NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ
I. Tìm hiểu khái niệm.
Nghị luận về thơ (tác phẩm và đoạn thơ) là quá trình sử dụng tất cả những thao tác lập luận để làm rõ nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm thơ.
Nhắc lại những nét cơ bản về kĩ năng phân tích đề?
II. Nghị luận về một bài thơ
1. Tìm hiểu ngữ liệu
Đề bài: Phân tích bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."
1947
a. Tìm hiểu đề.
- Yêu cầu: phân tích những giá trị về tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ.
- Vận dụng thao tác lập luận: phân tích, so sánh,...
- Nguồn tư liệu: Bài Cảnh khuya và một số bài thơ khác cùng đề tài.
b. Lập dàn ý.
* Mở bài.
- Vài nét về tác giả; hoàn cảnh ra đời của bài thơ: sáng tác tại chiến khu Việt Bắc vào năm 1947.
- Vấn đề nghị luận: Nội dung và nghệ thuật của bài thơ
* Thân bài.
- Luận điểm 1: Vẻ đẹp của đêm trăng khuya nơi núi rừng Việt Bắc.
Hình ảnh mang tính nghệ thuật: trăng hoa, cây cổ thụ.
Điệp từ “Lồng”
Âm thanh: tiếng suối + So sánh: tiếng suối như tiếng hát
So sánh: cảnh như vẽ
 Bút pháp cổ điển, Cảnh thiên nhiên được miêu tả đẹp thơ mộng, trữ tình, hư ảo; tĩnh lặng.
- Luận điểm 2: Hình ảnh nhân vật trữ tình
Cảm nhận thiên nhiên bằng nhiều giác quan: Hòa mình vào thiên nhiên; tình yêu thiên nhiên tha thiết; phong thái ung dung, tự tại
Hình ảnh “người chưa ngủ” vì “lo nỗi nước nhà”: tình yêu dành cho nhân dân, đất nước thiết tha.
 Tình yêu thiên nhiên hòa vào tình yêu đất nước
* Kết bài
- Kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại; giữa chất thép và chất tình
- Làm rõ vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản.
2. Các bước làm bài nghị luận một bài thơ.
Hiểu yêu cầu của đề: tìm luận đề.
Tìm hiểu sâu về bài thơ về cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Chú ý phân tích những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật tiêu biểu.
Lập dàn ý cho bài phân tích của mình theo các luận điểm, luận cứ đã tìm được.
Sắp xếp luận điểm, luận cứ hợp lí
Viết bài theo dàn ý
3. Một số vấn đề cần lưu ý:
- Văn trong sáng, ngắn gọn
- Dùng từ, đặt câu đúng chuẩn; viết đúng chính tả
- So sánh, liên hệ để tạo sự hấp dẫn
III. Nghị luận về một đoạn thơ
- Các bước nghị luận cũng giống như nghị luận về một bài thơ
- Căn cứ vào văn bản của đoạn thơ cần nghị luận. Hiểu rõ vị trí và ý nghĩa của đoạn thơ.
IV. Luyện tập
Đề bài: Hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài "Tràng giang" của Huy Cận:
"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà"
Đáp án:
HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo các ý sau:
* Mở bài:
- Tác giả, tác phẩm:
- Vấn đề nghị luận:
* Thân bài
- Luận điểm 1: Cảnh chiều xuống trên song đẹp nhưng buồn.
- Luận điểm 2: Nỗi buồn nhớ nhà, nhớ quê hương của nhà thơ.
* Kết bài: Tứ thơ mới mẻ có sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển của thơ Đường với bút pháp lãng mạn của thơ mới.
nguon VI OLET