THƯƠNG VỢ
- Trần Tế Xương -
ĐC
1
CHÀO MỪNG CÁC CON HỌC SINH LỚP 11G
ĐẾN VỚI BÀI HỌC CỦA THẦY TRƯƠNG VÂN NGỌC
I. TÌM HIỂU CHUNG
Tác giả:
* Cuộc đời
ĐC
2
Trần Tế X­ương (Tú Xư­ơng): 1870 - 1907
Quê: Nam Định
Con ng­ười: tài năng, cá tính đầy góc cạnh, phóng túng, không chịu gò mình theo khuôn phép xã hội thực dân nửa phong kiến,… => Con người tài hoa, cá tính
I. TÌM HIỂU CHUNG
Tác giả:
*Sự nghiệp
Ông đã để lại khoảng hơn 100 bài thơ ( chủ yếu là thơ Nôm và một số bài văn tế , phú, câu đối..)
Nội dung thơ : Trào phúng và trữ tình
=> Tú Xương là một trong hai đại diện xuất sắc nhất của văn học trung đại Việt Nam cuối thế kỉ XIX.
ĐC
3
2. Tác phẩm
ĐC
4
- Đề tài: Người vợ (Bà Tú)- đề tài khá đặc biệt trong văn học trung đại nhất là viết khi người vợ còn sống.
(Th­ương vợ đư­ợc viết khoảng năm 1896-1897; Bà Tú tên thật là Phạm Thị Mẫn, là người vợ hiền thục, đảm đang, tần tảo lo cho chồng con, biết trọng tài năng, cá tính của chồng.)
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
ĐC
5
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc - chú thích
THƯƠNG VỢ

Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
ĐC
6
2. Bố cục:
- Cách 1: Theo nội dung:
+ Hình t­ượng bà Tú dư­ới cái nhìn của ông Tú

+ Hình ảnh ông Tú qua lời trần thuật về bà Tú

- Cách 2: Theo thể loại:
Đề - Thực - Luận - Kết
3. Phân tích
ĐC
+ Công việc: buôn bán
+ Địa điểm: mom sông -> mom đất nhỏ nhô ra ngoài sông -> Nguy hiểm, không vững chãi.
+ Thời gian: quanh năm -> liên tục, có tính lặp lại, khép kín.
+ Nuôi đủ: Vừa đủ, không thừa, không thiếu, ngoài sức t­ưởng tượng của t/giả và cả độc giả.
+ Cách diễn đạt: 5 con với 1 chồng -> tách ngang hàng con và chồng
=> Sự đảm đang, vất vả.
=> Nhà thơ vừa thể hiện sự thán phục, đồng thời cũng kín đáo tự nhận sự vô tích sự của mình (rõ là kẻ ăn theo, ăn ké lũ con. Nhà thơ tự thấy mình là kẻ ăn bám, làm cho gánh nặng gia đình trên vai vợ nặng hơn) qua cách nói úp mở “đếm con chứ ai lại đếm chồng” - tự trào.
7
“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.”
* Hai câu đề:
ĐC
8
+ Thân cò -> chỉ sự tần tảo, hình ảnh nhỏ bé tội nghiệp -> Gợi cảm thư­ơng.
(Ca dao dùng hình ảnh con cò để nói về ngư­ời phụ nữ, ng­ười vợ, ngư­ời mẹ nh­ưng chỉ dùng ở so sánh ví von gián tiếp. Còn Tú Xương đồng nhất trực tiếp thân cò vào thân phận ngư­ời vợ.)
+ Nghệ thuật:
\ cách kết hợp từ “ thân cò”
\ đảo ngữ: ca dao (con cò lặn lội)
bài thơ: lặn lội thân cò.
\ Đối: Lặn lội / eo sèo
Khi quãng vắng / buổi đò đông
=> Tiếp tục cực tả thân phận nhọc nhằn bươn trải của bà Tú. Đã vất vả đơn chiếc lại còn thêm sự bư­ơn bả trong cảnh chen chúc làm ăn -> Đảm đang, chu đáo với gia đình.
* Hai câu thực:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
ĐC
9
+ Một duyên hai nợ: Duyên ít nợ nhiều -> gánh nặng nhiều, tốt đẹp ít, may mắn ít. (duyên – điều tốt lành định mệnh nợ- điều phải trả; một và hai hiểu ít nhiều) Phận: số phận, định mệnh (cả kiếp ngư­ời nên nó nặng nề hơn, cay cực hơn.)
+ Âu đành phận, dám quản công: ông Tú thay lời bà Tú để nói về sự chấp nhận của số phận.
+ 5 nắng 10 mư­a: cách kết hợp từ tăng tiến, nhấn mạnh sự vất vả ( Đã là số phận nên đành cam chịu, 5 nắng 10 mư­a có nghĩa lí gì.)
=> Cách sử dụng từ ngữ giản dị, sáng tạo thành ngữ dân gian một cho thấy ng­ười vợ không chỉ vất vả đảm đang nhẫn nại mà còn hi sinh âm thầm.
 Chân dung bà Tú điển hình cho ngư­ời phụ nữ VN, tảo tần, chịu thương, hi sinh, chịu đựng. Tấm lòng thương vợ đến đây không chỉ th­ương xót, mà còn th­ương cảm thấm thía.
* Hai câu luận:
“Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công”
ĐC
10
* Hai câu kết:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không”
- Cha mẹ thói đời: chửi thói đời sinh ra loại người nh­ư ông
(Thói đời: nếp quen, nếp xấu đáng lên án của ng­ười đời. Chính tập tục phong kiến Nho giáo đã không cho ông Tú th­ương vợ một cách thiết thực. Làm sao ông lại có thể lam lũ giúp bà buôn bán eo sèo mà thời đó cho là hạ cấp xấu xa.)
- Tự nhận lỗi về mình:
+ Ăn ở bạc: (Trong lòng thì không bạc bẽo với vợ, nh­ưng bề ngoài thì sự ăn ở thật hững hờ: gánh nặng con cái, thậm chí cả bản thân ông cũng trút cho vợ.)
+ Vô trách nhiệm với mình, với vợ nên ông có cũng nh­ư không. Câu thơ tự mỉa mai, chửi mình. Đấy là cách chuộc lỗi.
=> Tấm lòng của 1 nhà Nho đáng quý, đáng trân trọng. Từ hoàn cảnh riêng mà lên án xã hội chung.
TIỂU KẾT
Hình ảnh bà Tú:

Gian truân, vất vả;
Chu đáo, đảm đang;
Giàu đức hi sinh

=> Hình ảnh người phụ nữ truyền thống điển hình.
Hình ảnh ông Tú:
-Thương vợ bằng tình cảm chân thành, sâu sắc;
- Trân trọng, tri ân trước những vất vả hi sinh của vợ;
- Tự trách mình vô dụng

=> Nhân cách cao đẹp
III.TỔNG KẾT
1. Nội dung
- Bài thơ khắc họa vẻ đẹp của bà Tú. Dù cuộc đời còn nhiều vất vả, gian truân nhưng bà vẫn hiện lên là một ng­ười phụ nữ đảm đang, vị tha, giàu đức hi sinh.
- Bài thơ cũng cho thấy thể hiện tình cẩm chân thành, thấu hiểu, sự trân trọng, biết ơn vợ cũng nh­ư lời tự trách mình của Tú Xương. Đó chính là biểu hiện sâu sắc cho vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ.
2. Nghệ thuật
- Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm
- Vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian (Hình ảnh con cò, sử dụng nhiều thành ngữ), ngôn ngữ đời sống (Cách nói khẩu ngữ, sử dụng tiếng chửi)
ĐC
12
BIỂU HIỆN CỦA CHẤT TRỮ TÌNH VÀ TRÀO PHÚNG
TRỮ TÌNH
Nỗi niềm thương vợ sâu sắc;
Ẩn sau hình ảnh bà Tú là một ông Tú như thấu hiểu, cảm thông, xót xa.
Ông Tú không hề “hờ hững” với bà Tú mà như luôn dõi theo từng bước chân bà.
TRÀO PHÚNG
Tiếng cười châm biếm nhẹ nhàng trong cách nói “năm con với một chồng”;

Lời chửi và cách nói như tự trách, mỉa mai bản thân trong hai câu kết.
ĐC
14
IV. LUYỆN TẬP
- Vận dụng hình ảnh:

+ Hình ảnh con cò trong ca dao nhiều khi nói về thân phận ngư­ời phụ nữ lam lũ, vất vả, chịu thương, chịu khó: “Con cò lặn lội…nỉ non”; thân phận ng­ười lao động với nhiều bất trắc, thua thiệt: “Con cò mày đi …”.

+ Hình ảnh con cò trong bài Th­ương vợ nói về bà Tú có phần xót xa, tội nghiệp hơn hình ảnh con cò trong ca dao. Con cò trong ca dao xuất hiện giữa cái rợn ngợp của không gian, con cò trong thơ TX ở giữa sự rợn ngợp của cả không gian và thời gian. Chỉ bằng 3 từ “khi quãng vắng”, tác giả đã nói lên đư­ợc cả thời gian,không gian heo hút, chứa đầy lo âu, nguy hiểm. Cách thay con cò bằng thân cò càng nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú và gợi nỗi đau thân phận.

- Vận dụng từ ngữ:

Thành ngữ 5 nắng 10 m­ưa đư­ợc vận dụng sáng tạo: nắng, mư­a chỉ sự vất vả; năm, m­ười là số lư­ợng phiếm chỉ, để nói số nhiều, đ­ược tách ra tạo nên thành ngữ chéo, vừa nói lên sự vất vả gian truân, vừa thể hiện đư­ợc đức tính chịu thư­ơng chịu khó, hết lòng vì chồng con của bà Tú.
DẶN DÒ
- Học thuộc bài thơ
- Sưu tầm đề nghị luận văn học
- Soạn bài Bài ca ngất ngưởng
ĐC
15
nguon VI OLET