TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG
VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THUỶ
(Truyền thuyết)
I. Tìm hiểu chung:
Làng Cổ Loa hiện nay nằm ở tỉnh thành nào?
Mị Châu là con gái của ai?
3. Cao Lỗ là người đã chế tạo ra loại binh khí gì?
4. Ai về qua huyện Đông Anh,
Ghé thăm phong cảnh Loa Thành, Thục Vương (ca dao)
I. Tìm hiểu chung

Đặc trưng của truyền thuyết: (SGK)

2. Giới thiệu cụm di tích Cổ Loa: (SGK)

3. Văn bản: Truyện ADV và MC - TT

a. Xuất xứ: Trích từ “truyện Rùa vàng” trong tác phẩm Lĩnh nam chích quái.
b. Bố cục: 4 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu… “ xin hoà”
 Quá trình xây thành chế nỏ của ADV dưới sự giúp sức của Rùa vàng.
- Đoạn 2: “Không bao lâu… cứu được nhau”.
 Hành vi đánh cắp lấy nỏ thần của TT.
- “ Đoạn 3: Trọng Thuỷ… xuống biển”.
 Cuộc chiến tranh lần 2 của hai nước. Kết thúc bi kịch đối với cha con ADV.
- Đoạn 4: Phần còn lại.
 Kết thúc đầy cay đắng và nhục nhã của TT và chi tiết ngọc trai - giếng nước.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Nội dung:
1.1. Nhân vật An Dương Vương
a. Quá trình xây thành, dựng nước:
- ADV xây thành ở đất Việt Thường
- Thành xây tới đâu lở tới đó  khó khăn
- Lập đàn trai giới, giữ mình trong sạch, cầu đảo bách thần  thành tâm
- Nhờ cụ già mách bảo, sứ Thanh Giang - tức Rùa Vàng giúp nhà vua xây thành công Loa Thành.
Vào năm 208 trước Công nguyên, sau khi thống nhất bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt, rồi lập nên nước Âu Lạc, An Dương Vương đã chọn huyện Đông Anh ( thuộc Hà Nội ngày nay) để lập kinh đô và tiến hành xây dựng Cổ Loa thành. Vì vậy đây chính là kinh đô thứ năm của nước ta và là một trong những công trình kiến trúc độc đáo của người Việt cổ
Cổ Loa Thành có diện tích gần 46ha, theo như người xưa thì Cổ Loa Thành gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng hiện còn 3 vòng thành là: thành Nội, thành Trung, thành Ngoại với tổng chiều dài là 15,820km. Thành được xây dựng theo phương thức “hai trong một” là đào đất đến đâu khoét hào sâu đến đó. Lấy đất đắp nên thành, thành đắp đến đâu lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Khi xây thành, người Việt cổ đã dùng địa hình tự nhiên, tận dụng chiều cao của các đồi, gò, đống và những dải đất cao dọc theo sông rồi đắp thêm đất cho cao để xây nên hai bức tường thành phía ngoài, vì thế hai bức tường thành này có đường nét uốn lượn theo địa hình
 ADV có lòng kiên trì, quyết tâm xây dựng đất nước bền vững, được người và thần giúp đỡ.
Mỗi vòng 3 thành đều có hào nước bao bên ngoài, rộng trung bình từ 10m đến 30m. Các vòng hào thông nhau với sông Hoàng. Sự kết hợp của sông, hào và tường thành không có hình dạng rõ ràng khiến cho Cổ Loa Thành như một mê cung quân sự vừa thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho phòng thủ.
b. Quá trình chống giặc giữ nước:
- ADV băn khoăn: “Nhờ ơn thần, thành đã được xây xong. Nay nếu có giặc ngoài biết lấy gì mà chống?” lo lắng cho vận nước
- Được Rùa Vàng tặng móng vuốt  giao cho Cao Lỗ làm lẫy nỏ chống giặc.
- Nhờ Nỏ thần, AL nhiều lần đẩy lùi được giặc phương Bắc, bảo vệ được đất nước.
ADV có ý thức bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm
Nhân dân ca ngợi nhà vua yêu nước thương dân và tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ chiến thắng ngoại xâm của dân tộc.
M?t gĩc th�nh C? Loa
Mui t�n d?ng ? C? Loa
1.2. Bi kịch nước mất, nhà tan:
a. Nguyên nhân:
Triệu Đà cầu hôn MC cho TT, ADV vô tình gả con gái và cho TT – con trai TĐ.
Cho Trọng Thủy ở rể là tạo cơ hội cho kẻ thù hoạt động gián điệp.
Mong muốn được hoà hiếu để nhân dân sống bình yên nhưng lại mất cảnh giác với kẻ thù.
- MC cho TT xem trộm nỏ thần ADV không hay biết  lơ là trong việc bảo vệ bí mật quốc gia.
- Triệu Đà tấn công, An Dương Vương vẫn điềm nhiên đánh cờ và nói “ Đà không sợ Nỏ thần sao”
Ỷ lại vào nỏ thần.
b. Kết quả: - Bỏ thành chạy trốn
- Tự tay chém đầu Mị Châu để trừng phạt – bi kịch đau đớn từ sự chủ quan, khinh địch.
Vị vua đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích cá nhân.
An Dương Vương là vị vua yêu nước, thương dân nhưng vì sự chủ quan, mất cảnh giác mà để mất nước, gia đình tan vỡ.
* Thái độ của nhân dân:
- Ca ngợi công lao dựng nước, giữ nước.
- Thẳng thắn phê phán thái độ mất cảnh giác.
1.3. Bi kịch tình yêu của Mị Châu - Trọng Thuỷ.
a. Nguyên nhân:
+ Do mưu đồ thôn tính của cha con Triệu Đà.
+ Sự nhẹ dạ,cả tin của Mị Châu.
+ Sự mất cảnh giác của ADV trước kẻ thù xảo quyệt.
b. Diễn biến:
+ MC cho TT xem trộm nỏ thần
+ TT cho người làm nỏ giả rồi đánh tráo
+ TT từ giã về nước thăm cha MC chỉ cách TT theo dấu lông ngỗng tìm mình
c. Kết quả bi kịch:
+ Mị Châu bị vua cha chém đầu.
+ Trọng Thuỷ lao đầu xuống giếng mà chết.
 Mị Châu là cô gái nhẹ dạ, cả tin, ngây thơ,
Cũng là nạn nhân của mưu đồ xâm lược. Mị Châu vì mù quáng trong tình yêu mà quên trách nhiệm với quốc gia.
1.4. Thái độ của nhân dân khi xây dựng chi tiết hư cấu:
- Rùa Vàng: là hiện thân của trí tuệ sáng suốt, là tiếng nói phán quyết mạnh mẽ của cha ông (kẻ ngồi sau ngựa chính là giặc đó)  Giải thích lí do mất nước.
- ADV tuốt gươm chém con gái: ADV đã đứng trên quyền lợi dân tộc thẳng tay trừng trị kẻ có tội, đã đặt nghĩa nước trên tình nhà  nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước.
- ADV cầm sừng tê giác bảy tấc rẽ nước đi xuống biển ADV không chết trong lòng dân tộc mà chỉ bước vào thế giới vĩnh cữu của thần linh.
- Chi tiết máu MC hoá thành ngọc, xác hoá thành ngọc thạch:
 Hình thức hoá thân: vừa thể hiện sự bao dung, cảm thông vừa là bài học lịch sử trong việc giải quyết giữa nợ nước tình nhà, giữa cái chung và cái riêng.
Bài học lịch sử
Không được chủ quan, mất cảnh giác với kẻ thù
Không được ỷ lại vào vũ khí
Không được tiết lộ bí mật quốc gia
Phải đặt nợ nước trên tình nhà
Phải chịu trách nhiệm về những sai lầm của mình
- …

Lông ngỗng rơi trắng đường chạy nạn
Những chiếc lông không biết tự giấu mình.
Nước mắt thành mặt trái của lòng tin
Tình yêu đến cùng đường là cái chết
Nhưng người đẹp dẫu rơi đầu vẫn đẹp
Tình yêu bị dối lừa vẫn nguyên vẹn tình yêu.


Mị Châu
Giá như như trên đời còn có một Mị Châu
Vừa say đắm yêu thương vừa luôn luôn cảnh giác
Không sơ hở, chẳng mắc lừa mẹo giặc
Một Mị Châu như ta vẫn hằng mơ

Thì hẳn Mị Châu không sống đến bây giờ
Ðể chung thuỷ với tình yêu hai ngàn năm có lẻ
Như anh với em dẫu yêu nhau chung thuỷ
Ðến bạc đầu bất quá chỉ trăm năm.



Nên chúng ta dù rất đỗi đau lòng
Vẫn không thể cứu Mị Châu khỏi chết
Lũ trai biển sẽ thay người nuôi tiếp
Giữa lòng mình viên ngọc của tình yêu.

Vẫn còn đây pho tượng đá cụt đầu
Bởi cụt đầu nên tượng càng rất sống
Cái đầu cụt gợi nhớ dòng màu nóng
Hai ngàn năm dưới đá vẫn tuôn trào.

Anh cũng như em muốn nhắc Mị Châu
Ðời còn giặc xin đừng quên cảnh giác
Nhưng nhắc sao được người hai ngàn năm trước
Nên em ơi ta đành tự nhắc mình.
-Anh Ngọc-
nguon VI OLET