CHÀO MỪNG CÁC CON HỌC SINH 11G
ĐẾN VỚI BÀI GIẢNG CỦA THẦY
TRƯƠNG VÂN NGỌC


LUYỆN TẬP THAO TÁC
LẬP LUẬN PHÂN TÍCH



Minh phú ngày 30.9.2021

ĐỀ BÀI

Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác. Cảm nhận của em về hai căn bệnh trên

- Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận
- Khái niệm
- Biểu hiện
- Nguyên nhân gây nên
- Tác hại
TỰ TI VÀ TỰ PHỤ
- Mối quan hệ giữa tự ti và tự phụ
- Cách khắc phục
1. Phân tích hai căn bệnh tự ti và tự phụ
a. Tự ti:
- Khái niệm: Là thái độ tự đánh giá thấp mình của một con người, tự cảm thấy mình yếu kém, kém cỏi, không đủ sức trước việc khó khăn, không bằng người khác
- Biểu hiện:
+ Không tin vào năng lực, trình độ của bản thân, vì nói ra sợ bị chê cười, chế giễu, thậm chí sợ bị đánh giá thấp
+ Nhút nhát trước chỗ đông người, thiếu mạnh dạn, run rẩy, mất bình tĩnh và không chủ động trong tình huống của cuộc sống cũng như học tập
+ Không dám mạnh dạn đảm nhận công việc mà tập thể hoặc gia đình giao phó. Đặc biệt trong các hoạt động học tập trên lớp hoặc nhà trường, đoàn thanh niên
- Nguyên nhân gây nên căn bệnh tự ti:
+ Thiếu làm chủ bản thân, ít va chạm với các tình huống trong cuộc sống, ngại giao tiếp
+ Thiếu trình độ và năng lực, thiếu nhận thức, suy nghĩ sai lầm, không làm chủ bản thân
+ Thiếu bản lĩnh sống, không tin tưởng vào chính mình, luôn mặc cảm và nghĩ mình là người bỏ đi
+ Bị hổng kiến thức, theo không kịp bài học cùng bạn bè
+ Lười biếng, ngại khó, ngại khổ, mải chơi
- Tác hại của căn bệnh tự ti học tập – công tác:
+ Không có ý thức vươn lên, thụ động, thiếu tính sáng tạo linh hoạt trong công việc và học tập, tầm nhìn hạn hẹp không phát triển
+ Sống khép mình trước tập thể, yếu đuối, khó hòa mình
+ Không tạo cho mình cơ hội và điều kiện để học tập và công tác tốt, sợ trách nhiệm, sợ thất bại trước những việc mình phải làm
b.Tự phụ:
- Khái niệm:
Tự phụ là thái độ tự đề cao quá bản thân mình, kiêu căng ảo tưởng đến mức coi thường người khác
- Biểu hiện:
+ Luôn đề cao quá mức bản thân mình, sĩ diện, thể hiện
+ Luôn chủ quan tự cho mình là nhất, là đúng, gia trưởng, hay ra lệnh, sai khiến người khác
+ Không chịu lắng nghe ý kiến góp ý của người khác, chủ quan, bảo thủ, khồng lường hết khó khăn, cản trở
+ Không thừa nhận thành tích của người khác
+ Khi làm được việc gì đó thì tỏ ra coi thường người khác, chỉ nghĩ tới bản thân, khinh địch
 Biểu hiện của căn bệnh “Ngôi sao”
Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh tự phụ:

+ Do chủ nghĩa cá nhân, hay tự đề cao cái “tôi” của bản thân, thích thể hiện, thích được ca ngợi, thích mình là nhất
+ Do bản tính thiếu khiêm tốn trước mọi người
+ Thích được khen, sợ chê, thích nịnh
- Tác hại:
+ Bị mọi người xa lánh, không mến trọng
+ Dễ dẫn đến chủ quan và thất bại
+ Không nhìn thấy hạn chế, khiếm khuyết của mình
+ Luôn trong chiến thắng, chủ quan khinh địch
c. Mối quan hệ giữa hai căn bệnh tự ti và tự phụ
- Đây là 2 thái độ sống trái ngược nhưng đều có ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành nhân cách và kết quả học tập công tác của mỗi người
d. Cách khắc phục:
- Luôn tự chủ bản thân, không ngừng học hỏi để nâng cao nhận thức và năng lực của mình
- Phải luôn biết khiêm tốn, chân thành, hoà đồng với mọi người
- Biết đánh giá đúng bản thân để phát huy đúng mực điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, giúp cho nhân cách ngày càng hoàn thiện hơn
=> Cách phân chia đối tượng được phân tích theo mối quan hệ:
+ Quan hệ giữa các bộ phận tạo nên đối tượng (kháí niệm, biểu hiện, nguyên nhân tạo nên đối tượng)
+ Quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan (Tác hại của tự ti và tự phụ với học tập và công tác)
+ Quan hệ giữa đối tượng phân tích với người phân tích (Cách khắc phục…)
2. Bài tập 2/ tr 43 :
Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường trong hai câu thực của bài “Vịnh khoa thi hương” của Trần Tế Xương.
=> Muốn làm một bài nghị luận văn học, cần tìm ra được luận điểm để phân tích. Ví dụ bài Vinh khoa thi hương, sẽ có hai luận điểm:
+ Luận điểm 1: Hình ảnh sĩ tử
+ Luận điểm 2: Hình ảnh quan trường
Vấn đề cần giải quyết khi phân tích 2 luận điểm trên là:
Cảm nghĩ của anh/chị về thực trạng thi cử trong xã hội thực dân – phong kiến
Lưu ý: Phạm vi phân tích: Đó là 2 câu thực của bài thơ, do đó đề thuộc loại nghị luận về một đoạn thơ
b/ Nghệ thuật biểu đạt của hai câu thơ:
+ Dùng từ ngữ giàu sức tạo hình - biểu cảm
(Từ “Lôi thôi” / Gợi hình ảnh nhếnh nhác, luộm thuộm của các sĩ tử; Từ “ậm oẹ”/gợi âm thanh lời nói thiếu nghiêm túc, thiếu trang nghiêm của quan trường …)
+ Nghệ thuật đối (Đối câu 3>< câu 4)  Gợi tả sự đối lập giữa người thi và kẻ coi thi
+ Nghệ thuật đảo ngữ  Nhấn mạnh sự nhốn nháo, không nghiêm túc của kỳ thi
c. Cảm nhận về cảnh thi cử trong hai câu thơ:
Bức tranh khoa cử nhố nhăng của trường thi cuối mùa ở Nam Định
(Yêu cầu đọc kỹ chú thích chân trang và cả bài thơ để có cái nhìn tổng quát, trong việc phân tích hai câu thực)
- Hình ảnh sĩ tử vất vả, đường xá xa xôi, chật vật trong con đường thi cử, công danh
- Hình ảnh quan trường thiếu nghiêm túc, cẩu thả, sơ sài => Sự thiếu trách nhiệm, không quan tâm, đề cao việc thi cử, học hành của chế độ thực dân nửa phong kiến
 Cũng là cảnh nhố nhăng, nhốn nháo chung của một xã hội phong kiến đang đến thời mạt vận ở cuối thế kỷ XIX của Việt Nam
=> Cách phân chia đối tượng được phân tích theo các mối quan hệ:
+ Quan hệ giữa các bộ phận tạo nên đối tượng ( nội dung; nghệ thuật của 2 câu thơ).
+ Quan hệ giữa đối tượng phân tích với người phân tích ( Cảm nghĩ về cảnh trường thi…)
II/Thực hành viết đoạn văn hoàn chỉnh .
LUYỆN TẬP

Từ lý thuyết đã trình bày, hãy đặt vấn đề phân tích hai bài:

1. Tự tình II
2. Thương vợ
LUYỆN TẬP

Nhóm 1, 3

Bài Tự tình II – Hồ Xuân Hương

Nhóm 2, 4

Bài Thương vợ - Trần Tế Xương
nguon VI OLET