YÊU CẦU THAM GIA LỚP HỌC
Chuẩn bị sẵn sàng đồ dùng học tập, sách giáo khoa Tiếng Việt 2 tập 2
Tập trung lắng nghe và làm theo yêu cầu của cô giáo.
Hoàn thành bài tập cô giao.
Tập đọc
BÓP NÁT QUẢ CAM
Bóp nát quả cam
1. Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ giặc ngang ngược đủ điều, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.
2. Sáng nay, biết vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp Vua để nói hai tiếng “xin đánh”. Đợi từ sáng đến trưa, vẫn không được gặp, cậu bèn liều chết xô mấy người lính gác ngã chúi, xăm xăm xuống bến. Quân lính ập đến vây kín. Quốc Toản mặt đỏ bừng bừng, tuốt gươm, quát lớn:
- Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được giữ ta lại.
3. Vừa lúc ấy, cuộc họp dưới thuyền rồng tạm nghỉ, Vua cùng các vương hầu ra ngoài mui thuyền.
Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tâu:
- Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin Bệ hạ cho đánh!
Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.
Vua truyền cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:
- Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng xét thấy em còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.
Nói rồi, vua ban cho Quốc Toản một quả cam.
4. Quốc Toản cảm tạ ơn Vua, chân bước lên bờ mà lòng ấm ức: “Vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, vẫn không cho dự bàn việc nước.” Nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt.
Thấy Quốc Toản trở ra, mọi người ùa tới. Cậu xòe bàn tay phải cho họ xem cam quý vua ban. Nhưng quả cam đã nát từ bao giờ.
Theo Nguyễn Huy Tưởng
Luyện đọc từ và câu
- giả vờ mượn
- ngang ngược
- xâm chiếm
- đủ điều

- quát lớn
- tạm nghỉ
- cưỡi cổ
nghiến răng
trở ra
LUYỆN ĐỌC TỪ KHÓ:
LUYỆN ĐỌC CÂU:
Sáng nay, / biết Vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền rồng, / Quốc Toản quyết đợi gặp Vua / để nói hai tiếng “xin đánh”. //
Luyện đọc đoạn
Ngang ngược:
bất chấp lẽ phải, tỏ ra không sợ gì.
Vương hầu:
Những người có tước vị cao do vua ban
GIẢI NGHĨA TỪ KHÓ:
Nguyên: triều vua Trung Hoa (1279 – 1368), ba lần xâm lược nước ta đều thua.
Trần Quốc Toản (1267 – 1285): một thiếu niên anh hùng, em vua Trần Nhân Tông, tham gia kháng chiến chống giặc Nguyên.
Thuyền rồng:
thuyền của vua có chạm hình con rồng
Bệ kiến:
gặp vua (Vua trong bài đọc “Bóp nát quả cam” là vua Trần Nhân Tông
Nghiến răng là tình trạng nghiến, siết chặt răng trong vô thức, khi 2 hàm răng tạo áp lực lên nhau sẽ phát ra những âm thanh ken két, khiến người bên cạnh khó chịu 
Luyện đọc đoạn và Tìm hiểu bài
Nhân vật chính trong câu chuyện là ai?
A. Đức Vua
B. Trần Quốc Toản
C. Giặc Nguyên
Quả gì được nhắc đến trong câu chuyện trên?
A. Quả táo
B. Quả đào
C. Quả cam
Kẻ thù nào được nhắc đến trong câu chuyện trên?
A. Minh
B. Tần
C. Nguyên
1. Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ giặc ngang ngược đủ điều, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.
Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?
 Giặc giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta.
Thái độ của Trần Quốc Toản như thế nào?
 Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.
2. Sáng nay, biết vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp Vua để nói hai tiếng “xin đánh”. Đợi từ sáng đến trưa, vẫn không được gặp, cậu bèn liều chết xô mấy người lính gác ngã chúi, xăm xăm xuống bến. Quân lính ập đến vây kín. Quốc Toản mặt đỏ bừng bừng, tuốt gươm, quát lớn:
- Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được giữ ta lại.
Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì?
 Trần Quốc Toản gặp Vua để nói hai tiếng “xin đánh”
Tìm những từ ngữ thể hiện Trần Quốc Toản rất nóng lòng muốn gặp Vua.
Câu nói của Trần Quốc Toản thể hiện điều gì?
A. Lòng yêu nước, căm thù giặc
B. Sự thông minh và dũng cảm
C. Ích kỉ không muốn cho mượn đường
Trần Quốc Toản đã làm điều gì trái phép nước?
A. Mong muốn được gặp Vua
B. Xô lính gác, tự ý xông xuống thuyền
C. Có suy nghĩ muốn đánh giặc
3. Vừa lúc ấy, cuộc họp dưới thuyền rồng tạm nghỉ, Vua cùng các vương hầu ra ngoài mui thuyền.
Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tâu:
- Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin Bệ hạ cho đánh!
Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.
Vua truyền cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:
- Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng xét thấy em còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.
Nói rồi, vua ban cho Quốc Toản một quả cam.
Vì sao sau khi tâu Vua “xin đánh” Quốc Toản lại tự đặt gươm lên gáy ?
 Vì cậu biết rằng phạm tội sẽ bị trị tội theo phép nước.
Vì sao Vua không những tha tội mà còn ban cho Trần Quốc Toản cam quý?
 Vì Vua thấy Trần Quốc Toản còn nhỏ mà đã biết lo việc nước.
4. Quốc Toản cảm tạ ơn Vua, chân bước lên bờ mà lòng ấm ức: “Vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, vẫn không cho dự bàn việc nước.” Nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt.
Thấy Quốc Toản trở ra, mọi người ùa tới. Cậu xòe bàn tay phải cho họ xem cam quý vua ban. Nhưng quả cam đã nát từ bao giờ.
Theo Nguyễn Huy Tưởng
Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam vì điều gì?
 Vì bị Vua xem như trẻ con và lòng căm giận khi nghĩ đến quân giặc khiến Trần Quốc Toản nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt làm nát quả cam.
Câu chuyện nói lên điều gì?
Ca ngợi Trần Quốc Toản, một thiếu niên anh hùng, tuổi nhỏ mà chí lớn, biết lo cho dân, cho nước.
TRÒ CHƠI
Giặc Nguyên …
Quốc Toản làm …
Sáng nay, …
Quốc Toản tạ ơn…
Biết một câu đọc cả đoạn
Vừa lúc ấy …
5
1
2
3
4
Chúng mình hãy kể lại câu chuyện “Bóp nát quả cam” cho bố mẹ nghe nhé!
nguon VI OLET