D?c van :
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
( Hồ Chí Minh )
GV: DƯƠNG THỊ NGÂN
B. PHẦN II
TÁC PHẨM
I . Tìm hiểu chung:
1. Hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác
a.Hoàn cảnh ra đời : (sgk)
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng đồng minh.
- Nhân dân ta giành lại chính quyền. Ngày 26-8-1945, Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập”.
- Ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba Đình Hà Nội, Người đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” - khai sinh ra nước Việt Nam mới.
b.Mục đích sáng tác :
- Khẳng định và tuyên bố quyền tự do độc lập của dân tộc Việt Nam.
- Bác bỏ luận điệu sai trái của thực dân Pháp trước dư luận quốc tế
- Tranh thủ sự đồng tình của nhân dân thế giới
2. Thể loại và bố cục của tác phẩm:
- Thể loại: Văn chính luận
- Bố cục: 3 đoạn:
“Từ đầu … không ai chối cãi được”: Cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn
- “Thế mà… phải được độc lập”: Cơ sở thực tế
- Phần còn lại: lời tuyên bố chính thức trước thế giới
“Tuyên ngôn độc lập”
3. Giá trị lịch sử và giá trị văn học của bản tuyên ngôn
- Giá trị lịch sử to lớn: tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến khẳng định quyền tự chủ và bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới, mở ra một kỉ nguyên độc lập tự do
- Giá trị văn học: một tác phẩm chính luận mẫu mực , áng văn tâm huyết của Hồ Chí Minh
II . Đọc - hiểu văn bản
1. Cơ sở pháp lý của bản “Tuyên ngôn độc lập”:
- Trích câu văn tiêu biểu trong 2 bản tuyên ngôn nổi tiếng của thế giới : “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Mỹ và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của nước Pháp
- Từ nội dung của 2 bản tuyên ngôn trên, Bác khái quát, khẳng định quyền tự do và quyền bình đẳng của các dân tộc trên thế giới – trong đó có dân tộc Việt Nam
-Tác dụng:
+ Tạo được sức thuyết phục, cơ sở pháp lí vững chắc cho bản tuyên ngôn
+ Tăng sức chiến đấu cho bản tuyên ngôn của ta bằng cách dùng nghệ thuật“gậy ông đập lưng ông”: lấy chính giá trị nhân đạo trong 2 bản tuyên ngôn của Pháp, Mỹ để cảnh tỉnh, ngăn chặn, răn đe âm mưu xâm lược Việt Nam
+ Thể hiện sự sáng tạo so với 2 bản tuyên ngôn của Pháp Và Mỹ: Từ quyền con người nâng lên thành quyền dân tộc
+ Thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc khi Bác đặt bản Tuyên ngôn của nước ta ngang hàng với 2 bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ
=>Tóm lại, với cách đặt vấn đề khéo léo , lập luận chặt chẽ, giàu tính chiến đấu, Bác đã tạo được cơ sở pháp lí vững chắc buộc thế giới phải công nhận độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
2.Cơ sở thực tế của bản Tuyên ngôn:
a. Phủ nhận công khai hóa văn minh và tố cáo tội ác của Pháp:
- Thực dân Pháp nêu chiêu bài tự do – bình đẳng – bác ái nhưng thực chất lại cướp nước ta, áp bức đồng bào ta
- Bản Tuyên ngôn đã vạch ra tội ác của chúng hơn 80 năm chúng đô hộ nước ta:
* Về chính trị :
+ “Không cho dân ta chút tự do nào”.
+ “Thi hành những luật pháp dã man”.
+ “Lập ra nhà tù nhiều hơn trường học”…
* Về văn hoá, giáo dục :
+ “Thi hành chính sách ngu dân”.
+ Cai trị dân ta bằng “ thuốc phiện”, “rượu cồn” để làm nòi giống ta suy yếu.
* Về kinh tế :
+ “Bóc lột dân ta đến tận xương tuỷ”
+ đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, bóc lột công nhân tàn nhẫn,… “ hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”.
- Cách tố cáo và thái độ của tác giả :
+ Tố cáo toàn diện, lựa chọn những tội ác tiêu biểu trong từng mặt tội ác của kẻ thù
+ Diễn đạt sinh động, giàu hình ảnh, giàu sức gợi“nhà tù nhiều hơn trường học”; “tắm các cuộc khởi nghĩa trong bể máu”; …
+ Từ “chúng” được điệp lại nhiều lần thể hiện thái độ căm giận và khinh bỉ của tác giả với kẻ thù
=> Đoạn văn đã chỉ rõ và vạch trần bản chất tàn bạo và tội ác tày trời, vô nhân đạo- phi nhân nghĩa của thực dân Pháp với đồng bào ta
b. Phủ nhận công bảo hộ của Pháp:
Thực dân Pháp đầu hàng, mở cửa rước Nhật vào.
Trong 5 năm, bán nước ta 2 lần cho Nhật
Không đáp ứng liên minh cùng Việt Nam chống Nhật mà thẳng tay khủng bố Việt Minh
Ta giúp người Pháp chạy qua biên thùy, ra khỏi nhà giam Nhật, bảo vệ tính mạng và tài sản cho học,…
=> Gịong văn đanh thép, sắc sảo, giàu tính chiến đấu, thuyết phục mạnh mẽ người nghe: Pháp không hề có công bảo hộ mà trái lại chính người Việt Nam đã bảo hộ Pháp
c. Phủ nhận quyền thuộc địa của Pháp:
Khẳng định “Sự thật là …nước ta đã thành thuộc địa của Nhật…dân ta lấy nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”
“Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” -> dân tộc Việt Nam đã đánh đổ chế độ thực dân, phát xít, phong kiến tay sai để giành lại độc lập.
Phủ định dứt khoát và triệt để mọi đặc quyền, đặc lợi của thực dân Pháp đối với đất nước Việt Nam: “thoát ly hẳn”, “xóa hết”,..
Khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập, tự do của dân tộc ... “phải được tự do….phải được độc lập” -> khẳng định tuyệt đối.
=> Nhịp điệu dồn dập, điệp ngữ “sự thật là”, chứng cứ xác thực không thể chối bỏ, Bác hoàn toàn phủ nhận vai trò của Pháp ở Việt Nam
3. Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ độc lập dân tộc:
Tuyên bố với thế giới về nền độc lập của dân tộc Việt Nam
Những từ ngữ trang trọng: “trịnh trọng tuyên bố”, “có quyền hưởng”, “sự thật đã thành” vang lên mạnh mẽ, chắc nịch như lời khẳng định một chân lí.
Bày tỏ ý chí bảo vệ nền độc lập của cả dân tộc → Lời văn đanh thép như một lời thề, thể hiện ý chí, quyết tâm của cả dân tộc.
Tổng kết:
- Là một văn kiện chính trị lớn, tổng kết cả một thời kì lịch sử.
- Là áng văn chính luận mẫu mực với lập luận chặt chẽ, kế thừa các chân lí lớn của thế giới.
- Nâng cao lòng tự hào về truyền thống và lịch sử văn học.


Cám ơn các bạn
đã lắng nghe
nguon VI OLET