Tiếng Việt
Hướng dẫn học trang 56
BÀI 5C. TÌM HIỂU VỀ TỪ ĐỒNG ÂM (tiết 1)
TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH KHAI
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ HƯNG
Chuẩn bị sẵn sàng đồ dùng học tập, sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 quyển 1.
Tập trung lắng nghe và làm theo yêu cầu của cô giáo.
Hoàn thành bài tập cô giao.
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
KHỞI ĐỘNG
Em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa?
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Em hiểu thế nào là từ trái nghĩa?
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Ví dụ: đúng-sai, trên-dưới, cao- thấp, ...
1. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
VD: học sinh – học trò, khiêng –vác, …
2. Khi dùng từ đồng nghĩa, ta phải biết sự khác nhau giữa chúng để lựa chọn dùng cho chính xác.
VD: - Mang, khiêng, vác, … (biểu thị những cách thức hành động khác nhau).
- Ăn, xơi, chén, …(biểu thị thái độ, tình cảm khác nhau đối với người đối thoại hoặc điều được nói đến).
GHI NHỚ

1.Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
M: cao - thấp, phải - trái, ngày - đêm, ...
2. Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái... đối lập nhau.
GHI NHỚ
CÔ CẢM ƠN
CÁC EM !
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ HƯNG
Con đường
Cân đường
Hòn đá cuội
Đá bóng
Thứ Năm, ngày 7 tháng 10 năm 2021
Tiếng Việt
BÀI 5C. TÌM HIỂU VỀ TỪ ĐỒNG ÂM (tiết 1)
Hướng dẫn học trang 56
MỤC TIÊU
- Hiểu thế nào là từ đồng âm, tìm được từ đồng âm và đặt được câu có từ đồng âm.
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. a. Đọc truyện vui dưới đây:
Tiền tiêu
Nam: - Cậu có biết không, ba mình mới chuyển sang ngân hàng làm việc đấy!
Bắc: - Sao cậu bảo bố cậu là bộ đội?
Nam:- Đúng rồi, thư trước ba mình báo tin: "Ba đang ở hải đảo." Nhưng thư này ba mình nói là ba đang giữ tiền tiêu cho Tổ quốc.
Bắc: - !!!
b. Vì sao Nam tưởng ba mình đã chuyển sang ngân hàng làm việc tại ngân hàng?
Nam tưởng ba mình đã chuyển sang ngân hàng làm việc tại ngân hàng vì Nam đang nhầm lẫn từ "tiêu" trong cụm từ "tiền tiêu" (tiền để chi tiêu, mua bán hằng ngày) với tiếng "tiêu" trong từ đồng âm "tiền tiêu" (chỉ một vị trí quan trọng, nơi canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về quân địch).
2. Tìm hiểu về từ đồng âm
a. Trong hai câu sau, có từ nào được viết giống nhau nhưng có nghĩa hoàn toàn khác nhau:
- Mặt trời mọc ở đằng đông.
- Đường phố rất đông người.
b. Nêu nghĩa của các từ tìm được.
a. Trong hai câu trên từ được viết giống nhau nhưng có nghĩa hoàn toàn khác nhau là từ "đông".
b. Ý nghĩa của các từ là:
· Câu a: Từ "đông" : chỉ phương hướng, ngược với hướng tây.
· Câu b: Từ "đông" : chỉ số lượng nhiều.
- Mặt trời mọc ở đằng đông.
- Đường phố rất đông người.
Từ "đông" trong 2 câu trên gọi là từ đồng âm.
Em hiểu thế nào là từ đồng âm?
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
GHI NHỚ
Hồ Bán Nguyệt- Thành phố Hưng Yên
Hồ dán (keo dán)
Cánh đồng lúa
Năm trăm nghìn đồng và hai trăm nghìn đồng.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Nối ô có từ đồng âm được in đậm màu đỏ (ở ô chữ bên trái) với nghĩa thích hợp (ở ô chữ bên phải):
(2) Tra từ điển rồi ghi lại nghĩa của các từ đồng âm (được in đậm màu đỏ) trong mỗi câu:
a. Ba và má tôi về quê thăm ngoại tôi.
b. Em tôi năm nay mới ba tuổi.
a. Ba và má tôi về quê thăm ngoại tôi.
=> Từ «ba» nghĩa là cha người sinh ra ta (chỉ dùng để xưng gọi).
b. Em tôi năm nay mới ba tuổi.
=> Từ «ba» nghĩa là chỉ số tự nhiên liền sau số 2 trong dãy số tự nhiên.
(3). Viết từ đồng âm có các nghĩa dưới đây:
................... : chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, thường thành từng tảng, từng hòn.
.................... : đưa nhanh chân và hất mạnh nhằm làm cho xa ra hoặc làm cho tổn thương.
Hòn đá
Đá bóng
2. Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm: bàn, cờ, nước.
M: - Nhà nhà treo cờ mừng ngày Quốc khánh.
- Cờ là một môn thể thao được nhiều người yêu thích.
Từ "bàn":
· Buổi sinh hoạt lớp em bàn về vấn đề bảo vệ môi trường.
· Em vừa được mẹ mua cho một chiếc bàn mới.
Từ "cờ":
· Lá cờ Tổ quốc bay phấp phới trên nền trời.
· Bạn Tuấn đạt huy chương vàng môn cờ vua.
Từ "nước":
· Nước rất quan trọng đối với cơ thể con người.
· Nhân dân ta từ xưa đến nay luôn có tinh thần yêu nước.
ĐẶT CÂU
Từ "bàn":
· Chúng em ngồi vào bàn để bàn công việc.
Từ "cờ":
· Cờ đỏ sao vàng là Quốc kì của nước ta.
· Từ trên máy bay nhìn xuống, những thửa ruộng như những ô bàn cờ.
Từ "nước":
· Nước ta có bờ biển dài hơn 3000km.
· Nước ở hồ Bán Nguyệt rất trong.
ĐẶT CÂU
3. Đố vui:
Hai cây cùng có một tên
Cây xoè mặt nước cây trên chiến trường.
Cây này bảo vệ quê hương
Cây kia hoa hở soi gương mặt hồ.
(Là cây gì?)

Đó là cây súng.
(Cây hoa súng và khẩu súng)
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
GHI NHỚ
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
1. Tìm một số từ đồng âm và ghi lại.
Ví dụ:
Một số từ đồng âm là:
- đường (cân đường)- đường (con đường)
- hồ (keo dán) - hồ (chứa nước)
- bánh (bánh kẹo) – bánh (bánh xe)
- đậu (thi đậu) - đậu (hạt đậu)
- ba (số ba) - ba (người sinh thành)
- lồng (lồng chim) - lồng (hoạt động)
- thu (một mùa) - thu (thu giữ)
- kén (hành động chọn) – kén (tổ của con tằm hoặc con bướm).
Dặn dò
Đọc lại bài và học thuộc nội dung. Chuẩn bị bài sau.
TIẾT HỌC KẾT THÚC TẠI ĐÂY !
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ HƯNG
CÁC EM NHỚ THỰC HỆN TỐT
PHÒNG, CHỐNG COVID-19 NHÉ!
CHÚC CÁC EM:
CHĂM NGOAN, HỌC TỐT!
CHÀO TẠM BIỆT
CÁC EM!
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ HƯNG
nguon VI OLET