Truyện An Dương Vương và
Mị Châu-Trọng Thủy
(Truyền thuyết)
2. Bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu tan vỡ
a, An Dương Vương
-Sau chiến thắng, An Dương Vương đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng:
+ Nhận lời cầu hôn của Trọng Thủy cho Mị Châu
+Cho Trọng Thủy ở rể → Mất cảnh giác, không giám sát, đề phòng Trọng Thuỷ mà tạo cơ hội thuận lợi cho kẻ thù
+ Trọng Thủy đánh cắp nỏ thần, Triệu Đà cất binh sang xâm lược, ADV vẫn thản thiên chơi cờ
→ An Dương Vương đã tự đánh mất mình. Ông chủ quan, tự mãn, không nhận ra mưu kế thâm hiểm và không đánh giá đúng kẻ thù. 
- Kết quả:
Âu Lạc đại bại, nhà vua cùng con gái phi ngựa chạy về phương Nam.
Tiếng thét của thần Kim Quy đã làm nhà vua tình ngộ. Ông rút gươm chém Mị Châu – con gái duy nhất của mình → Đây là hình phạt đau đớn nhất không chỉ với Mị Châu mà còn với bản thân ông. An Dương Vương cầm sừng tê rẽ nước đi xuống biển sâu 
-Thái độ của nhân dân:
+Ca ngợi, khẳng định vai trò to lớn của An Dương Vương trong buổi đầu dựng nước và giữ nước
+Trách nhiệm chủ quan để mất nước đã trả giá bằng chính mạng sống của con gái An Dương Vương nên tác giả dân gian đã để ông đi vào bất tử bằng hình ảnh Rùa Vàng đưa ông xuống biển. Đó chính là sự thương tiếc của nhân dân dành cho ông
b, Mị Châu
- Xinh đẹp nhưng ngây thơ nên vô tình đã tiếp tay cho giặc
-Tự ý sử dụng bí mật quốc gia, tiếp tay cho kẻ thù dồn cha và dân tộc đến đường cùng mà không hề hay biết
-Coi trọng tình riêng, nghĩ đến hạnh phúc cá nhân một cách mê muội, mù quáng khi rắc lông ngỗng trên đường chạy nạn cho Trọng Thuỷ chạy theo
-Cuối cùng: nhận ra tội lỗi của mình nên cúi đầu nhận tội, chấp nhận cái chết bi thảm → một người đáng thương
- Thái độ của nhân dân:
+Câu nói của Rùa Vàng chỉ Mị Châu là giặc chính là lời kết tội đanh thép của nhân dân về thái độ vô tình mà phản quốc của Mị Châu
+Sự hóa thân theo ước nguyện của Mị Châu thể hiện sự bao dung, độ lượng, thông cảm cho sự nhẹ dạ cả tin.
=> Mị Châu là người ngây thơ, nhẹ dạ; là người thương chồng nhưng không có trách nhiệm với quốc gia
c, Trọng Thủy
-Thời kì đầu, Trọng Thuỷ đóng vai trò một tên gián điệp theo lệnh vua cha sang làm rể Âu Lạc để điều tra bí mật về nỏ thần
-Sau này, dẫu có yêu thương Mị Châu nhưng vẫn phải kiên trì thực hiện tham vọng của cha, lợi dụng tình yêu của Mị Châu đánh tráo nỏ thần.
-Trước cái chết của Mị Châu, Trọng thủy tự kết liễu đời mình → sự bế tắc → Bi kịch của Trọng Thuỷ là bi kịch của một nạn nhân trong một âm mưu chính trị thâm độc
-Thái độ của nhân dân:
Có ít nhiều thông cảm, xong vẫn lên án bằng kết cục của Trọng Thủy
-Chi tiết ngọc trai-giếng nước:
+Hóa giải oan tình của Mị Châu và Trọng Thủy
+Chứng minh lòng dạ trong sáng của Mị Châu
+Thể hiện sự tha thứ, thái độ cảm thông, xót thương và bao dung của nhân dân ta đối với Mị Châu và Trọng Thủy.
=> Tác phẩm kết thúc bằng một vẻ đẹp hoàn mỹ, nó thể hiện sự phán xét thấu lí đạt tình, vừa nghiêm khắc vừa nhân ái,tinh thần khoan dung, nhân hậu của dân tộc Việt Nam
Giếng ngọc Trọng Thủy-Mị Châu ở thành Cổ Loa
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
-Cốt truyện:
+ Cốt lõi lịch sử: xây thành, chế tạo vũ khí hiện đại, chiến thắng giặc, mất nước, bi kịch bi thảm…
+ Yếu tố hư cấu: sứ Thanh Giang, móng Rùa Vàng làm lẫy nỏ thần, sư hóa thân của các nhân vật…
- Hình ảnh: Giàu chất tư tưởng thẩm mĩ,có sức sống lâu bền
Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy là một cách giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc. Qua đó, nhân dân ta muốn nêu lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng
2. Nội dung
nguon VI OLET