Chuyên đề 6
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN BẢO ĐẢM AN NINH CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG, VĂN HÓA, KINH TẾ, XÃ HỘI TRONG TÌNH HÌNH MỚI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giúp học viên nắm được những vấn đề chung về bảo đảm an ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế - xã hội trong tình hình mới.
- Nắm được mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và nguyên tắc bảo đảm an ninh chính trị, tư tưởng văn hóa, kinh tế - xã hội
- Biết được một số giải pháp bảo đảm an ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế - xã hội trong tình hình mới.
2. Kỹ năng:
- Học viên hiểu được những vấn đề chung về bảo đảm an ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế - xã hội.
- Hiểu được mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và nguyên tắc bảo đảm an ninh chính trị, tư tưởng văn hóa, kinh tế - xã hội.
- Tuyên truyền đến mọi người dân để nâng cao nhận thức, đề cao trách nhiệm bảo đảm an ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế - xã hội.
3. Tư tưởng:
Mỗi cán bộ cần nâng cao kiến thức và trách nhiệm đảm bảo an ninh chính trị, tư tưởng văn hóa, kinh tế - xã hội cho mọi người dân.
4. Liên hệ: Mỗi cán bộ, học viên thấy được nội dung quan trọng về bảo đảm an ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế - xã hội trong tình hình mới. Vận dụng vào thực tế công tác tại cơ quan, đơn vị.
II. Chuẩn bị: Giáo án trước khi lên lớp. máy chiếu.....
III. Nội dung lên lớp
PHẦN I

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO ĐẢM AN NINH CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG, VĂN HÓA, KINH TẾ, XÃ HỘI
1. An ninh quốc gia, chiến lược an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh quốc gia
a, An ninh quốc gia
An ninh quốc gia (ANQG) là sự ổn định và phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả sâm phạm độc lập, chur quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.
ANQG theo nghĩa chung nhất, rộng lớn nhất, đó là sự ổn định và phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa - chế độ mà nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng đang từng ngày xây dựng. ANQG là sự ổn định và phát triển bền vững của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với sự vững mạnh của toàn bộ
Các yếu tố trong cấu trúc hệ thống chính trị đất nước.
1. An ninh quốc gia, chiến lược an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh quốc gia
a, An ninh quốc gia
An ninh quốc gia ( ANQG) là sự ổn định và phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả sâm phạm độc lập, chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.
ANQG theo nghĩa chung nhất, rộng lớn nhất, đó là sự ổn định và phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa - chế độ mà nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng đang từng ngày xây dựng. ANQG là sự ổn định và phát triển bền vững của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với sự vững mạnh của toàn bộ
Các yếu tố trong cấu trúc hệ thống chính trị đất nước.
Việt Nam là quốc gia độc lập, có chủ quyền. ANQG là sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, kinh tế, nền văn hóa, an ninh quốc phòng, đối ngoại , độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
ANQG gồm: An ninh chính trị, An ninh tư tưởng, An ninh văn hóa, An ninh kinh tế, An ninh xã hội. Trong đó An ninh chính trị là xuyên suốt, An ninh kinh tế là nền tảng.
ANQG luôn gắng với an ninh khu vực, an ninh thế giới. Trong xu thế toàn cầu hóa, mối quan hệ an ninh giữa các quốc gia, an ninh của các quốc gia với an ninh khu vực, an ninh thế giới là một xu thế. Có những nội dung của an ninh quốc gia nếu không có sự hợp tác quốc tế sẽ rất khó giải quyết và giữ vững.
b, Chiến lược an ninh quốc gia
Chiến lược ANQG là những vấn đề cơ bản về quan điểm tư tưởng, mục tiêu, các giải pháp nhằm tạo nên sức mạnh để giữ vững ANQG.
Chiến lược ANQG ở nước ta là sự cụ thể hóa quan điểm, đường lối của Đảng về tăng cường quốc phòng, an ninh bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chiến lược ANQG là bộ phận hợp thành trọng yếu của chiến lược bảo vệ Tổ quốc, có quan hệ chặt chẽ với chiến lược quốc phòng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược đối ngoại ...đặt dưới sự lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp của Đảng, Nhà nước do Bộ Công an chủ trì và là trung tân tổ chức hợp đồng.
Chiến lược ANQG là văn kiện tối mật của quốc gia. Việc quán triệt tới từng ngành, từng người theo chức trách đúng người, đúng việc, đúng thời điểm, cần đến đâu, biết đến đó.
C, Bảo vệ an ninh quốc gia
Bảo vệ ANQG là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, những hành vi xâm phạm đến chế độ chính trị , chế độ kinh tế, nền văn hóa, an ninh quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Bảo vệ ANQG nghĩa rộng nhất là bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất , toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Bảo vệ ANQG là giữ vững ổn định và phát triển về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội bao hàm cả việc bảo vệ an ninh cho sự nghiệp phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nội dung hoạt động chủ yếu bảo vệ ANQG là phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia của các thế lực thù địch, chống đối.
2. Bảo đảm an ninh chính trị, tư tưởng văn hóa, kinh tế - xã hội
Bảo đảm an ninh chính trị, tư tưởng văn hóa, kinh tế - xã hội là tổng thể các hoạt động tạo dựng những điều kiện cần và đủ để bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia trên từng lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội.
Mục tiêu: Đảm an ninh chính trị tư tưởng văn hóa, kinh tế - xã hội là bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia
Chủ thể: Hoạt động là các thành tố của hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của nhà nước, với sự tham mưu và hướng dẫn, giám sát việc tổ chức thực hiện của các ban ngành Trung ương.
Lực lượng: là toàn dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của nhà nước, với cơ quan chuyên trách là cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và đơn vị nghiệp vụ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giáo nhiệm vụ chuyên trách làm tham mưu, tổ chức, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANQG.
Nội dung chính yếu: Nâng cao ý thức trách nhiệm, hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng lực lượng, cơ chế, khoa học công nghệ, cơ sở vật chất, nghiên cứu nắm bắt âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch.
Phương thức: bảo đảm an ninh chính trị tư tưởng văn hóa, kinh tế - xã hội được thông qua và đan cài trong các hoạt động chính trị, tư tưởng , kinh tế - xã hội, quốc phòng, đối ngoại. Tất cả các hoạt động trên các lĩnh vực của đời sống xã hội , của các tổ chức và đoàn thể xã hội, của các tầng lớp xã hội nhằm thực hiện thắng lợi đường lối , chủ trương chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước trong từng giai đoạn chính là sự chuẩn bị các điều kiện cho việc giữ vững an ninh chính trị tư tưởng văn hóa, kinh tế - xã hội.
Giữ vững và tăng cường sự chỉ đạo của Đảng, quản lý và điều hành của nhà nước đối với đất nước, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là điều kiện tiên quyết trong việc đảm bảo an ninh quôc gia nói chung, an ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế - xã hội nói riêng.
3. Tác động của tình hình thế giới, khu vực, trong nước đến bảo đảm an ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới.
a, Tác động của tình hình thế giới, khu vực
Trong thời kỳ mới, bối cảnh thế giới sẽ thay đổi nhanh, có những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường. Những dấu hiệu về mức độ đe dọa an ninh trên thế giới, các khu vực và một số quốc gia đang gia tăng.
b, Tác động của tình hình trong nước
Những năm vừa qua, trong bối cảnh tình hình quốc tế trong nước có rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng đất nước ta vẫn thu được những thành tựu quan trọng: nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định duy trì được tốc đọ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô kinh tế tăng lên, đời sống các tầng lớp nhân dân tiếp tục được cải thiện, các lĩnh vực xã hội có tiến bộ, dân chủ xã hôi chủ nghĩa được củng cố và phát huy.
c, Âm mưu, thủ đoạn và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, chống đối
Các thế lực thù địch trên thế giới đã và đang tận dụng mọi cơ hội của xu thế toàn cầu hóa, thông qua các hợp tác quốc tế để thâm nhập và làm chuyển hóa chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế xã hội của đất nước ta theo ý đồ chính trị của chúng. Toàn cầu hóa trở thành một thách thức không nhỏ đối với việc bảo đảm an ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế-xã hội trên đất nước ta trong thời kỳ mới.
PHẦN II:
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, QUAN ĐIỂM, TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO VÀ NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM AN NINH CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG, VĂN HÓA,
KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Mục tiêu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế - xã hội
a, Mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát
Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc, tạo thế chủ động chiến lược đẩy lùi, ngăn chặc; làm thất bại chiến lược "Diễn biến hòa bình" và các âm mưu, thủ đoạn chống phá khác của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo dựng môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
b, Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu bảo đảm an ninh chính trị: Giữ vững bản chất cách mạng của Đảng và Nhà nước, bảo vệ sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với xã hội, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp đổi mới đất nước, phát triển kinh tế xã hội.
Mục tiêu bảo đảm an ninh tư tưởng: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đấu tranh, ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, những biểu hiện xa rời mục tiêu độc lập dân tộc gắng liền với chủ nghĩa xã hội, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa, bài trừ tư tưởng tư sản, phi vô sản, tư tưởng đa nguyên, đa đảng.
Mục tiêu bảo đảm an ninh văn hóa: Giữ gìn phát huy văn hóa dân tộc, phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho văn hóa thực sự là nền tảng, tinh thần của xã hội, thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam. Đấu tranh làm thất bại âm mưu thủ đoạn, chống phá về văn hóa của các thế lực thù địch , khắc phục sự xuống cấp, tha hóa về văn hóa, ngăn chặn đẩy lùi, vô hiệu hóa sự xâm nhập của các sản phẩm đồi trụy, phản động, phản văn hóa.
Mục tiêu bảo đảm an ninh kinh tế: Bảo đảm sự ổn định vững chắc trong phát triển kinh tế, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường, hạn chế và khắc phục sự tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và nguy cơ tụt hậu về kinh tế, hạn chế đến mức thấp nhất những tiêu cực của kinh tế thị trường. Phát huy vai trò truyền thông trong việc tạo sự đồng thuận xã hội với các chủ trương, chính sách phát triển kinhh tế của Đảng, Nhà nước.
Mục tiêu bảo đảm an ninh xã hội: Nâng cao dân trí, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, thực hiện hiệu quả chính sách an ninh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giải quyết hài hòa các vấn đề xã hội và môi trường, xây dựng nề dân chủ xã hội chủ nghĩa.
c, Nhiệm vụ cụ thể
Bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trước hết và quan trọng nhất là bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Bảo đảm vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
Bảo đảm vững chắc tư tưởng xã hội chủ nghĩa, hệ tư tưởng: Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và nguyên tắc bảo đảm an ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế - xã hội
a, Quan điểm, tư tưởng chỉ đạo bảo đảm an ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế - xã hội
* Quan điểm cơ bản:
Một là, giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của Nhà nước đối với đảm bảo an ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế - xã hội.
Hai là, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, lấy việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho sự nghiệp xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là lợi ích, mục tiêu cao nhất.
Ba là, kết hợp chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nắm chắc quan điểm xây dựng Đảng là then chốt, phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội.
Bốn là, giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng quan hệ đối ngoại. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ đối ngoại với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Ra sức phát huy nội lực và khai thác thuận lợi ở bên ngoài trong bảo đảm an ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế - xã hội
Năm là, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kêt hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế.
*Tư tưởng chỉ đạo cơ bản:
Một là, Quán triệt tư tưởng cách mạng tiến công, kết hợp tiến công và chủ động phòng ngừa, lấy giữ vững, ổn định ở bên trong là chính, coi trọng đấu tranh, phòng chống tự diễn biến, tự chuyển hóa.
Hai là, giữ vững nguyên tắc chiến lược,mềm dẻo về sách lược, kiên quyết, linh hoạt, khôn khéo trong sử lý các vấn đề liên quan đến an ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế - xã hội của đất nước.
Ba là, kết hợp xây và chống, trong đó lấy xây dựng là chính, phát hiện và khắc phục kịp thời mọi sơ hở, không để các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá.
b, Nguyên tắc hoạt động bảo đảm an ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế - xã hội
Luật An ninh quốc gia xác định rõ các nguyên tắc hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia. Đó cũng chính là những nguyên tắc hoạt động bảo đảm an ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế - xã hội. Các nguyên tắc đó là:
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích nhà nước, quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
PHẦN III.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM AN NINH CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG, VĂN HÓA, KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, đề cao trách nhiệm bảo đảm an ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế - xã hội cho toàn dân, trước hết là cán bộ, công chức, viên chức
2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước, phát huy vai trò của các ban ngành trong bảo đảm an ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế - xã hội.
Thứ nhất, xây dựng và bảo vệ hệ thống chính trị thực sự của nhân dân do nhân dân, vì nhân dân. Tập trung xây dựng Đảng, tổ chức Đảng các cấp thực sự trong sạch, vững mạnh, giữ vững bản chất cách mạng và khoa học. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Thứ hai, tổ chức vận hành tốt cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, các cơ quan, ban ngành làm tham mưu theo chức năng trong bảo đảm an ninh, chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế - xã hội.
3. Bổ sung hoàn thiện hiến pháp, pháp luật trong bảo đảm an ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế - xã hội.
4. Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp chặt chẽ xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân trong bảo đảm an ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế - xã hội.
5. Đẩy mạnh đấu tranh, phòng chống âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, bảo đảm an ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế - xã hội.

6. Mở rộng hợp tác quốc tế trong bảo đảm an ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế - xã hội.
nguon VI OLET