TIẾT: 10
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC
I. VĂN BẢN KHOA HỌC VÀ NGÔN NGỮ KHOA HỌC
1. Văn bản khoa học

Lịch sử Việt Nam xưa nay là lịch sử của một dân tộc và một đất nước thống nhất. Nếu có sự chia rẽ thì chỉ là thoáng qua, rồi sau đó thống nhất lại ngay. Ngay cả cuộc tranh giành giữa Trịnh và Nguyễn dù có kéo dài một trăm năm mươi năm, chỉ là sự tranh giành chính quyền giữa hai tập đoàn Trịnh, Nguyễn. Nhân danh đất nước thống nhất, nhân danh quyền lực duy nhất của vua Lê, cả hai đều chấp nhận niên hiệu, quan chức, thể chế và chỉ có một nước, một vua chung. Do đó đặc điểm khu biệt của lịch sử Việt Nam là: Từ khi Ngô Quyền dựng nước năm 938 trở đi, đã là một nước thống nhất và mãi mãi thống nhất.
(Theo Phan Ngọc, Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học,
NXBTrẻ, TPHCM, 2000)
Đọc và nhận xét văn bản:
VĂN BẢN 1
Văn bản khoa học chuyên sâu
Văn bản khoa học giáo khoa
VĂN BẢN 2
Định nghĩa: Véctơ là một đoạn thẳng có hướng, nghĩa là trong hai điểm mút của đoạn thẳng, đã chỉ rõ điểm nào là điểm đầu, điểm nào là điểm cuối
Văn bản khoa học phổ cập
Tại Việt Nam, theo điều tra của Viện Dinh dưỡng, cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có một trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ và gần một phần ba số trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp chiều cao theo tuổi (suy dinh dưỡng mãn tính). Trẻ bị suy dinh dưỡng do nhiều nguyên nhân, nhưng đa số do chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ năng lượng, do khả năng hấp thu kèm hoặc do rối loạn tiêu hóa lâu ngày dẫn đến suy dinh dưỡng.
Trẻ ăn nhiều vẫn bị suy dinh dưỡng có thể do lượng thức ăn đưa vào nhiều nhưng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết hoặc cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng. Hơn nữa, ăn nhiều và thường xuyên một loại thức ăn nào đó khiến cho cơ thể thiếu cơ hội thu nhận các thực phẩm khác dẫn đến thiếu chất và không có sự tăng trưởng toàn diện
[…] Để giải quyết tình trạng trên và cải thiện khả năng tiêu hóa của trẻ, chúng ta cần bổ sung cho trẻ một số vi khuẩn sống có ích cho đường ruột, một số vitamin, men amilaza,… giúp cân bằng hệ vi khuẩn gây bệnh, đồng thời tăng khả năng tiêu hóa thức ăn nhờ tác dụng của các men vi sinh. […]
(Theo Lê Thị Hải, Trẻ ăn nhiều vẫn… suy dinh dưỡng)
VĂN BẢN 3
I. VĂN BẢN KHOA HỌC VÀ NGÔN NGỮ KHOA HỌC
1. Văn bản khoa học
- VBKH là VB nghiên cứu một vấn đề khoa học, trình bày một ND khoa học dùng để giảng dạy hoặc phổ biến những kiến thức khoa học thông dụng.
- Các dạng: dạng viết, dạng nói.
- Các loại VB: VBKH chuyên sâu, VBKH giáo khoa, VBKH phổ cập.
Văn bản
khoa học
chuyên sâu
Văn bản
khoa học
phổ cập
Văn bản
khoa học
giáo khoa
Mang tính chuyên ngành khoa học cao và sâu.
Phù hợp với trình độ học sinh theo từng cấp, lớp.
Phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học, không phân biệt trình độ.
CÁC LOẠI VĂN BẢN KHOA HỌC
Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là trong các văn bản khoa học.
2. Ngôn ngữ khoa học
* Yêu cầu
- Dạng viết  Sử dụng từ ngữ, kí hiệu, công thức hay sơ đồ, bảng biểu để tổng kết, so sánh, mô hình hóa nội dung khoa học.
- Dạng nói  Phát âm rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, người nói thường dựa trên đề cương viết trước.

Ở mỗi dạng viết và nói,
ngôn ngữ khoa học
có những yêu cầu gì?
Nêu khái niệm về
ngôn ngữ khoa học?
II. ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC
Nêu những đặc trưng
của phong cách ngôn ngữ
khoa học?
Tính khái quát, trừu tượng
của phong cách ngôn ngữ khoa học
thể hiện ở những mặt nào?
a. Các thuật ngữ khoa học
Biểu hiện rõ nhất ở các phương tiện ngôn ngữ, trước hết là các thuật ngữ khoa học. Thuật ngữ khoa học: những từ ngữ chứa đựng khái niệm của chuyên ngành khoa học, là công cụ để tư duy khoa học.
b. Thuật ngữ là một bộ phận quan trọng trong vốn từ vựng của mỗi ngôn ngữ, nó có các đặc điểm:
+ Là lớp từ ngữ chuyên dùng để biểu thị các khái niệm khoa học, công nghệ và thường được dùng trong các VBKH, công nghệ.
+ Thường mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại
+ Thuật ngữ có tính khái quát, trừu tượng cao, không có tính biểu cảm.
1.Tính khái quát, trừu tượng
2. Tính lí trí, lo gic
3. Tính khách quan, phi cá thể
- Việc dùng từ ngữ: các thuật ngữ đơn nghĩa.
- Việc dùng câu: Mỗi câu thường tương đương với một phán đoán lôgic, nghĩa là được xây dựng từ hai khái niệm khoa học trở nên theo một quan hệ nhất định.
2. Tính lí trí, lo gic
Thảo luận nhóm:
Những biểu hiện của
tính lí trí, logic
trong văn bản thuộc PCNNKH?
- Việc trình bày các đoạn văn, văn bản thường rõ ràng và cách lập luận thường hợp lí, chắt chẽ.

Ngôn ngữ trong văn bản khoa học có màu sắc trung hoà, ít biểu lộ sắc thái cảm xúc cá thể.
- Về từ ngữ: Dùng các thuật ngữ đơn nghĩa, không dùng các từ ngữ đa nghĩa, nghĩa chuyển có sắc thái biểu cảm khác nhau.
- Về câu: Chỉ mang thông tin khoa học thuần túy với nghĩa tường minh, cấu trúc đơn giản, rõ ràng.
- Về đoạn văn, văn bản: Mạch lạc, chặt chẽ.
3. Tính khách quan, phi cá thể
Tính khái quát,
trừu tượng
Tính khách quan,
phi cá thể
Tính lí trí,
logic
ĐẶC TRƯNG CỦA
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC
Sử dụng thuật
ngữ khoa học
Từ ngữ không
mang sắc thái tu từ
Các câu văn chuẩn,
lôgic; liên kết đoạn
chặt chẽ, mạch lạc
Không sử dụng
biểu đạt mang tính
cá nhân
Không mang
sắc thái biểu cảm
Tính khoa học
trong kết cấu
văn bản
DẶN DÒ
Học toàn bài, chuẩn bị bài “Phong cách ngôn ngữ khoa học (tt)” cho tiết sau.
nguon VI OLET