TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN
LỚP VĂN HÓA 1 K III - I
GV: TRƯƠNG THỊ THÁI HÒA
giá trị văn học
& tiếp nhận văn học
I. GIÁ TRỊ VĂN HỌC
1. Giá trị nhận thức
- Là quá trình nhà văn khám phá, lí giải hiện thực đời sống và truyền tải vào tác phẩm.
- Là sự phá vỡ khoảng không gian, khoảng thời gian để con người sống cuộc sống của nhiều người khác, trải nghiệm nhiều cuộc đời.
- Là hiệu quả nhận thức về nhiều mặt: lịch sử, tâm lí, cuộc sống, văn hóa, cái hay của ngôn ngữ nghệ thuật văn chương...
“Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung đem đến nhiều khám phá về lịch sử phân tranh của ba nước Ngụy - Thục - Ngô. Những lý thú về tính cách, tâm trạng của ba nhân vật: Tào Tháo - Lưu Bị - Quan Vân Trường. Tào Tháo gian hùng cơ trí, Lưu Bị ẩn nhẫn ôn hòa, Quan Vân Trường dũng khí xông pha oai dũng.
3 anh em Lưu - Quan - Trương kết nghĩa vườn đào
Lữ Bố và Điêu Thuyền
Bản đồ phân tranh thời Tam Quốc
2. Giá trị giáo dục
- Văn học mang đến những bài học quý giá về lẽ sống tốt đẹp.
- Văn học hình thành lí tưởng tiến bộ, quan điểm đúng đắn.
- Văn học giúp tâm hồn trong sáng, cao thượng.
Tình cảm yêu thương và tự hào qua bài thơ “Đất nước” (Nguyễn Đình Thi)
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
3. Giá trị thẩm mĩ
- Văn học phát hiện và miêu tả những vẻ đẹp của cuộc sống, diễn tả những rung động tinh tế sâu sắc trước nét đẹp đó.
- Văn học mang đến những vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ.
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ
Đường nở ngực những hàng dương liễu nhỏ
Đã lên xanh như tóc tuổi mười lăm
Thơ ta ơi hãy cất cao tiếng hát
Ca ngợi trăm lần Tổ Quốc chúng ta

(Bài ca xuân 61 - Tố Hữu)
II. TIẾP NHẬN VĂN HỌC
1. Tiếp nhận trong đời sống văn học
- Tiếp nhận rộng hơn đọc: đó là quá trình đọc, rung động, lắng nghe, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo.
- Đọc chỉ đơn giản là hiểu và nắm nội dung, mở đầu, kết thúc tác phẩm...
2. Tính chất tiếp nhận văn học:
- Tính chất cá thể hóa, tính chủ động, tích cực của người tiếp nhận, tùy theo thị hiếu, lứa tuổi lựa chọn tác phẩm khác nhau.
- Tính đa dạng không thống nhất , cùng một tác phẩm nhưng cảm thụ và đánh giá của công chúng rất khác nhau.
Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
3. Các cấp độ tiếp nhận văn học:
- Đọc và hiểu tác phẩm tùy theo thói quen, sở thích, thị hiếu của mình.
- Đọc văn là quá trình nâng cao trình độ, biết trân trọng sáng tạo của tác giả.
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta
(Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan)
nguon VI OLET