em?
Xác định vấn đề cần bình luận:
  - Bảo vệ môi trường hiện nay.
2. Đánh giá vấn đề cần bình luận:
- Tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống con người.
+ Tạo sự sống cho con người và muôn vật.
+ Che chắn cho con người khỏi những nguy hại từ thời tiết.
+ Cung cấp nhiều tài nguyên quý giá cho con người
3. Bàn về vấn đề cần bình luận:
a. Thực trạng môi trường hiện nay:
  - Môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng do các hoạt động thiếu ý thức của con người.
b. Nguyên nhân:
+ Nạn thải chất thải từ nhà máy, khu công nghiệp ra sông…
+ Nạn tàn phá rừng bừa bãi…
c. Hậu quả:
- Nguy cơ có thể xảy ra do biến đổi  về môi trường:
+ Không khí bị ô nhiễm, nguy hại đến sự sống.
+ Thiên tai nghiêm trọng

DÀN Ý THAM KHẢO
- Diễn đạt một luận điểm trong phần thân bài của dàn ý vừa lập: Thực trạng môi trường hiện nay.
Em hãy trình bày đoạn văn viết ở nhà?
Thực trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra rất nghiêm trọng. Trước hết là ô nhiễm nguồn không khí: các nhà máy đã và đang thải ra môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác. Rồi ô nhiễm nguồn nước: hiện nay thế giới và đặc biệt là Việt Nam đã bị ô nhiễm nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền đang bị thiếu nghiêm trọng. Rất nhiều cánh rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn thì bị chặt phá, đốn hạ không thương tiếc bởi chính bàn tay của con người. Sẽ là không đầy đủ nếu ta không kể đến một thưc trạng nữa là ô nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, bị khô cằn, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế ngày một gia tăng…
ĐOẠN VĂN THAM KHẢO
- Diễn đạt một luận điểm trong phần thân bài của dàn ý vừa lập: Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường hiện nay.
Em hãy trình bày đoạn văn đã viết ở nhà?
Có nhiều nguyên nhân khiến cho môi trường sống của chúng ta bị ô nhiễm. Nguyên nhân chính là do ý thức của con người không tôn trọng luật pháp bảo vệ môi trường. Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, diện tích bao phủ bị giảm nghiêm trọng. Chỉ vì lợi nhuận kinh tế trước mắt mà nhiều công ti, nhà máy, xí nghiệp đã bất chấp luật pháp thải ra môi trường, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt không phân huỷ được,...Hiện nay, nhận thức của nhiều người về ô nhiễm môi trường còn rất hạn chế... Trong khi đó luật pháp Nhà nước chưa thực sự nghiêm minh, chế tài chưa đủ mạnh để ngăn chặn mọi sự vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường... Việc giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tổ chức thường xuyên. Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi, không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hỏi của người dân. Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp, ý thức bảo vệ môi trường chưa cao. …
ĐOẠN VĂN THAM KHẢO
- Diễn đạt một luận điểm trong phần thân bài của dàn ý vừa lập: Hậu quả của ô nhiễm môi trường hiện nay.
Em hãy trình bày đoạn văn đã viết ở nhà?
Ô nhiễm môi trường đã và đang gây ra nhiều tác hại lớn. Trước hết là đối với sức khỏe: không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nguồn nước gây ra hơn 14.000 cái chết mỗi ngày, mà chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư không thể chữa trị. Đối với hệ sinh thái: lưu huỳnh điôxít và các ôxít của nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ PH của đất. Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các cơ thể sống khác. Còn khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật sẽ nhận được để thực hiện quá trình quang hợp. Các loài động vật có thể xâm lấn,cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học. Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy...
ĐOẠN VĂN THAM KHẢO
- Diễn đạt một luận điểm trong phần thân bài của dàn ý vừa lập: Biện pháp bảo vệ môi trường hiện nay.
Em hãy trình bày đoạn văn đã viết ở nhà?
Ô nhiễm môi trường gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng nên cần có những biện pháp để ngăn chặn. Bản thân con người phải ý thức được những tác hại to lớn khi môi trường ô nhiễm. Hệ thống pháp lí, chế tài của Nhà nước cần nghiêm minh hơn để xử phạt thích đáng các cá nhân và tổ chức vi phạm. Nhà trường cần phối kết hợp với các ban ngành thường xuyên nhắc nhở, tuyên truyền, kiểm tra ý trường thức tự giác của học sinh về việc giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường. Nhà trường cũng nên có những hình thức khiển trách đúng mức đối với những học sinh có thói quen vứt rác bừa bãi, chặt bẻ cây xanh. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần chú ý giáo dục ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. Trong thời gian gần đây, chúng ta thường được nghe nói đến phong trào "Giờ Trái Đất". Đó cũng là một trong những hoạt động thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường. Đặc biệt là các giải pháp này chúng ta cần phải thực hiện một cách đồng bộ, thường xuyên, liên tục để khắc phục những hậu quả của sự ô nhiễm môi trường. Từ đó tạo ra môi trường sống trong lành cho con người…..
ĐOẠN VĂN THAM KHẢO
Tiếp tục luyện viết một số đoạn văn bình luận để trình bày những luận điểm còn lại của của Bài tập 2 đã xây dựng dàn ý trên lớp.
II. DẶN DÒ
CẢM ƠN
CÁC EM!
nguon VI OLET