ĐẠI DỊCH CORONA
NHỮNG NĂM THÁNG KHÔNG THỂ NÀO QUÊN
Virus Corona là gì?
Bùng phát vào cuối tháng 12/2019, bắt nguồn từ một chợ hải sản ở Hồ Nam, Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, virus Corona ban đầu được xác nhận là một loại bệnh “viêm phổi lạ” hoặc “viêm phổi không rõ nguyên nhân”. Chỉ sau 100 ngày xuất hiện, đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona đã nhanh chóng tác động tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội, thị trường tài chính chao đảo, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói chưa từng có trong lịch sử.
Tên gọi vi rút Corona có nguồn gốc từ tiếng Latin, trong đó “corona” có nghĩa là “vương miện” hoặc “hào quang”. Virus này có những chiếc gai bao bọc bên ngoài, chúng tương tác với thụ thể trên tế bào, theo cơ chế tương tự chìa khóa và ổ khóa, từ đó cho phép virus xâm nhập vào bên trong.
1. Covid 19 là gì?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tên gọi chính thức của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona (nCoV) là Covid 19. Tên gọi mới này gọi tắt của coronavirus disease 2019, theo các từ khóa “corona”, “virus”, “disease” (dịch bệnh) và 2019 là năm mà loại virus gây đại dịch này xuất hiện.
Tháng 2/2020, Ủy ban quốc tế về phân loại Virus – International Committee on Taxonomy of Viruses (ICTV) chính thức đặt tên cho chủng mới của vi-rút corona là Sars-CoV-2. Đây là tên gọi khác với tên Covid 19 mà WHO đã chỉ định trước đó.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng corona virus mới, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tạm thời gọi là 2019-nCoV có trình tự gen giống với Sars-CoV trước đây, với mức tương đồng lên tới 79,5%.
2. Virus corona chủng mới là gì?
Virus Corona là một loại virus gây ra tình trạng nhiễm trùng trong mũi, xoang hoặc cổ họng. Có 7 loại virus Corona, trong đó, 4 loại không nguy hiểm là 229E, NL63, OC43 và HKU1; hai loại khác là MERS-CoV và SARS-CoV nguy hiểm hơn và từng gây ra đại dịch toàn cầu. Bên cạnh đó, còn một loại virus Corona thuộc chủng mới (màu vàng) ký hiệu 2019-nCoV hoặc nCoV, còn được gọi với cái tên “Virus Vũ Hán” đang “tung hoành” suốt từ cuối năm 2019 đến nay. Đây là tác nhân gây ra bệnh viêm phổi cấp, khiến hơn 100 triệu người mắc, hơn 2 triệu người tử vong trên thế giới (*).
Đây là dạng virus mới nên con người chưa từng có miễn dịch, kể cả miễn dịch chéo trước đó. Virus Corona là một họ virus lớn thường lây nhiễm cho động vật nhưng đôi khi chúng có thể tiến hóa và lây sang người. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, nó đi vào trong một số tế bào và chiếm lấy bộ máy tế bào (gây tổn thương viêm đặc hiệu ở đường hô hấp), đồng thời virus chuyển hướng bộ máy đó để phục vụ cho chính nó, tạo ra virus mới và nhiễm tiếp người khác. Người nhiễm 2019-nCoV có các triệu chứng cấp tính: ho, sốt, khó thở, có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển và tử vong; đặc biệt ở những người lớn tuổi, người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.
Thời gian ủ bệnh của 2019-nCoV là 14 ngày tức là từ lúc nhiễm virus Corona tới lúc phát bệnh là 14 ngày mới có biểu hiện lâm sàng. Điều này khiến cho các biện pháp kiểm soát hiện nay rất khó phát hiện.
3. Virus Corona gây bệnh như thế nào?
Hầu hết các loại virus Corona có con đường lây truyền giống như những loại virus gây cảm lạnh khác, đó là:
Người bệnh ho và hắt hơi mà không che miệng, dẫn tới phát tán các giọt nước vào không khí, làm lây lan virus sang người khỏe mạnh.
Người khỏe mạnh chạm hoặc bắt tay với người có virus Corona khiến virus truyền từ người này sang người khác.
Người khỏe mạnh tiếp xúc với một bề mặt hoặc vật thể có virus, sau đó đưa tay lên mũi, mắt hoặc miệng của mình.
Trong những trường hợp hiếm hoi, virus Corona có thể lây lan qua tiếp xúc với phân.
Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết, trung bình một bệnh nhân nhiễm virus Corona sẽ lây lan sang 5,5 người khác. Chính vì virus Corona có khả năng lan truyền rất nhanh từ người sang người, nên nếu người dân không được trang bị kiến thức về phòng chống bệnh, đại dịch rất dễ xảy ra.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng I, TP.HCM, Cố vấn cao cấp Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, ở nhiệt độ cao bên ngoài cơ thể (trên 20oC, đặc biệt là trên 25oC), ánh nắng, môi trường thông thoáng, virus Corona (2019-nCoV) sẽ yếu đi và giảm khả năng lây bệnh. Nhưng nếu ở nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, không thoáng khí, lạnh thì virus sẽ phát tán và lây lan rất nhanh vì đây là điều kiện thuận lợi cho chúng phát
Nguồn gốc của dịch bệnh Covid 19
1. Virus Sars Cov 2 được cấu tạo như thế nào?
Giống như các loại virus khác, virus Sars Cov 2 tiến hành thâm nhập sâu vào bên trong tế bào, thuần hóa tế bào thành cỗ máy nhân bản, nhân virus lên gấp nhiều lần. Nếu mục tiêu này hoàn thành, lượng virus Sars Cov 2 đủ lớn để phá vỡ hệ miễn dịch, khiến cơ thể không đủ đề kháng chống lại và nhiễm bệnh.
Virus Sars Cov 2 có dạng hình cầu, đường kính xấp xỉ 125 nanomet, với cấu tạo theo thứ tự từ trong ra ngoài như sau:
Lõi acid Nucleic: Đây là bộ gen của virus với kích thước 26-32 kilobase, đây là kích thước lớn nhất trong số các loại virus ARN. Lõi acid Nucleic chứa sợi ARN đơn dương (sợi phân tử polyme có vai trò sinh học trong mã hóa, dịch mã, điều hòa, và biểu hiện của gen), giúp virus tiến hành nhân bản nhanh hơn.
Vỏ Protein: Lớp vỏ này đóng vai trò bảo vệ, được bao bọc bên ngoài bộ gen.
Lớp vỏ ngoài: Vỏ ngoài bao gồm lớp kép lipit và protein, bên trên có lớp gai protein thực hiện các nhiệm vụ của kháng nguyên, giúp virus xâm nhập vào các tế bào dễ dàng.
1. Triệu chứng virus corona qua từng ngày
Tùy theo thể trạng và sức đề kháng, triệu chứng nhiễm corona qua từng ngày của mỗi cá thể là khác nhau, tuy nhiên những triệu chứng này đều biểu hiện rõ từ 2-14 ngày. Do đó, ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán kịp thời.
Ngày 1 đến ngày 3:
Triệu chứng giống bệnh cảm thông thường.
Viêm họng nhẹ, không sốt, không mệt mỏi.
Ăn uống và hoạt động bình thường.
Ngày 4:
Cổ họng bắt đầu đau nhẹ, người lờ đờ.
Bắt đầu khan tiếng.
Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ.
Đau đầu nhẹ, tiêu chảy nhẹ.
Bắt đầu chán ăn.
Ngày 5:
Đau họng nhiều hơn, khan tiếng nhiều hơn.
Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ
Cơ thể mệt mỏi, đau nhức các khớp xương.
Ngày 6:
Bắt đầu sốt nhẹ.
Ho có đàm hoặc ho khan không đàm.
Đau họng nhiều hơn, đau khi nuốt nước bọt, khi ăn hoặc nói.
Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn.
Tiêu chảy, có thể nôn ói.
Lưng hoặc ngón tay đau nhức.
Ngày 7:
Sốt cao dưới 38o.
Ho nhiều hơn, đàm nhiều hơn.
Toàn thân đau nhức.
Khó thở.
Tiêu chảy và nôn ói nhiều hơn.
Ngày 8:
Sốt khoảng trên dưới 38o.
Khó thở, hơi thở khò khè, nặng lồng ngực.
Ho liên tục, đàm nhiều, tắt tiếng.
Đau khớp xương, đau đầu, đau lưng.
Ngày 9:
Các tình trạng như sốt, ho, khó thở, nặng lồng ngực… trở nên nặng nề hơn.


2. Biểu hiện covid có sổ mũi không?
Vi rút Corona thường bị nhầm lẫn với các biểu hiện của bệnh cúm thông thường. Cần lưu ý, người mắc bệnh cúm thông thường chỉ phát triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, khác với Covid 19, người bệnh sẽ có các biểu hiện như ho, ho khan, ho dai dẳng, sốt… nhưng không sổ mũi.
3. Biểu hiện sớm nhất của bệnh virus corona là gì?
Theo cảnh báo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ), khi mắc Covid 19, một hoặc tất cả các triệu chứng đều có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong vòng 2-14 ngày sau khi tiếp xúc với virus corona chủng mới. Theo đó, các biểu hiện sớm nhất để phát hiện bệnh là:
Sốt: Sốt là dấu hiệu nhận biết corona đầu tiên. Hầu hết trẻ em và người lớn sẽ được xác định là sốt khi nhiệt độ vượt mức 38oC. Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân không nên dựa vào nhiệt độ đo buổi sáng vì sốt do virus thường khiến thân nhiệt tăng vào cuối buổi chiều và đầu buổi tối.
Ho khan: Ho là một triệu chứng Covid 19 sớm và phổ biến nhất. Ho do Covid 19 gây ra sẽ không thể điều trị dứt điểm khi uống thuốc ho thông thường.
Mệt mỏi: Mệt mỏi, kiệt sức, đau nhức cơ thể là biểu hiện Covid 19 sớm. Nghiên cứu của WHO cho thấy, khoảng 40% trong số gần 6.000 người mắc bệnh trải qua giai đoạn mệt mỏi. Trạng thái này thậm chí còn kéo dài ngay sau khi Covid 19 kết thúc một vài tuần.
4. Covid 19 sốt bao nhiêu độ?
Sau thời gian ủ bệnh (trong khoảng từ 2 đến 14 ngày), các triệu chứng nhiễm Covid 19 bắt đầu xuất hiện như ho khan và sốt nhẹ. Sốt được xác định nghi ngờ Covid 19 là từ 38,1oC – 39oC hay 100,5oF – 102,1oF, thường kèm theo giảm chức năng vị giác và khứu giác.
Bệnh nhân sẽ được điều trị và cách ly tại nhà nếu các triệu chứng ở mức độ nhẹ hoặc trung bình và tự khỏi trong 1 tuần. Khoảng 10% người bệnh vẫn còn những triệu chứng sốt, mệt mỏi, ho, tiêu chảy… vào tuần thứ hai. Nếu các triệu chứng càng kéo dài càng xuất hiện thêm nhiều triệu chứng tăng nặng, đòi hỏi người bệnh phải nhập viện, hồi sức tích cực và thở máy xâm lấn. Covid 19 có diễn tiến khó đoán, đặc biệt là ở bệnh nhân lớn tuổi có bệnh nền đi kèm. Biểu hiện lâm sàng thay đổi từ hoàn toàn không có triệu chứng đến triệu chứng nặng và tử vong.
5. Triệu chứng virus covid-19 có nghẹt mũi không?
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 5% bệnh nhân mắc Corona virus có triệu chứng nghẹt mũi. Đây không phải là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh, nhưng đây là triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với cảm lạnh và cúm. Trên thực tế, nhiều dấu hiệu Covid 19 giống với bệnh cúm như đau đầu, đau nhức cơ thể, mệt mỏi. Một số triệu chứng khác có thể giống như cảm lạnh hoặc dị ứng, như đau họng, ho, sốt và nghẹt mũi.
5. Triệu chứng virus covid-19 có nghẹt mũi không?
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 5% bệnh nhân mắc Corona virus có triệu chứng nghẹt mũi. Đây không phải là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh, nhưng đây là triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với cảm lạnh và cúm. Trên thực tế, nhiều dấu hiệu Covid 19 giống với bệnh cúm như đau đầu, đau nhức cơ thể, mệt mỏi. Một số triệu chứng khác có thể giống như cảm lạnh hoặc dị ứng, như đau họng, ho, sốt và nghẹt mũi.
6. Triệu chứng vi rút covid-19 ho có đờm không?
Báo cáo đưa ra bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, trong số 55.924 người mắc Covid 19 được theo dõi, hơn 33% bệnh nhân có biểu hiện ho ra đờm, chất nhầy dày được tạo ra từ phổi. Triệu chứng ho của Covid 19 không phải là hiện tượng ngứa cổ họng khiến người bệnh hắng giọng, cũng không chỉ là do kích thích, mà cơn ho này xuất phát từ vùng ức và các ống phế quản bị viêm rất khó chịu.
7. Triệu chứng covid xuất hiện sau bao lâu?
Một người nhiễm virus Corona có thể xuất hiện các triệu chứng sau thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2-14 ngày, trung bình là 5 ngày. Trong thời gian ủ bệnh, virus vẫn có thể lây bệnh cho người khác. Do đó, cần thực hiện các biện pháp phòng dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế để hạn chế nguy cơ lây truyền nhiễm.
Cách phòng ngừa virus Corona

Để chủ động phòng, chống dịch gây ra do nCov bùng phát, Bộ Y tế kêu gọi người dân Việt Nam cùng thực hiện chung sống an toàn cùng đại dịch 19 với thông điệp 5K:
Khẩu trang
Khử khuẩn
Khoảng cách
Không tụ tập
Khai báo y tế
Đặc biệt, khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở… người dân cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn.
Cách ly và giãn cách xã hội
Cách ly xã hội (Social distancing) là biện pháp nhằm ngăn chặn hoặc làm giảm sự lây lan của virus Sars-Cov-2. Mục tiêu của cách ly xã hội là giảm khả năng tiếp xúc giữa người nhiễm bệnh và những người không bị nhiễm bệnh, giảm nguy cơ lây truyền bệnh, nhiễm bệnh và cuối cùng là tử vong.
Vaccine Covid 19
Cả thế giới đang chạy nước rút để sản xuất vaccine Covid 19 với hy vọng chấm dứt đại dịch Covid 19 trên toàn cầu. Đến nay, đã có hơn 100 loại vắc xin của hơn 40 quốc gia tham gia vào cuộc đua sản xuất vaccine Covid 19. Tính đến tháng 10 năm 2020, có 321 ứng viên vắc xin đang được phát triển trên toàn thế giới, trong đó 56 ứng viên đang trong giai đoạn nghiên cứu lâm sàng.
Vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 (Vương quốc Anh) có hiệu quả lên đến hơn 90% với 2 liều tiêm. Trong quý 1 năm 2021, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC là đơn vị đầu tiên đưa vắc xin này về Việt Nam và sẽ sớm triển khai tiêm chủng vắc xin này cho hàng chục triệu người dân.
Dinh dưỡng cho người nhiễm Covid 19
Khi một người đã bị nhiễm virus Corona, việc cần chú trọng là tăng cường chăm sóc dinh dưỡng, nâng cao thể trạng, giảm nhẹ triệu chứng, rút ngắn thời gian điều trị, đồng thời tăng cao hiệu quả điều trị. Cần sớm lập kế hoạch nuôi dưỡng người nhiễm vi rút Corona theo tình trạng dinh dưỡng và bệnh cảnh lâm sàng cụ thể.
Các em thấy đất nước mình có tuyệt diệu hay không? Trước hết, cô muốn các em khắc sâu trong tim mình bóng hình đất nước. Và giờ thì cô sẽ nói rõ lí do vì sao cô lại muốn các em làm điều đó.
Vài ngày nữa, các em sẽ đi học trở lại sau hai tuần nghỉ học để phòng ch.ố.ng sự lan truyền của đại dịch Corona. Cô trò ta sẽ sắp gặp lại nhau sau một thời gian dài được nghỉ, và rồi, cô lại tiếp tục công việc của mình với những bài giảng mê say. Để chuẩn bị cho những bài giảng ấy, cô muốn bắt đầu bằng câu chuyện về đất nước mình trong những ngày vừa qua, những ngày mà báo đài và các cơ quan truyền thông nói rất nhiều về dịch bệnh.
Dịch bệnh thật kh.ủ.ng kh.iế.p phải không các em? Nhưng hôm nay, cô không muốn nói về sự kh.ủ.ng kh.iế.p ấy, cô cũng không muốn nói nhiều về cách phòng ch.ố.ng dich, bởi vì điều đó đã được Bộ y tế nhắc nhở hàng ngày. Cô chỉ muốn nói với các em về hình ảnh của đất nước ta trong cuộc chiến ch.ố.ng lại dịch bệnh với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, với sự hi sinh cao cả của đội ngũ y bác sỹ, với sự thận trọng đầy trách nhiệm của tất cả mọi người… Bởi cô cho rằng, những bài học này, sách giáo khoa và chương trình học tập sẽ không cập nhật ngay được.
Các em thấy không? Theo cái lí lẽ bình thường thì khi điều gì kh.ủ.ng kh.iế.p đang xảy ra , người ta sẽ phải lo cho mình trước nhất. Nhưng đất nước mình đã không làm như vậy! Ngoại trừ một số rất ít người thừa nước đục thả câu, tích trữ và nâng giá khẩu trang để trục lợi, thì còn lại là tất cả những người có trách nhiệm đang làm những việc rất nhân văn mà không có bất cứ công dân của một quốc gia nào làm được. Dưới sự chỉ đạo của Đảng, chính phủ đã ra tuyên bố: “ch.ố.ng dịch như ch.ố.ng giặc”, kèm theo một lời hiệu lệnh: “Trong cuộc chiến này sẽ không có ai phải ở lại phía sau”, để từ đó, chúng ta đã viết tiếp được bao điều kỳ diệu về dân tộc của mình. Trong lúc nhân dân các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ biểu tình không cho người dân của nước họ từ vùng dịch trở về thì chính phủ ta lại tuyên bố một câu đơn giản “sẵn sàng đón bà con về nước”.
Chúng ta đã đón 950 công dân nước ta trở về rồi chăm sóc tập trung trong các doanh trại để thực hiện cách ly và theo dõi với chế độ ăn uống, ngủ nghỉ rất chu đáo. Rất nhiều những chiến sỹ phải vào rừng ở với thái độ rất vui vẻ và tự nguyện để nhường doanh trại của mình cho đồng bào mới về từ vùng dịch.
Trong lúc chính phủ các nước châu Âu bị Nhật Bản, Đài Loan và Philipnes từ chối, c.ấ.m không cho Du thuyền MS Wesrerdam cập cảng dù theo thỏa thuận từ trước vì sợ sự lây truyền vi rút Corona thì chính phủ ta lại hạ lệnh mở cửa cảng để đón họ vào. Rồi con tàu du lịch Diamond Princess Nhật Bản chở 3.700 hành khách, trong đó 61 người nhiễm vius corona, thì chính phủ ta vẫn cho họ được cập cảng Chân Mây (Thừa Thiên-Huế) và Hạ Long (Quảng Ninh), bởi sợ nhỡ đâu họ sẽ gặp phải sóng to gió lớn giữa đại dương mù mịt.
Và khi vùng tâm bệnh Vũ Hán chao đảo, ngả nghiêng với những con số người ch.ế.t vì dịch bệnh gia tăng, đã có cả hàng trăm người đăng ký để được đến vùng tâm bệnh đón đồng bào mình trở về cũng như làm nhiệm vụ tiếp tế cho nước bạn. Rồi 15 người trong số hàng trăm người đăng ký đó đã may mắn trúng tuyển, họ đã tới Vũ Hán, chuyến bay làm nhiệm vụ quốc gia và quốc tế cũng đã hạ cánh an toàn đưa 35 người Việt trong vùng tâm bệnh trở về nước trong sự quan tâm , xúc động chan chứa nghĩa tình. Một bạn công nhân của một công ty thiết bị y tế nói với đầy lòng tự hào: “Cám ơn các bạn, họ đã được về, còn chúng tôi đang tăng ca để sản xuất khẩu trang bảo vệ mọi người” .
Còn đội ngũ những y bác sỹ thì làm việc đêm ngày, quyết phải khống chế bằng được đại dịch ấy. Họ vừa phải lo chữa trị cho bệnh nhân, vừa giam mình trong phòng nghiên cứu để “b.ắ.t” được con vi rút Corona. Dù phải “mặc quần áo phòng hộ trong suốt ca làm việc, mồ hôi ướt sũng, kính mờ đi, mặt hằn vết khẩu trang, nước không được uống và thậm chí không dám đi vệ sinh trong suốt ca làm việc” nhưng họ không một lời than thở. Sự hi sinh thầm lặng này đâu nói được bằng lời phải không các em?
Thật tuyệt vời khi sự hi sinh đó của họ được đáp trả lại thật xứng đáng bởi họ đã thành công khi Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới phân lập được virut, điều chế được típ thử chỉ trong vòng 7 tiếng. Mới đây nhất, Chính phủ đã triển khai khẩn cấp nhiệm vụ khoanh vùng, cách ly khu vực có dịch tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, lập 8 chốt ở những điểm thuận lợi trên những con đường đi vào và đi ra xã Sơn Lôi.
Ngành y tế cũng mua sắm rất nhiều trang thiết bị, lập bệnh viện dã chiến, chủ động đối phó với đại dịch. Những người bình thường thì đi phát khẩu trang miễn phí. Ngay cả các em bé cũng góp tiền mừng tuổi của mình để ủng hộ mua khẩu trang. Ở các nhà trường, thầy cô luôn trực chiến, chờ có lệnh là “vào cuộc” theo chỉ đạo của cấp trên. Trong thời gian trực chiến đó, thầy cô đã quét dọn sân trường, lau chùi vệ sinh phòng học, rắc vôi khắp trường, phối hợp với y tế để phun thuốc phòng dịch đến từng lớp học với mong muốn sẽ tạo ra một môi trường sạch sẽ nhất không có vi khuẩn để đón các em quay trở lại đi học.
Tất cả đã nỗ lực hết mình, nỗ lực hơn cả 200% sức lực của mình, nên mặc dù biên giới nước mình rất s.á.t Trung Quốc, mặc dù có nhiều công dân nước mình từ Vũ Hán trở về, nhưng đến nay, cả nước ta mới chỉ có 15 ca bị nhiễm virut Crona, trong số đó có 6 người đã được ra viện. Có thể sắp tới sẽ có thêm một số ca nhiễm nữa, vì lúc đầu có một số người trở về từ Trung Quốc nhưng không hợp tác với các cơ quan chức năng nên chúng ta không thể nào kiểm soát hết được, nhưng cô tin rằng ngành y tế nước ta sẽ khống chế được dịch bệnh, bởi vì các bác sỹ của chúng ta rất tài giỏi và tận tâm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta lại rất nhân văn nữa.
Cả thế giới nghiêng mình trước một Việt Nam bé nhỏ nhưng giàu lòng nhân đạo, nhân ái, nhân từ; cả thế giới ái mộ một Việt Nam tài giỏi đi đầu trong công tác phân lập để “b.ắ.t” được con virut khủng khiếp đó. Cô cũng cảm thấy mình thật may mắn khi được làm công dân của nước Việt Nam, và cô thật sự tự hào về đất nước mình, các em ạ! Cô cũng muốn cảm ơn Đảng, chính phủ và đội ngũ y bác sỹ thật nhiều nữa. Họ đã làm tất cả để chúng ta có thể được bình yên, bởi sự bình yên trong tâm hồn mới là vô giá.
Nếu cô biết vẽ, cô sẽ vẽ về hình ảnh của đất nước mình trong những ngày này thật đẹp với một sự mường tượng thật giản dị: trên một bầu trời u ám đầy những cuồng phong, có một dấu chấm màu xanh với lấp lánh những tia sáng đỏ tươi từ trái tim mang dáng hình chữ S. Cô rất hạnh phúc khi được trực tiếp cảm nhận vẻ đẹp của đất nước mình trong những ngày qua, đặc biệt là khi có một học sinh trong đội tuyển HSG của cô đã viết một comment dưới phần cô chia sẻ bài những cảm nhận của thế giới về Việt Nam trong dịch bệnh Corona như thế này: “Được là một công dân của Việt Nam ta cũng là một đặc ân cô nhỉ! Em được cô dạy cũng là một đặc ân nữa. Nếu không yêu đất nước thì em yêu quốc gia nào đây? Dù không giàu bằng những nước khác nhưng nước ta giàu cái “tình” giữa người với người,con người ta cũng rất dễ mến,cũng có rất nhiều cảnh đẹp. Em không cần phải đi tìm một đất nước để yêu ở đâu xa cả!” .
Trời ơi, cô mừng đến trào nước mắt luôn khi học trò của cô nghĩ được về đất nước mình với sự trân trọng, biết ơn và tự hào đến thế!
Phải rồi các em ạ, chúng ta “không cần phải đi tìm một đất nước để yêu ở đâu xa cả”, vì trong tim chúng ta, và thật sự là trên cả thế giới này nữa, đã luôn có một Việt Nam rất đỗi tuyệt vời! Dịch bệnh chắc sẽ chưa thể kết thúc sớm, nên cô hi vọng các em sẽ không quên lời nói của Tiếp viên trưởng chuyến bay của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam – Vietnam airline đến Vũ Hán khi ông đã nói thế này: “Không sợ con vi khuẩn đó, chỉ sợ không đón được đồng bào về!”. Báo chí thế giới nói rằng, chúng ta có một chuyến bay “ngạo nghễ” trên bầu trời Trung Quốc. Một chuyến bay làm nhiệm vụ Quốc tế và Quốc gia – mang hàng hóa viện trợ cho anh bạn láng giềng với quy mô kinh tế 12 nghìn tỷ đô, đón những đồng bào đang ở Vũ Hán về nước, bảo vệ họ trước nguy cơ bệnh dịch. Cả thế giới biết rằng: “Việt Nam cao thượng, Việt Nam đoàn kết, Việt Nam trọng tình nghĩa!” các em ạ. Các em đã thấy đất nước mình đẹp như thế nào chưa? Để cho ai đó còn u mê lầm đường lạc lối, còn quay lưng lại với đất nước mình, với chế độ mình sẽ hiểu được: “Bạn có thể từ bỏ Tổ quốc nhưng Tổ quốc thì không bao giờ từ bỏ những người con của mình!”.
Cô hi vọng rằng các em sẽ khắc sâu trong tim mình bóng hình đất nước hôm nay, sẽ cảm ơn thật nhiều nước Việt Nam hôm nay đã cho ta được sống trong niềm hạnh phúc được sẻ chia, được che chở. Cô tin rằng, tình yêu đất nước sẽ giúp các em được hạnh phúc và sẽ trở thành một thứ vốn liếng quý giá để sau này giúp các em trở thành người giàu có về tất cả. Còn bây giờ, cho phép cô được khép lại dòng tâm sự hôm nay bằng chùm thơ cô viết về đất nước, các em nhé!
ĐẤT NƯỚC Ở TRONG TIM
(Yêu tặng đất nước tôi trong đại dịch Corona)



Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em
Nhưng làm được những điều phi thường lắm
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.
Em thấy không ? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao
Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận
Trên dưới một lòng ch.ố.ng dịch thoát nguy.
Với người láng giềng đang lúc l.â.m ng.u.y
Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế
Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể
Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.
Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan
Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại
Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi
Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.
Với chuyến du thuyền đang khóc giữa đại dương

Mình mở cửa đón họ vào bến cảng
Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn
Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.
Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa
“Trong c.uộ.c ch.iế.n này sẽ không có một ai bị để lại”
Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi
Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.
Từ mái trường này em sẽ lớn lên
Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước
Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước
Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.
Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm
Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả
Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa
Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!
13/2/2020
Cô giáo Chu Ngọc Thanh
BÌNH TĨNH SỐNG MÙA CORONA...


Giữa mùa dịch đang diễn biến căng thẳng, chúng ta cần phải luôn ghi nhớ một điều rằng: Mình suy nghĩ thế nào, thì cuộc sống của mình sẽ là như vậy.⁠⠀
⁠⠀
Chúng ta không thể kiểm soát được tình hình dịch bệnh, nhưng chúng ta có quyền quyết định thái độ của bản thân đối với sự việc xảy ra xung quanh nó. Thay vì trao đi nỗi sợ hãi, hoang mang thì tại sao không lan toả sự tử tế, tinh thần lạc quan và niềm hy vọng vào những điều tốt đẹp? Sức mạnh của cả cộng đồng đến từ những hành động tích cực, ấm áp tình người của mỗi cá nhân; là những chiếc khẩu trang được sản xuất để phát miễn phí, là sự chia sẻ, động viên lẫn nhau trong khu cách ly, là nỗ lực giải cứu nông sản giúp người nông dân vượt bão virus. Tất cả những điều đó đã truyền đi nguồn cảm hứng siêu to khổng lồ để tớ biết rằng, luôn có những điểm sáng giữa nghịch cảnh giúp ta tin tưởng hơn vào cuộc đời.⁠⠀

Nhớ rằng lạc quan nhưng không chủ quan, bình tĩnh sống là điều sẽ đưa tất cả chúng ta vượt qua mùa dịch này một cách an toàn đó!⁠⠀
Trong những ngày mà đi đâu, làm gì cũng đáng lo, thì hãy thử làm điều gì đó tích cực một xíu nhé       
GIÃN CÁCH XÃ HỘI VÀ MỘT NGÀY CỦA MÌNH

Như nhiều bạn cũng biết rồi, hiện nay tất cả chúng ta đang rơi vào một thời điểm, một kì nghỉ không mong muốn, đó là Tết Cô Vy/ Cô Na. Mời các bạn đến với một ngày tiêu biểu của mình trong giai đoạn này nhé.

     4:50 AM: DẬY SỚM, VỆ SINH CÁ NHÂN
Đây là thói quen mình đã tích lũy được trong hai năm vừa qua. Việc dậy sớm cho mình nhiều thời gian hơn để tranh thủ học tập, hoặc đầu tư vào điều mà mình thích. Bên cạnh đó, khi sống ở thành phố, đây chính là thời điểm hiếm hoi trong ngày mình có thể hít thở sâu không khí trong lành và tập một vài bài thể dục nhẹ nhàng.

     5.00 AM: TẮM NƯỚC LẠNH, TẠO ĐÀ NGÀY MỚI
Trong thời điểm dịch bệnh nguy hiểm này, tắm nước lạnh có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể mình. Bên cạnh đó, đối với nhiều người, tắm nước lạnh mỗi sáng sớm là điều vô cùng khó khăn. Đúng vậy, mình muốn các bạn chú ý đến hai từ “khó khăn”, nếu vượt qua, bản thân mình cảm thấy được rằng mình đã hoàn thành được một việc thách thức mình ngay đầu ngày, điều này tạo cho mình động lực để bắt đầu một ngày mới với tâm thế vô cùng háo hức.

    
   5.15 AM: DÀNH 1 TIẾNG DEEPWORK
Deepwork là một khoảng thời gian bạn hoàn toàn đắm chìm vào một việc nào đó, từ việc học tập, sở thích cho đến làm việc. Sáng nay, mình dành thời gian để học thuộc từ vựng tiếng anh học thuật, chủ đề education. Mình học theo phương pháp “ Nguyễn Hoài Nam”. Đó là viết thuộc từng nhóm 3-5 từ, sau đó đặt câu, và từ đó về sau, mình sẽ học thuộc những câu đó, thay vì học thuộc từ. Khi học thuộc câu, mình sẽ học thuộc cả về ngữ âm, ngữ điệu, chữ viết và ý nghĩa, nói được một câu hoàn chỉnh, đồng thời có thể luyện phát âm chuẩn cả câu. Theo cách truyền thống, mọi người thường học từ vựng, rồi dùng ngữ pháp nối các từ thành câu để sử dụng, điều này sẽ bó buộc ngôn ngữ vào một cái khung chật chội, trong lúc ngôn ngữ luôn thiên biến vạn hóa. Sau một tiếng, mình học được 30 từ vựng.

     6.20 AM – 7 AM: ĐI ĂN SÁNG, CHUẨN BỊ HỌC ONLINE
Sáng nay tụi mình học ba tiết: Địa lý, lịch sử, đại số. Vì tụi mình học đẩy chương trình từ trước nên bây giờ chỉ cần luyện đề ôn tập là chính. Thêm nữa, vì mình đã được tuyển thẳng, nên mình chỉ join thôi chứ không tập trung học cách môn đó. Thay vào đó, trong suốt ba tiếng học qua zoom, mình dành thời gian để viết Blog và tự luyện tập kĩ năng thuyết trình với “ bức tường nhà mình”.

 10.30 AM: NGHỈ NGƠI, NẤU ĂN
Mình xuống nhà, nấu ăn và học cách nấu ăn.
Dạo này mình đang học nấu ăn để chuẩn bị cho cuộc sống đại học. Trường mình học bắt buộc học sinh phải sống trong khu kí túc xá của trường và phải tự nấu ăn. Với một người chỉ chuyên tâm vào học tập như mình thì việc này được dự đoán sẽ vô cùng khó khăn, chi bằng tranh thủ thời gian nghỉ ngơi này mà học cách nấu nướng, dạo này mình đang có hứng thú với các món chay, ăn xong thấy tăng cân lên vùn vụt.

     12.00-1 PM: CHILL, NGHỊCH FACEBOOK VÀ NGỦ TRƯA

     1.15-3.15 PM: LUYỆN VIẾT LUẬN TIẾNG ANH
Mình cũng đang tập viết và thử nhiều phương pháp khác nhau, nhưng chưa nhìn thấy sự khác biệt quá lớn. Sẽ tranh thủ để gửi đến các bạn sau
     3.15 – 5.00 PM: ĐỌC SÁCH
Mình thường đọc các cuốn Homo Sapiens tích lũy kiến thức về lịch sử, con người, tư duy về câu từ để viết lách.
Từ khi hình thành đến bây giờ, con người cơ bản đã trải qua ba cuộc cách mạng lớn:
Cách mạng nhận thức: thời điểm xuất hiện các huyền thoại, thần thoại, các vị thần và tôn giáo
Cách mạng nông nghiệp: Cải tiến cách thức canh tác và sự hình thành nên các nền văn minh lớn.
Cách mạng khoa học kĩ thuật: chuyển đổi cách thức sản xuất.

     5.00 – 6.00 PM: CHẠY BÔN, một thói quen lâu dài.
Mình yêu chạy bộ, mình chạy mỗi ngày trong suốt hai năm qua. Thể chất, sức khỏe mình ổn định hơn, tốt hơn. Mỗi ngày mình đều cố gắng chạy dù ít, dù nhiều, để rèn luyện sự bền bỉ. Chạy bộ giúp mình hiểu bản thân mình nhiều hơn, cho mình khoảng trống để suy nghĩ, sáng tạo hơn. Ngoài ra, đôi lúc mình chạy theo nhóm nên chạy bộ sẽ giúp mình kết bạn với nhiều người hơn. Hôm nay mình chạy 6,2 km pace 6.
     6.00 – 10 PM: Tắm rửa, ăn cơm, giặt đồ, nói chuyện với bố mẹ, gọi điện cho bạn bè.
Hướng về Bắc Ninh – Bắc Giang
BẮC GIANG, BẮC NINH SẼ KHÔNG CÔ ĐƠN - VÌ TẤT CẢ CHÚNG TA LÀ MỘT              

           
Trong thời gian ngắn vừa qua đợt dịch COVID-19 mới bùng lên tại Bắc Giang, tràn vào các khu công nghiệp với hàng nghìn công nhân, các ca bệnh gia tăng nhanh chóng và không chỉ là với Bắc Giang mà nhiều đia phương cũng đang gồng mình chiến đấu.
Thế nhưng với tinh thần "Lá lành đùm lá rách" từng đoàn “chiến sĩ áo trắng” của các địa phương, các bệnh viện đã khẩn trương lên đường tới Bắc Giang hỗ trợ cùng chung sức chiến đấu ngăn chặn dịch COVID-19. Những cái tên như Quảng Ninh, Hải Dương, Đà Nẵng, Hà Nội từng là những “điểm nóng” của COVID-19 trong các đợt bùng phát dịch bệnh trước đó.
Chúng ta còn thấy chỉ chưa đầy 24 giờ sau khi Tỉnh đoàn Bắc Giang thông báo tuyển gấp tình nguyện viên, đã có hơn 340 người nhắn tin, gọi điện, viết đơn đăng ký làm tình nguyện viên "chi viện" cho Bắc Giang chống dịch.
Trong đó, có em học sinh từ tỉnh Gia Lai xa xôi gửi đơn xin `chi viện` cho Bắc Giang, hay thậm chí có cô lớn tuổi từ Đà Lạt cũng xin đi tình nguyện chống dịch.
Trong cuộc chiến “chống dịch như chống giặc”, đã có bao nhiêu y bác sĩ, bao nhiêu cán bộ y tế ở Bắc Giang, Bắc Ninh không còn khái niệm nghỉ ngơi. Mặc dù phải làm việc vất vả là vậy, thế nhưng thay vì than vãn, bỏ cuộc, các y bác sĩ lại tìm cách để động viên chính mình.
Tất cả đều thấu hiểu, đều mang tinh thần sẵn sàng nhất, mạnh mẽ nhất để chung tay giúp Bắc Giang sớm dập dịch.
Sự “chia lửa” của cả nước, của các địa phương, các tổ chức, cá nhân cho thấy Bắc Giang, Bắc Ninh không cô đơn. Vì trong cuộc chiến với dịch bệnh hôm nay, ngành y tế là một, chúng ta là một.
Dịch Covid-19 đã gây ra nhiều thiệt hại, nhưng nhìn ở một góc độ khác, tình thế khó khăn, gian nguy sẽ giúp chúng ta hiểu được tinh thần đùm bọc, hỗ trợ lẫn nhau của những tâm hồn Việt vẫn luôn “tỏa sáng” dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Để không ai bị bỏ lại phía sau....
Nhận thấy dịch bệnh ngày càng căng thẳng với số lượng bệnh nhân ngày càng tăng, trong hai ngày 16 và 18/5, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Quốc phòng đã điều động cấp tốc hai đoàn sinh viên K49 và K50 của Học viện Quân Y tham gia hỗ trợ phòng chống dịch tại tâm dịch Bắc Giang.
Có nhiệm vụ là chúng tôi lên đường!
Hành trang cá nhân chỉ là 1 chiếc ba lô.
Chiều nay, Quân đội triển khai 2 bệnh viện dã chiến:
1. Tại trường sĩ quan Chính trị (Bắc Ninh), do BV Quân y 354 chủ trì.
2. Tại Trung đoàn 831, Bộ CHQS tỉnh Bắc Giang, do BV Quân y 103 chủ trì.
Hôm thôn My Điền bị phong tỏa, Hoàng Thị Nhàn gặp chị Lường Thị Tiểu, công nhân khu công nghiệp Đình Trám đang ra đồng hái rau dại về nấu mì tôm.
Hỏi chuyện, chị Nhàn mới biết vợ chồng Tiểu đều là người dân tộc Thái, từ quê ở Mường La, Sơn La xuống Bắc Giang làm được 20 ngày. Họ mới nhận mỗi người hơn 600.000 đồng tiền lương thì ba thôn My Điền 1, 2, 3 của huyện Việt Yên bị phong tỏa vì Covid-19, hôm 10/5. Ở quê, nữ công nhân này còn phải nuôi hai con 6 tuổi, 9 tuổi và mẹ chồng già yếu.
Biết hoàn cảnh của Tiểu, chủ nhà trọ tặng vợ chồng chị 5 kg gạo, 5 quả trứng để cứu đói tạm thời.
BẮC GIANG THÂN YÊU  
TÌNH NGƯỜI VÀ LÒNG BIẾT ƠN LUÔN LAN TOẢ !
Các chiến sỹ áo trắng của Học viện Quân y, Bệnh viện quân y 103 nhận lệnh, lập tức lên đường trong đêm để hỗ trợ Bắc Giang chống đại dịch. Đến giờ em mới thật sự thấm câu "kỷ luật là sức mạnh của Quân đội" và câu "quân lệnh như sơn".
Yêu thương gửi lời chúc mạnh khỏe, bình an đến các anh/chị/em.

ĐI CHỐNG DỊCH VỚI 3 BỘ QUẦN ÁO, CHƯA HẸN NGÀY VỀ

ĐI CHỐNG DỊCH VỚI 3 BỘ QUẦN ÁO, CHƯA HẸN NGÀY VỀ
Ma Văn Thoại (29 tuổi, cán bộ y tế, người dân tộc Tày) cũng là một trong số những người tình nguyện tham gia tuyến đầu chống dịch. Đợt dịch thứ 4 bùng phát, anh viết đơn đăng ký xin tham gia. Chiều hôm trước gửi đi, sáng hôm sau anh nhận được thư đồng ý của Sở Y tế Bắc Ninh.
Dù có chút lo lắng, nhưng mệnh lệnh từ trái tim và sứ mệnh đặt trên vai người thầy thuốc, anh gửi con nhỏ về quê nội ở Sơn Dương (Tuyên Quang) rồi khăn gói 3 bộ quần áo lên đường.
“Vợ mình là giáo viên nên rất hiểu và ủng hộ mình. Chỉ dặn dò chồng bảo trọng, sớm đánh đuổi con cô vít để trở về với hai mẹ con”, Thoại tâm sự.
Tại điểm cách ly tập trung xã Ngũ Thái (Thuận Thành), từ sáng sớm Thoại đã trong trang phục bảo hộ tiếp đón công dân các xã đến. Trong ngày đầu tiên anh đã làm việc đến 3h15 sáng mới được nghỉ ngơi và ăn vội bát mì tôm.
Hiện tại, khu cách ly tập trung này có gần 300 công dân, trong đó nhiều trẻ em nên việc chăm sóc của nhóm y tế cũng vất vả hơn.
“Ở đây nhu yếu phẩm bà con nhân dân và nhà hảo tâm ủng hộ nhiều, chỉ lo là trang thiết bị chống dịch, đồ bảo hộ y tế còn hạn chế nên bọn mình phải cân đối. Nhân viên y tế mặc bộ đồ bảo hộ làm việc dưới nắng nóng 40 độ nhiều giờ, mồ hôi vã ra như tắm nhưng cũng không dám thay đồ ra. Ai cũng phải cố gắng vì cái chung”, Thoại tâm sự.
Chia sẻ sự vất vả của nhóm nhân viên y tế ở khu cách ly, các cô giáo trường mầm non và một số người dân xung quanh đã giúp đỡ việc nấu ăn.
“Người dân ở khu cách ly ăn gì thì mình ăn như vậy. Chỉ có điều là mình ăn theo kiểu tranh thủ, ví dụ sáng làm việc đến 14h xong thì mới ăn. Tối có khi 23h hết việc mới tìm vào nhà bếp ăn uống qua loa để l
nguon VI OLET