LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA
LUYỆN TỪ VÀ CÂU - LỚP 5
TUẦN 4
(Trang 43)
- Thế nào là từ trái nghĩa?
- Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng gì?
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau
VD: cao – thấp, phải – trái, ngày – đêm…
Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái,…đối lập nhau.
Tìm cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây :
a. Chân cứng đá mềm.
b. Lên thác xuống ghềnh.
c. Đất thấp trời cao.

cứng
mềm
Lên
xuống
thấp
cao
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Tìm những từ trái nghĩa nhau trong các thành ngữ, tục ngữ sau:
a. Ăn ít ngon nhiều.
b. Ba chìm bảy nổi.
c. Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.
d. Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
1. Tìm những từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ sau:
a. Ăn ít ngon nhiều.
b. Ba chìm bảy nổi.
c. Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.
d. Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
2. Điền vào chỗ trống một từ trái nghĩa với từ in đậm (màu đỏ):
a. Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí .......
b. Trẻ  ............ cùng đi đánh giặc.
c. ............. trên đoàn kết một lòng.
d. Xa-xa-cô đã chết nhưng hình ảnh của em còn ............. mãi trong kí ức loài người như lời nhắc nhở về thảm hoạ của chiến tranh huỷ diệt.
lớn.
già
Dưới
sống
3. Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi ô trống :
a. Việc ......... nghĩa lớn.
b. Áo rách khéo vá, hơn lành ............. may.
c. Thức ............... dậy sớm.
nhỏ
vụng
khuya
4. Tìm những từ trái nghĩa nhau:
a. Tả hình dáng. M: cao – thấp.
b.Tả hành động. M: khóc – cười.
c. Tả trạng thái. M: buồn – vui.
d. Tả phẩm chất. M: tốt – xấu.
a. Tả hình dáng
cao - thấp
cao - lùn
to - bé
to - nhỏ
béo - gầy
mập - ốm
to kềnh - bé tẹo
béo múp - gầy tong
b.Tả hoạt động
khóc - cười
đứng - ngồi
lên - xuống
vào - ra
đi lại - đứng im
c. Tả trạng thái
vui - buồn
sướng - khổ
khoẻ - yếu
khoẻ mạnh - ốm đau
vui sướng - khổ cực
hạnh phúc - bất hạnh
sung sức - mệt mỏi
d. Tả phẩm chất
tốt - xấu
hiền - dữ
lành - ác
ngoan - hư
khiêm tốn - kiêu căng
hèn nhát - dũng cảm
thật thà - dối trá
trung thành - phản bội
cao thượng - hèn hạ
tế nhị - thô lỗ
5. Đặt câu để phân biệt các từ trong một cặp từ trái nghĩa em vừa tìm được ở bài tập trên.
- Hoàng thì cao lêu đêu, còn Hạ thì lùn tịt.
- Đáng quý nhất là trung thực, còn dối trá thì chẳng ai ưa.
- Chú mèo mướp nhà em thì béo múp. Chú mèo đen nhà Hoa thì gầy nhom.
Em hiểu thế nào là từ trái nghĩa?

1.Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
M: cao- thấp, phải- trái, ngày- đêm, ...
2. Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái... đối lập nhau.
GHI NHỚ
Dặn dò:
- Ghi nhớ các từ trái nghĩa vừa học. Học thuộc các thành ngữ, tục ngữ trong bài.
- Các con làm bài tập 4; 5 (trang 44 - SGKTV) vào vở 2a nhé!
- Chuẩn bị bài sau: Mở rộng vốn từ: Hòa bình (trang 47)
CHÀO CÁC EM!
nguon VI OLET