truyện an dƯƠNG vƯƠNG và mị châu - trọng thuỷ.
( truyền thuyết)
Đây là ai?

Đố ai nêu lá quốc kì
Mê Linh đất cũ còn ghi muôn đời
Yếm, khăn đội đá vá trời
Giặc Tô mất vía rụng rời thoát thân?
HAI BÀ TRƯNG

Đố ai trên Bạch Đằng giang
Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời
Phá quân Nam Hán tơi bời
Gươm thần độc lập giữa trời vang lên?
NGÔ QUYỀN

Vua nào thưở bé chăn trâu
Trường Yên một ngọn cờ lau tập tành
Sứ quân dẹp loạn phân tranh
Dựng nền thống nhất sử xanh còn truyền?
ĐINH BỘ LĨNH

Đố ai giải phóng Thăng Long
Nửa đêm trừ tịch quyết lòng tiến binh
Đống Đa, sông Nhị vươn mình
Giặc Thanh vỡ mộng cường chinh tơi bời?
QUANG TRUNG-NGUYỄN HUỆ
Ai người kiêu dũng kiên cường
Trên đồi Nghĩa Lĩnh đại vương nguyện lòng
Đời đời gìn giữ non sông
Kinh đô Âu Lạc đóng vùng Phong Khê
Loa thành xây vững bốn bề
Lại thêm lẫy nỏ Kim Quy diệt thù?
AN DƯƠNG VƯƠNG
Ai về qua huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa thành Thục vương
Cổ Loa thành ốc khác thường
Trải bao năm tháng dấu thành còn đây.
(Ca dao)
truyện an dƯƠNG vƯƠNG và mị châu - trọng thuỷ.
( truyền thuyết)
Tìm hiểu chung
I. Tìm hiểu chung

1. Truyền thuyết
Khái niệm truyền thuyết: Là thể loại tự sự bằng văn xuôi thường kể lại các sự kiện và nhân vật có liên quan với lịch sử địa phương, dân tộc, thường dùng yếu tố tưởng tượng để lý tưởng hóa các sự kiện và nhân vật được kể, thể hiện ý thức lịch sử của nhân dân
- Giá trị và ý nghĩa: Phản ánh những vấn đề nổi bật của lịch sử dân tộc; Phản ánh theo quan điểm, tư tưởng tình cảm của nhân dân.
- Môi trường diễn xướng:
+ Tại các địa danh có liên quan
+ Trong các dịp sinh hoạt văn hoá (lễ hội)
 Muốn hiểu rõ tác phẩm phải đặt nó trong mối quan hệ giữa lịch sử và đời sống
2. Văn bản
- Trích “Rùa Vàng” trong tác phẩm “Lĩnh Nam chích quái”, bộ sưu tập chuyện dân gian ra đời vào cuối TK XV.
 3. Bố cục
- Phần 1 (Từ đầu …. “bèn xin hoà”): Quá trình xây thành chế nỏ của An Dương Vương
- Phần 2 (“Không bao lâu…cứu được nhau”): Trọng Thuỷ đánh cắp nỏ thần.
- Phần 3 (Trọng Thuỷ mang…vua đi xuống biển”): Bi kịch của hai cha con An Dương Vương.
- Phần 4 (Đoạn còn lại): Hình ảnh ngọc trai - giếng nước và thái độ của dân gian đối với hai nhân vật Mị Châu - Trọng Thuỷ.
A
B
D
C
E
G
H
I
K
Sắp xếp hứ tự các bức hình theo đúng diễn biến của câu chuyện
D-G-C-E-H-A-K-B-I
Đền thờ
An Dương Vương
Pho tượng cụt đầu tại am thờ công chúa Mị Châu
Giếng ngọc
II. Đọc hiểu văn bản
1. Nhân vật An Dương Vương
a. ADV trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Xây thành
+“Hễ đắp đến đâu lại lở tới đấy”. Vua lập đàn, trai giới, cầu đảo bách thần.
+ đến tận cửa đông đón sứ Thanh Giang, dùng xe bằng vàng rước vào trong thành.
Chế nỏ
+ Rùa Vàng cho vua vuốt làm lẫy nỏ.
+ Vua sai Cao Lỗ làm nỏ, gọi là nỏ “Linh Quang Kim Quy thần cơ”
Đánh ngoại xâm
+ Triệu Đà xâm lược lần 1
+ Vua lấy nỏ thần ra bắn, quân Triệu Đà thua lớn, bèn xin hoà
Chi tiết chế nỏ
+ Nhờ thành ốc kiên cố
+ Nhờ nỏ thần lợi hại
+ Nhờ có ý thức đề cao cảnh giác
 Vị vua anh minh sáng suốt, có lòng yêu dân yêu nước sâu sắc.
-> Sự trợ giúp của thần linh: nhân dân ca ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng ngoại xâm của dân tộc.
 Ý thức trách nhiệm cao trong việc bảo vệ đất nước.
Ý nghĩa các chi tiết
-> Sự thiết tha, tâm huyết của An Dương Vương với công cuộc xây dựng đất nước, khát khao được tạo dựng nền văn minh của riêng mình.
-> Thể hiện sự quyết tâm thực hiện, niềm tin mãnh liệt của An Dương Vương vào những việc mình làm.
Chi tiết đánh thắng ngoại xâm
Thành Cổ Loa( theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc,) nay còn 3 vòng thành tổng chiều dài là 16km, trải trên diện tích 850ha
Cổ Loa có hai lớp đất, lớp dưới chân thành gồm nhiều mảnh gốm lẫn với than, được kè bằng đá hộc và đá cuội to( chân thành rất chắc chắn )
-Mỗi vòng thành có 4 hoặc 5 cửa các, nối với nhau bằng một con đường quanh co hai bên đắp công sự phòng vệ
Mũi tên đồng Cổ Loa có 95% bằng đồng; chì - 4,2%; thiếc - 1,1% có thể mài dũa thành những mũi nhọn, sắc, có độ sát thương cao. Mũi tên ba cạnh tạo ra vết rách to theo ba hướng, gây thoát máu nhanh ,thương vong lớn
Đầu đạn ba cạnh lúc bay tạo độ xoắn ,giảm lực cản của không khí, đường đạn đi ổn định, khi chạm mục tiêu có khả năng “xiên táo” gây sát thương hàng loạt.
NỎ THẦN
hộp cò, lẫy cò, chốt (thường có 2 chốt), thước ngắm.
Nỏ thần cao 1,2m, sải cung 1,2m ,
Một lần bóp cò một chiếc nỏ bắn được nhiều tên tạo ra những “cơn mưa” mũi tên găm vào đội hình địch, làm sát thương ,làm tan đội hình, thế trận của kẻ thù .
Cha ông ta thời đó đã có trình độ kỹ thuật, quân sự đáng kính nể
1. Nhân vật An Dương Vương
b. ADV và bi kịch nước mất nhà tan
+ Nhận lời cầu hòa, gả con gái cho con trai kẻ thù
+ Cho Trọng Thủy ở rể ngay trong Loa Thành



- Những sai lầm :
ADV đã mắc những sai lầm gì dẫn đến việc mất nước?
+ Vẫn điềm nhiên đánh cờ, cười nhạo kẻ thù. “Đà không sợ nỏ thần sao”?
 Chủ quan, khinh địch.
 Mất cảnh giác, không nhận thấy âm mưu thâm độc của kẻ thù
+ Thua trận, giẫn con gái bỏ trốn, cùng đường cầu cứu Sứ Thanh Giang.

- Tiếng thét lớn của rùa vàng:

Tiếng thét lớn của rùa vàng có ý nghiã gì?
+ Tiếng nói của trí tuệ sáng suốt
+ Lời kết tội đanh thép của công lý, của cha ông.




Khi sứ Thanh Giang kết tội Mị Châu là giặc, An Dương Vương đã hành động như thế nào? Em có nhận xét gì về hành động ấy ?
Chi tiết ADV chém đầu con gái:
+ Sự thức tỉnh về sai lầm của bản thân


 Đúng đắn, sáng suốt, hợp lòng dân.
+ Hi sinh tình riêng, đứng trên công lí và quyền lợi dân tộc
 Dũng cảm, kiên quyết đặt nghĩa nước lên trên tình nhà
+ Hành động quyết liệt, dứt khoát nghiêm khắc
+ Nhân danh nhân dân trừng phạt kẻ có tội, cũng là một hình thức tự trừng phạt mình.



=> Môtíp cái chết bất tử
- Chi tiết vua cầm sừng tê bảy tấc đi xuống biển:
Em có suy nghĩ gì về chi tiết An Dương Vương theo rùa vàng xuống thủy phủ? Hãy liên tưởng tới chi tiết Thánh Gióng về trời và nhận xét. Từ đó có thể thấy thái độ của nhân dân với vua như thế nào?
 Trong trong tâm thức nhân dân, ADV vẫn mãi là một nhà vua yêu nước, có công với đất nước, được nhân dân đời đời mến phục, ngợi ca.




Thái độ
của nhân dân
- Tỉnh táo và sáng suốt trước kẻ thù
- Tinh thần cảnh giác, không chủ quan khinh địch
+ Ngưỡng mộ, biết ơn

+ Thương tiếc, bất tử hoá nhân vật.
Ghi nhớ
Vua cầm sừng tê 7 tấc theo Rùa vàng đi xuống biển
Bài học lịch sử (từ
việc ADV để mất nước)
+ Sự mất cảnh giác của Mị Châu được biểu hiện ở những chi tiết nào?
+ Em đánh giá thế nào về hành động cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần của Mị Châu? Hành động đó có hợp lí, chính đáng hay không? Tại sao?
+ Lời nguyền của Mị Châu trước khi chết thể hiện điều gì?
+ Mị Châu bị thần Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vua cha chém đầu, nhưng sau đó, máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch. Em đánh giá như thế nào về chi tiết này?
2. Nhân vật Mị Châu, Trọng Thủy và hình ảnh “ngọc trai- giếng nước”
a. Nhân vật Mị Châu


+ Rắc lông ngỗng đánh dấu đường cho giặc

a. Nhân vật Mị Châu



- Những sai lầm :
 Cả tin, ngây thơ
+ Cho Trọng Thủy xem nỏ thần => Làm lộ bí mật quốc gia
+ Mất cảnh giác trước những lời chia tay đầy ẩn ý …




Việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần, có 2 ý như sau:




A. Mị Châu thuận theo ý chồng là lẽ tự nhiên,
hợp đạo lí.
B. Mị Châu thuận theo tình cảm vợ chồng
mà bỏ quên nghĩa vụ đối với đất nước.
- Đáng thương:
+ Quá ngây thơ, thật thà, trong sáng.
+ Quá tin và yêu chồng “Trái tim nhầm chỗ để trên đầu”

- Đáng trách:
+ Là một người công dân, Mị Châu phạm trọng tội đối với đất nước dù không cố ý.
+ Là người con Mị Châu phạm tội bất hiếu với cha dù là vô tình.
+ Đặt tình cảm lên trên lí trí, mù quáng khi yêu.
+ Chỉ nghĩ đến hạnh phúc cá nhân mà quên mất nghĩa vụ với cộng đồng, đất nước.
=> Sai lầm nghiêm trọng của MC phải trả giá bằng chính tính mạng của nàng. Nhưng nhân dân cũng thể hiện rõ thái độ yêu ghét của mình trước sự trả giá đó qua cái chết và sự hóa thân của Mị Châu.
c, Cái chết của Mị Châu và sự hoá thân của nàng:
Chi tiết về Mị Châu
Bài học lịch sử
Cần đặt cái chung lên trên cái riêng, nghĩa nước trên tình nhà, lợi ích dân tộc trên lợi ích cá nhân.

Biết cảm xúc bằng lý trí, suy nghĩ bằng trái tim.

- Minh chứng cho tấm lòng trong trắng của Mị Châu (bị người lừa dối)
- Cảm thông, bao dung, thương xót.
Máu thành ngọc trai, xác thành ngọc thạch.
Bị kết tội là giặc, bị chém đầu

- Trả giá cho lỗi lầm gây tổn hại cho đất nước
Nghiêm khắc phê phán và trừng trị kẻ có tội.
+ Trọng Thủy đã phải gánh vác những bổn phận nào? Hãy nhận xét và đánh giá xuất thân cũng như bổn phận của Trọng Thủy.
+ Trọng Thủy đóng vai trò gì trong việc mất nước Âu Lạc và cái chết của cha con An Dương Vương?
+ Em đánh giá như thế nào về chi tiết Trọng Thủy ôm xác Mị Châu về an táng, Trọng Thủy tưởng thấy bóng dáng Mị Châu lao đầu xuống giếng mà chết?
+ Em hiểu chi tiết ngọc trai đem rửa nước giếng lại càng sáng đẹp hơn như thế nào?
+ Em đánh giá thế nào về hình ảnh ngọc trai – giếng nước cuối truyện?
b. Trọng Thủy
* Giai đoạn đầu:
- Nghe lời vua cha lợi dụng Mị Châu lấy cắp nỏ thần
- Tấn công nước Âu Lạc và đuổi theo cha con ADV
=> Trọng Thủy phản bội tình cảm của Mị Châu, là tên gián điệp nguy hiểm, là kẻ thù của dân tộc, trực tiếp gây ra bi kịch mất nước và cái chết của hai cha con An Dương Vương.
* Khi Mị Châu chết:
- Khóc lóc, ôm xác vợ về táng ở Loa Thành
- Lao đầu xuống giếng tự tử
=> Sự ăn năn, hối hận vì lỗi lầm đã gây ra. Cái chết của Trọng Thủy cũng là sự trả giá tất yếu cho sự giả dối và phản bội
=> Đứng giữa Hiếu và Tình, Trọng Thủy cũng là nạn nhân của chiến tranh xâm lược.
b. Trọng Thủy
c. Hình ảnh ngọc trai – giếng nước
- Hình ảnh ngọc trai: phù hợp với lời ước nguyện của Mị Châu=> chứng minh cho tấm lòng trong sáng của nàng
- Chi tiết nước giếng có hồn Trọng Thuỷ => là chứng nhận cho sự hối hận và ước muốn hoá giải tội lỗi của Trọng Thuỷ
- Chi tiết ngọc trai đem rửa nước giếng lại càng sáng đẹp hơn=>Trọng Thuỷ đã tìm được sự tha thứ của Mị Châu ở thế giới bên kia.
=> Ngọc trai – giếng nước là hình ảnh có giá trị nghệ thuật, thẩm mĩ cao. Thể hiện sự phán xét thấu lí đạt tình, vừa nghiêm khắc vừa nhân ái của nhân dân (rộng lòng tha thứ cho những người vô tình phạm tội như Mị Châu hay những kẻ biết ăn năn hối hận như Trọng Thuỷ).
III. Luyện tập
Theo em, qua câu chuyện ADV để mất nước và việc Mị Châu phải trả giá đắt cho sai lầm của mình, chúng ta cần rút ra bài học gì trong công cuộc giữ nước ngày hôm nay ?
- Tỉnh táo, hiểu biết, cảnh giác với kẻ thù
- Xử lý đúng đắn mqh riêng chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng.
Cốt lõi lịch sử
Chi tiết thần kì
Thái độ của nhân dân
Em hãy chỉ ra những đặc điểm của truyền thuyết trong truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
Cốt lõi lịch sử
Chi tiết thần kì
Thái độ của nhân dân
Nước Âu Lạc
Thành Cổ Loa
Vũ khí mạnh
Nước rơi vào tay Triệu Đà.
Rùa Vàng
Nỏ thần
Mị Châu hóa thân
Hồn Trọng Thủy hòa vào nước giếng
Tôn vinh dân tộc, hạ thấp kẻ thù
PHIẾU HỌC TẬP
truyện an dƯƠNG vƯƠNG và mị châu - trọng thuỷ.
( truyền thuyết)



Đề liên quan
Đề 1: Hãy kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, bằng lời của anh (chị) với một kết thúc khác với kết thúc của tác giả dân gian.
Đề 2: Hóa thân vào nhân vật Trọng Thủy tưởng tượng và tiếp tục kể lại diễn biến sau khi chết của mình
BÀI TẬP VỀ NHÀ
Tìm hiểu thêm một số sáng tác lấy cảm hứng từ câu chuyện
Tâm sự
Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ, để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.
(trích-Tố Hữu)
Thành Cổ Loa
Thành quách còn mang tiếng Cổ Loa
Trải bao gió táp với mưa sa
Nỏ thiêng hờ hững dây oan buộc
Giếng Ngọc vơi đầy hạt lệ pha
Cây cỏ vẫn cười ai bạc mệnh
Cung đình chưa sạch bụi phồn hoa
Hưng vong biết chửa, người kim cổ
Tiếng cuốc năm canh bóng nguyệt tà.
Á Nam Trần Tuấn Khải
Mị Châu, Trọng Thủy (Vân thê)
Một đôi kẻ Việt người Tần 
Nửa phần ân ái, nửa phần oán thương 
Vuốt rùa chàng đổi máy 
Lông ngỗng thiếp đưa đường 
Thề nguyền phu phụ 
Lòng nhi nữ 
Việc quân vương 
Duyên nọ tình kia dở dở dang! 
Nệm gấm vó câu 
Trăm năm giọt lệ 
Ngọc trai nước giếng 
Nghìn thu khói nhang
(Tản Đà, Khối tình con - Quyển thứ nhất (1916) 
nguon VI OLET