UY- LÍT- XƠ TRỞ VỀ
( Trích Ô-đi-xê – sử thi Hi Lạp) Hô – me - rơ

I . Tiểu dẫn:
1. Tác giả:
- Hô- me- rơ là nhà thơ mù nổi tiếng của đất nước Hi Lạp, là tác giả của hai bộ sử thi nổi tiếng I- li- át và Ô- đi- xê. Ông sống vào khoảng TK IX- TK VIII TCN.
- Quê hương: tương truyền ông sinh ra bên dòng sông Mê - lét.
2. Tóm tắt sử thi Ô-đi- xê: SGK
3. Chủ đề:
- Quá trình chinh phục thiên nhiên biển cả đồng thời miêu tả cuộc đấu tranh để bảo vệ hạnh phúc gia đình của người Hi Lạp thời cổ.
4. Vị trí đoạn trích:
- Đoạn trích thuộc khúc ca thứ XXIII của sử thi Ô- đi- xê.
II. Đọc- hiểu:
1. Diễn biến tâm trạng của Pê- nê- lốp:
a. Dưới tác động của nhũ mẫu Ơ- ríc- lê:
- Nhũ mẫu báo tin Uy-lít- xơ trở về và tiêu diệt 108 tên cầu hôn Pê- nê- lốp không tin, nàng nghi ngại hai điều:
+ một mình Uy- lít- xơ không thể tiêu diệt nổi bọn cầu hôn mà chuyện đó là do thần linh bất bình trước thái độ của bọn cầu hôn nên đã trừng phạt chúng.
+ sau 20 năm, Uy- lít- xơ đã chết.
- Nhũ mẫu tiếp tục thuyết phục Pê- nê-lốp:
+ đưa vết sẹo ngày xưa chứng minh
+ lấy tính mạng bảo đảm.
à Pê- nê- lốp phân vân:
- Nàng không kiên quyết bác bỏ nhưng lại quay sang thần bí hoá câu chuyện nhằm trấn an nhũ mẫu và bản thân.

b. Khi giáp mặt Uy- lít- xơ:
- Nàng cũng hết sức phân vân, lúng túng, không biết nên ứng xử như thế nào cho phải “nàng không biết đứng xa hay nên lại gần ôm lấy đầu, cầm lấy tay người mà hôn”. Nàng dò xét, suy nghĩ, tính toán mông lung nhưng cũng xúc động chân thành “nàng ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng dưới bộ quần áo rách mướp”
2. Thử thách và sum họp:
a. Thử thách:
- Người thử thách: Pê- nê- lốp
- Dấu hiệu đưa ra thử thách được trình bày một cách khéo léo qua lời đối thoại với con trai: “ nếu quả thực đây là Uy- lít- xơ, bây giờ đã trở về, thì con có thể tin chắc rằng thế nào cha con và mẹ cũng sẽ nhận ra nhau một cách dễ dàng, vì cha và mẹ có những dấu hiệu riêng, chỉ hai người biết với nhau, còn người ngoài không ai biết hết.
à Pê- nê- lốp rất tế nhị, khéo léo, khôn ngoan.
- Người chấp nhận thử thách: Uy- lít- xơ.
+ Khi nghe con trai trách mẹ, chàng mỉm cười vì nhận ra ý định thử thách của Pê- nê- lốp và vì tin rằng mình sẽ chiến thắng. Nói với con nhưng thực chất cũng là nói với Pê- nê- lốp.
+ Chàng dằn mình, nhắc nhở Tê- lê- mác đối phó với bọn cầu hôn bằng cách giả cưới.
 Uy- lít- xơ là người thông minh, chín chắn, tự tin và cảnh giác suy xét sự việc.
c. Dưới tác động của Tê- lê- mác:
- Tê- lê- mác trách mắng mẹ một cách gay gắt, cho rằng mẹ quá tàn nhẫn, lạnh lùng, độc ác và cứng rắn.
 Pê- nê- lốp phân vân cao độ và xúc động dữ dội. Nàng phân trần với con và vẫn rất thận trọng.

 Pê- nê- lốp là con người trí tuệ, thông minh và tỉnh táo, biết kìm nén tình cảm của mình. Ngoài ra nàng còn là người rất thận trọng, tế nhị.
- Sự thử thách bắt đầu từ lời trách của Uy- lít- xơ với vợ và lời yêu cầu của chàng đối với nhũ mẫu Ơ- ríc- lê: “ Già ơi! Già hãy kê cho tôi một cái giường như tôi ngủ một mình bấy lâu nay”
 Vừa trách móc vợ nhưng cũng vừa thanh minh về sự chung thuỷ của mình hai mươi năm nay. Tuy vậy đây chính là nguyên cớ để Pê- nê- lốp đưa ra thử thách.
- Điều kiện thử thách: Pê- nê- lốp sai nhũ mẫu khiêng chiếc giường kiên cố ra khỏi phòng mình. Mục đích của nàng là muốn xem thử người ngồi đối diện mình có phải là Uy- lít- xơ hay không vì chiếc giường này là bí mật của nàng với chồng, chỉ có hai người cùng với thị tì của nàng biết.
- Uy- lít- xơ “ giật mình, chột dạ” vì chiếc giường đó không thể xê dịch được nên giờ cũng không thể khiêng ra. Tình thế đó buộc chàng phải lên tiếng: chàng miêu tả tỉ mỉ lại cái giường đó.
 Cả hai, Pê- nê- lốp cũng như Uy- lít- xơ đều tỏ ra rất thông minh. Nếu như Pê- nê- lốp dung sự khôn khéo của mình để xác minh sự thật thì Uy- lít- xơ đã bằng trí tuệ nhạy bén của mình để đáp ứng được điều thử thách đó.
b. Sum họp:
- Khi Uy- lít- xơ vượt qua thử thách: Pê- nê- lốp “ bủn rủn cả chân tay”, xúc động, vui mừng “bèn chạy lại nước mắt chan hoà, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng”. Nàng phân trần với Uy- lít-xơ về hành động, thái độ của mình truớc đó.
- Khi nghe Pê- nê- lốp phân trần: Uy-lít- xơ càng thêm muốn khóc. Người ôm lấy người vợ xiết bao thân yêu, người bạn đời chung thuỷ của mình mà khóc dầm dề đó là giọt nước mắt của niềm vui và hạnh phúc.
III. Ghi nhớ: SGK.
CHÀO TẠM BIỆT
nguon VI OLET