Chuẩn bị sẵn sàng đồ dùng học tập, sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 quyển 1.
Tập trung lắng nghe và làm theo yêu cầu của cô giáo.
Hoàn thành bài tập cô giao.
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
KHỞI ĐỘNG
Em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa?
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Tìm 3 từ đồng nghĩa chỉ màu vàng hoặc trắng.
3 từ đồng nghĩa chỉ màu vàng là: vàng hoe, vàng ối, vàng xuộm.
3 từ đồng nghĩa chỉ màu trắng là: trắng xóa, trắng muốt, trắng toát.
Khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất:
Từ đồng nghĩa với từ «giữ gìn» là:
Phá hoại.
Tàn phá.
Bảo vệ.
Phá phách.
C.
Bảo vệ.
Khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất:
Từ đồng nghĩa với từ «hoà bình» là:
Chiến tranh.
Xung đột.
Xung khắc.
Bình yên.
d.
Bình yên.
1. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
VD: học sinh – học trò, khiêng –vác, …
2. Khi dùng từ đồng nghĩa, ta phải biết sự khác nhau giữa chúng để lựa chọn dùng cho chính xác.
VD: - Mang, khiêng, vác, … (biểu thị những cách thức hành động khác nhau).
- Ăn, xơi, chén, …(biểu thị thái độ, tình cảm khác nhau đối với người đối thoại hoặc điều được nói đến).
GHI NHỚ
CÁC EM GIỎI QUÁ!
CHÚC MỪNG CÁC EM!
Tiếng Việt
BÀI 4A. HOÀ BÌNH CHO THẾ GIỚI (tiết 2)
MỤC TIÊU
Hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tìm được từ trái nghĩa và đặt được câu với cặp từ trái nghĩa.
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
6.Tìm hiểu về từ trái nghĩa.
1) So sánh nghĩa của các từ in đậm (màu đỏ) trong câu sau để hiểu thế nào là từ trái nghĩa:
Chúng ta phải biết giữ gìn, không được phá hoại môi trường.
 • Giữ gìn: giữ cho nguyên vẹn, không để bị hư hỏng hay mất mát.
 • Phá hoại: cố ý làm cho hỏng.
=> Từ “giữ gìn” và “phá hoại” là hai từ trái nghĩa.
2) Tìm những từ trái nghĩa với nhau trong câu tục ngữ sau:
Chết vinh còn hơn sống nhục.
Vinh: được kính trọng, được đánh giá cao.
Nhục: xấu hổ đến mức khó chịu đựng nổi vì cảm thấy mình bị khinh bỉ, danh dự bị xúc phạm nặng nề.
2) Những từ trái nghĩa với nhau trong câu tục ngữ «Chết vinh còn hơn sống nhục» là : chết-sống, vinh-nhục.
3) Câu tục ngữ trên muốn nói điều gì? Cách dùng các từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên có tác dụng gì?
Câu tục ngữ trên nêu bật quan niệm sống cao đẹp của người Việt Nam: thà chết mà được mọi người kính trọng còn hơn sống trong sự khinh bỉ của người đời.
Cách dùng các từ trái nghĩa trong câu tục ngữ đó có tác dụng làm nổi bật trạng thái đối lập nhau.
Em hiểu thế nào là từ trái nghĩa?
Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng gì?


1.Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
M:cao-thấp, phải-trái, ngày - đêm,…
2. Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái... đối lập nhau.
GHI NHỚ
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1.Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây:
a. Gạn đục khơi trong.
b. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
c. Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
1.Những cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây là:
a. Gạn đục khơi trong.
b. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
c.  Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
2. Điền vào chỗ trống một từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ sau:
a) Hẹp nhà ........bụng.
b) Xấu người ...... nết.
c) Trên kính........ nhường.
rộng
đẹp
dưới
3. Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
a. Hoà bình
b. Yêu thương
c. Đoàn kết
Từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
a. Hoà bình: chiến tranh, xung đột, ...
b. Yêu thương:căm ghét, căm giận, căm thù, căm hờn, ghét bỏ, thù ghét, thù hằn, thù hận, hận thù, …
c. Đoàn kết:chia rẽ, bè phái, xung khắc, …
4. Đặt hai câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa vừa tìm được ở hoạt động 3 và viết vào vở.
4. Đặt câu:
a. Những người tốt yêu chuộng hòa bình. Những kẻ ác thích chiến tranh.
b. Bà ngoại em thương yêu tất cả các cháu. Bà chẳng hề ghét bỏ đứa nào.
c. Anh em trong một nhà phải biết đoàn kết, không nên chia rẽ.

1.Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
M:cao-thấp, phải-trái, ngày - đêm,…
2. Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái... đối lập nhau.
GHI NHỚ
nguon VI OLET