BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT
Bài ca ngắn đi trên bãi cát
(Sa hành Đoàn Ca)
Cao Bá Quát
Tiết 13- Đọc văn
I - Tiểu dẫn
1- Tác giả
2- Hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục
Cao Bá Quát (1808-1855)
- Cuộc đời:
+ Cao Bá Quát (1809? – 1855), tự Chu Thần, hiệu Cúc Đường, Mẫn Hiên.
+ Người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, Bắc Ninh (nay là Long Biên, Hà Nội).
+ Hi sinh trong cuộc khởi nghĩa chống nhà Nguyễn.
- Con người :
+ Con người
thông minh,
tài hoa, có
chí lớn, giàu
tâm huyết
với đời.
+ Cuộc đời gặp
nhiều lận đận,
trắc trở, nhất
là đường công
danh.
+ Tính cách
cương trực,
mạnh mẽ
phóng túng.
 Để lại dấu ấn đậm nét
trong thơ văn
- Sự nghiệp
sáng tác:
+ Khoảng
1400 bài thơ.
Trên 20 bài
văn xuôi.
Một số bài
phú, hát nói
câu đối…
+ Nội dung:
. Tình cảm tha thiết với quê
hương, xứ sở, với con người
. Phê phán chế độ phong
kiến bảo thủ, trì trệ.
. Chứa đựng tư tưởng khai
sáng, phản ánh nhu cầu
đổi mới.
 Người đời suy tôn ông là “Thánh Quát”
(Trong “Thần Siêu Thánh Quát”)
B�t tích Cao B� Qu�t
Phần mộ của Cao Bá Quát
Một số công trình nghiên cứu của Cao Bá Quát
Thủ bút của Cao Bá Quát
Một số ấn bản tác phẩm của Cao Bá Quát
Một số công trình nghiên cứu về
Cao Bá Quát và thơ văn của ông
沙行短歌
長沙復長沙,
一步一回卻。
日入行未已,
客子淚交落。
君不學仙家美睡翁,
登山涉水怨何窮。
古來名利人,
奔走路途中。
風前酒店有美酒,
醒者常少醉者同。
長沙長沙奈渠何,
坦路茫茫畏路多。
聽我一倡窮途歌。
北山之北山萬疊,
南山之南波萬級,
君胡為乎沙上立。
Trường sa phục trường sa,
Nhất bộ nhất hồi khước.
Nhật nhập hành vị dĩ,
Khách tử lệ giao lạc.
Quân bất học tiên gia mỹ thuỵ ông,[1]
Đăng sơn thiệp thuỷ oán hà cùng.
Cổ lai danh lợi nhân,
Bôn tẩu lộ đồ trung.
Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu,
Tỉnh giả thường thiểu, tuý giả đồng.
Trường sa, trường sa, nại cừ hà?
Thản lộ mang mang uý lộ đa.
Thính ngã nhất xướng cùng đồ ca.
Bắc sơn chi bắc, sơn vạn điệp,
Nam sơn chi nam, ba vạn cấp,[2]
Quân hồ vi hồ sa thượng lập?
Bãi cát dài, lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.
Mặt trời lặn mà vẫn còn đi.
Khách (trên đường) nước mắt lã chã rơi.
Anh không học được ông tiên có phép ngủ kĩ
Cứ trèo non lội nước mãi, bao giờ cho hết ta oán!
Xưa nay hạng người danh lợi,
Vẫn tất tả ở ngoài đường sá.
(Hễ) quán rượu ở đầu gió có rượu ngon,
(Thì) người tỉnh thường ít mà người say vô số!
Bãi cát dài, bãi cát dài, biết tính sao đây?
Bước đường bằng phẳng thì mờ mịt, bước đường ghê sợ thì nhiều.
Hãy nghe ta hát.khúc “đường cùng”,
Phía bắc núi Bắc núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam sóng muôn đợt.
Anh còn đứng làm chi trên bãi cát?
a. Hoàn cảnh sáng tác:
Trong những chuyến đi
thi Hội, nhà thơ đi qua
nhiều tỉnh miền Trung
như Quảng Bình, Quảng
Trị đầy cát trắng
và đã sáng tác bài thơ này
+ Chế độ phong kiến nhà
Nguyễn khủng hoảng, xã hội
trì trệ.
+ Chế độ khoa cử dưới triều
Nguyễn rất nghiệt ngã, nhiều
bất công.

- Hoàn cảnh trực tiếp:

- Bối cảnh lịch sử, thời đại:
b. Thể loại:
Thể hành
- Hành là một thể thơ cổ
- Có tính chất tự do,
phóng khoáng
- Không bị gò bó về số câu,
độ dài của câu, niêm luật,
bằng trắc, vần điệu
 Có
khả năng
biểu đạt
phong phú
NỘI DUNG:
Bài ca ngắn trên bãi cát biểu lộ sự chán ghét của một người trí thức với con đường danh lợi tầm thương đương thời và niềm khái khao thay đổi cuộc sống của tác giả
4 câu thơ đầu: miêu tả bãi cát và con người đi trên bãi cát
8 câu thơ tiếp theo: những tâm sự của người đi trên bãi cát
4 câu thơ cuối: tâm trạng bế tắc của Cao Bá Quát và những suy nghĩ về con đường giải thoát
Bãi cát tác giã đã đi qua (Quang Bình)
nguon VI OLET