Nguyên lí tảng băng trôi
ông già và biển cả


Trường cao đẳng nam sài gòn

gv: trương thị thái hòa
lớp: vhik3 - i

một số hình ảnh của nhà văn ernest hemingway
i. đọc - hiểu chú thích
1. Tác giả:
- Ernest Hemingway (1899-1961) là nhà văn Mỹ tài ba, để lại dấu ấn đậm nét trong văn xuôi hiện đại phương Tây.
- Sau khi tốt nghiệp trung học, ông làm phóng viên chiến trường trong hai cuộc chiến tranh thế giới.
- Yêu thích thiên nhiên hoang dã.
- Ông mang tâm trạng thất vọng về xã hội đương thời, tự nhận mình thuộc “thế hệ mất mát”.
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ Giã từ vũ khí (1929),
+ Chuông nguyện hồn ai (1940).
+ Ông già và biển cả (1952).
Nguyên lí tảng băng trôi
Tác phẩm tiêu biểu cho lối viết “Tảng băng trôi”:
Ba phần nổi bảy phần chìm, nhà văn không trực tiếp làm cái loa phát ngôn cho tác phẩm mà để cho người đọc tìm hiểu, suy ngẫm về các tầng ý nghĩa của truyện. Dung lượng câu chữ ít nhưng “khoảng trống” được tác giả tạo ra nhiều, chúng có vai trò to lớn trong việc nâng tầm ý nghĩa cho văn bản, tạo nên tính đa nghĩa cho văn bản. (Lẽ ra câu chuyện dài gần một ngàn trang nhưng ông đã rút xuống ngắn gọn hơn).
tàu titanic va vào tảng băng
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ
Được xuất bản lần đầu trên tạp chí Đời sống. Tác phẩm gây tiếng vang lớn và hai năm sau Hemingway được nhận giải Nô-ben.
b. Tóm tắt đoạn trích

Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Xan-ti-a-gô, một “ông già” đánh cá người Cuba, 74 tuổi . Suốt 84 ngày liền, ông lão không bắt được một con cá nào, làng chài cho rằng lão đã “đi đứt” vì vận rủi. Cậu bé Ma-nô-lin cũng bị cha mẹ không cho đi câu chung với lão nữa. Vào ngày thứ 85, lão quyết định ra khơi trước khi trời sáng. Lần này lão đi thật xa, đến tận vùng Giếng Lớn. Khoảng trưa, một con cá lớn cắn câu, kéo thuyền về hướng Tây Bắc. Sáng ngày thứ hai, con cá nhảy lên . Đó là một con cá kiếm, lớn đến nỗi trước đây lão chưa từng nhìn thấy. Con cá lại lặn xuống, kéo thuyền chạy về hướng Đông. Sang đến ngày thứ ba, con cá bắt đầu lượn vòng. Dù đã kiệt sức, lão kiên trì thu ngắn dây câu, rồi dốc toàn lực phóng lao đâm chết được con cá, buộc nó vào mạn thuyền rê dắt về. Nhưng chẳng bao lâu nhiều đàn cá mập đánh hơi được đã lăn xả tới. Từ đó đến đêm, lão lại đem hết sức tàn chống chọi với lũ cá mập, phóng lao, vung chày, thậm chí dùng cả mái chèo để đánh, giết được nhiều con, đuổi được chúng đi, nhưng cuối cùng con cá kiếm chỉ còn trơ lại một bộ xương.





1. Cuộc đấu tranh giữa ông lão và con cá kiếm
- Thời điểm: mặt trời mọc lên lần thứ ba.
- Tình cảnh: lão mệt thấu xương, mồ hôi ướt đẫm, cảm thấy đơn độc.
- Mục đích: chiến thắng được con cá kiếm lượn vòng mạnh bạo lặp đi lặp lại:

Ông già đánh cá là một ngư phủ lành nghề, kiên cường, chiến đấu với con cá kiếm ông lão cảm giác đau đớn nơi bàn tay, bằng những cố gắng mãnh liệt của hai đấu thủ, ông già kiệt sức và con cá kiếm bị thương nhưng hai bên đều chống chọi, dũng cảm, kiên cường.


2. Cảm nhận của ông lão về con cá kiếm
- Từ xa đến gần ″đến vòng thứ ba...″ con cá mãnh liệt và dữ dội, ông cảm nhận trực tiếp..
- Cảm nhận gián tiếp (sợi dây, mũi lao)
- Con cá ngày càng lộ dần: nhìn thấy từng bộ phận trước khi nhìn thấy cả con cá.
→ Diễn biến càng lúc càng mãnh liệt và đau đớn. Vẻ đẹp con cá, thái độ của người đi săn và con mồi hàm chứa ý nghĩa: Con cá là hình ảnh của ước mơ, của lí tưởng mà mỗi con người theo đuổi trong cuộc đời, nó hiển hiện ngay trước mắt nhưng xa vời, khó nắm bắt và vì thế con cá (ước mơ, mục đích) không còn đẹp đẽ, huy hoàng như trước.
iii. kết luận

Nghệ thuật:
-Lối kể chuyện độc đáo kết hợp giữa lời kể độc thoại nội tâm với lời văn miêu tả cảnh vật .
- Xây dựng ý nghĩa hàm ẩn của hình tượng con cá kiếm, cậu bé và tính đa nghĩa của ngôn từ.
Nội dung
Cuộc hành trình đơn độc, nhọc nhằn của con người vì một khát vọng lớn lao là chứng minh cho chân lí: “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”.
nguon VI OLET