Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Nguyễn Khuyến xuất thân trong một gia đình như thế nào?
Trí thức Tây học.
Nông dân nghèo
Nhà nho nghèo
Giàu có
Câu 2: Về thể loại, Nguyễn Khuyến có đóng góp lớn đối với văn học Việt Nam ở mảng nào?
Thơ ngũ ngôn
Hát nói
Câu đối
Song thất lục bát
Câu 3: Dòng nào dưới đây nhận định không chính xác về Nguyễn Khuyến?
Nguyễn Khuyến là người có tài năng và cốt cách thanh cao.
Ông có một tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc.
Khi từ quan, ông dùng ngòi bút tấn công trực diện, mạnh mẽ vào bọn bán nước và cướp nước.
Ông sống trọn đời giản dị và thanh bạch.
Câu 5: Nhận định nào dưới đây đúng nhất với bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến?
Cảnh thu trong bài thơ gợi nỗi buồn tiếc nuối.
Cảnh thu trong bài thơ đẹp xôn xao lòng người.
Cảnh thu trong thơ bài thơ đẹp nhưng tĩnh lặng, đượm buồn.
Cảnh thu trong bài thơ nhuốn trọn nỗi buồn mất nước.








THƯƠNG VỢ
Trần Tế Xương
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
a.Cuộc đời:
- Trần Tế Xương (1870 - 1907) người làng Vị Xuyên, Mỹ Lộc, Nam Định.
- Xuất thân trong gia đình nhà nho nghèo
-Có tài, thi cử lận đận: 8 lần thi, chỉ đỗ tú tài nhưng cũng chỉ là tú tài thiên thủ (lấy thêm). Sau đó không sao lên nổi cử nhân, mặc dù đã kiên trì theo đuổi.
- Cá tính sắc sảo, phóng túng, không chịu gò mình vào khuôn sáo trường quy
Sống nghèo túng, nhờ vợ.
Nhà của Tú Xương tại số 280 phố Hàng Nâu
b. Sự nghiệp sáng tác:
Sáng tác chủ yếu là thơ Nôm, với khoảng hơn một trăm bài ở nhiều thể loại: thất ngôn bát cú, tứ tuyệt, phú…
- Thơ của Tú Xương là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình. Sở trường của ông là thơ trào phúng với sức châm biếm mạnh mẽ, sâu sắc xuất phát từ tấm lòng nhân đạo và yêu nước thiết tha
2/ Tác phẩm
-Đề tài độc đáo: viết về bà Tú
-Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật (chữ Nôm)
- Chủ đề: Bài thơ ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của bà Tú và thể hiện nhân cách của nhà thơ.
- Bố cục:
+ Đề- thực-luận-kết
+ 6 câu đầu: chân dung bà Tú và 2 câu cuối: thái độ trực tiếp của ông Tú


II/ Đọc- hiểu
Quanh năm buôn bán ở mom sông, 
Nuôi đủ năm con với một chồng. 
Lặn lội thân cò khi quãng vắng, 
Eo sèo mặt nước buổi đò đông. 
Một duyên hai nợ âu đành phận, 
Năm nắng mười mưa dám quản công. 
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
(Trần Tế Xương)

 1/ Hai câu đề: hình ảnh bà Tú qua nỗi lòng của ông Tú
- “Quanh năm buôn bán ở mom sông”
(thời gian) (công việc) (không gian)





=> Sự vất vả, nguy hiểm trong công việc của bà Tú
triền miên không ngơi nghỉ
chênh vênh, ba bề là nước, dễ sạt lở.
- “Nuôi đủ năm con với một chồng”
+ Nuôi đủ: không để cho chồng con thiếu thốn
+ số từ năm, một tính cụ thể công ơn của vợ
+Nhịp 4/3 tách 2 vế : 5 con/ 1 chồng hóm hỉnh, hài hước, ông Tú tự nhận mình là kẻ ăn bám, vô tích sự
=> ở hai câu đầu, bà Tú hiện ra là người vợ, người mẹ đảm đang, tháo vát, chu toàn mọi bề. Ta cũng thấy rõ sự hối hận và biết ơn của ông Tú
2. Hai câu thực: Đặc tả cảnh làm ăn vất vả của bà Tú
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
-từ láy gợi hình “lặn lội”+ đảo ngữ “Lặn lội thân cò” nhấn mạnh, tô đậm thêm nỗi cơ cực, vất vả của bà Tú
-hình ảnh ẩn dụ “thân cò”: rất phù hợp, gây ấn tượng mạnh về nỗi vất vả, gian truân và gợi nỗi đau thân phận
-‘Khi quãng vắng’: là lúc sớm tinh mơ, là lúc đêm hôm khuya khoắt thân gái dặm trường, nguy hiểm mà ông Tú không có mặt, không thể làm gì để giúp đỡ.

không gian, thời gian heo hút, chứa đầy lo âu nguy hiểm con cò trong “thương vợ” rợp ngợp trong không gian, rợp ngợp trong thời gian có phần xót xa, tội nghiệp hơn hình ảnh con cò trong ca dao.
Câu thơ khắc hoạ hình ảnh bà Tú lặn lội sớm khuya vất vả, một mình thui thủi, bươn chải, lam lũ bán gạo vì chồng vì con.
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
-từ láy gợi thanh “eo sèo”+ đảo ngữ: “eo sèo mặt nước”: âm thanh mua bán, trả giá, lời qua tiếng lại, tranh mua tranh bánnhấn mạnh nỗi cơ cực của bà Tú
-“Buổi đò đông”



 bà Tú phải chấp nhận nguy hiểm, cực nhọc
vì miếng cơm manh áo nuôi chồng, nuôi con.

nhiều con đò

nhiều người trên con đò
Phép đối giữa hai câu thực : miêu tả nỗi cơ cực, vất vả và công việc nguy hiểm của bà Tú
 hai câu thực vẽ nên hình ảnh bà Tú trong mối quan hệ với đời. Đồng thời thể hiện sự thông cảm, biết ơn và khâm phục của ông Tú dành cho vợ mình
3. Hai câu luận
Một duyên hai nợ âu đành phận

- thành ngữ ‘Một duyên hai nợ’: số từ, tăng cấp (“một”- “hai”)-> bà Tú xuất thân dòng dõi nho gia “con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ”. Bà lấy ông Tú, có con với ông, nuôi ông , nuôi con vô cùng vất là do duyên phận
duyên là điều tốt đẹp , là sự hòa hợp tự nhiên , còn nợ là gánh nặng , là trách nhiệm mà con người ta bị vướng mắc phải . Duyên là sự may mắn , còn nợ là sự rủi ro .
sung sướng thì ít ỏi mà khổ cực thì lại nhiều
-“ âu đ ành ph ận” -: b à T ú cam chịu s ố ph ận , âm th ầm hy sinh, không hề thở than, trách móc chồng.
Năm nắng mười mưa dám quản công
-Thành ngữ “Năm nắng mười mưa”:
+“nắng”, “mưa”: chỉ sự vất vả, gian truân của bà Tú
+ số từ, tăng dần “năm-mười”: chỉ sự vất vả, cực nhọc của bà Tú tăng theo thời gian
- “Dám quản công”: vất vả mấy bà cũng không quản ngại công sức
 sự vất vả , gian truân cũng như sự chịu thương chịu khó , cam chịu hi sinh thầm lặng không một lời oán trách của bà Tú-> Vẻ đẹp tâm hồn người PNVN. Qua đó, ta cũng thấy rõ sự yêu thương của ông Tú dành cho vợ của mình.
- Nghệ thuật đối trong hai câu lụân càng làm nổi bật phẩm chất tần tảo, đảm đang, đức hi sinh của bà Tú.
4. Hai câu kết
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
-“Cha mẹ thói đời” ,
+ “cha mẹ”: tiếng chửi dân gian
+ “thói đời”: cái xã hội trọng nam khinh nữ, bắt người chồng phải đi thi, bắt người vợ lo mọi việc trong ngoài “chồng chúa, vợ tôi”
TX chửi đổng, chửi đời. Ông xót thương cho bà Tú mà chửi thay bà
-“Ăn ở bạc”: NT có chút thậm xưng, thực tế ông không đối xử “bạc” với vợ. Chỉ có điều ông thi cử mãi vẫn không đậu, không thể ra làm quan giúp đời, giúp vợ -> tâm trạng chua xót, cay đắng của NT- 1 người tài hoa mà không gặp thời.
“Có chồng hờ hững cũng như không”:
-so sánh + từ láy “hờ hững” -> câu thơ dí dỏm, TX tự kết tội mình cũng là để tự trách mình là người chồng thừa, một người chồng “hờ hững”, vô tích sự . Ông Tú tự trào, tự xỉ vả mình,đại trượng phu mà ăn bám vợ, để vợ nuôi lưng dài tốn vải
Với nghệ thuật trào phúng (tự trào), hai câu kết dâng trào cảm xúc của tác giả: càng thương vợ thắt lòng, lại càng giận mình không gánh vác gì cho vợ đã đành, lại còn thêm gánh nặng cho bà.
Tú Xương không hề hờ hững với vợ. Ông còn là người chồng tự trọng, biết xấu hổ vì mìnhnhân cách của người chồng Tú Xương được nâng cao hơn trong mắt người đọc.
III. Tổng kết
1. Nội dung : Tình thương yêu, quý trọng vợ của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả gian truân và những đức tính cao đẹp của bà Tú. Qua bài thơ, người đọc không những thấy hình ảnh bà Tú mà còn thấy được những tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương.
2. Nghệ thuật : Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng sáng tạo hình ảnh ngôn ngữ văn học dân gian (hình ảnh thân cò lặn lội, sử dụng thành ngữ) , ngôn ngữ đời sống (cách nói khẩu ngữ, sử dụng tiếng chửi)
nguon VI OLET