Đọc văn:

VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
- Nguyễn Đình Chiểu -

PHẦN HAI: TÁC PHẨM

GV: Hoàng Thị Thu Huyền - Hưng Yên
Câu 1: Quê hương của Nguyễn Đình Chiểu? 
A. Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam.
B. Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên
C.Tân Thới, Bình Dương, Gia Định
D. Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An
Câu 2: Sáng tác nào dưới đây là của Nguyễn Đình Chiểu?
A. Thương vợ, Mùng hai Tết viếng cô Kí
B. Chạy giặc, Văn tế Trương Định
C. Bạn đến chơi nhà, Thu vịnh
D. Vịnh cái quạt, Động Hương Tích
Câu 3: Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu tập trung phản ánh vấn đề nào?
A. Tập trung xây dựng hình ảnh người nông dân nghèo khó mà anh dũng giữ nước.
B. Diện mạo một thời kì lịch sử hào hùng nhất của dân tộc; thể hiện tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc.
C. Diện mạo một thời kì lịch sử đầy biến động với những cuộc nội chiến đẫm máu; thể hiện tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc.
D. Diện mạo một thời kì lịch sử đau thương nhưng anh dũng của dân tộc; thể hiện tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Đáp án: C
Đáp án: B
Đáp án: D
Câu 4: Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu ở các thể loại nào?
A. Thơ - văn tế - hát nói
B. Văn tế - truyện thơ Nôm - phú
C. Truyện thơ Nôm - thơ - văn tế
D. Thơ - văn tế - câu đối
Câu 5: Nội dung sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu?
A. Lòng yêu nước thương dân, yêu tự do, công bằng
B. Yêu thiên nhiên, cái đẹp và lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa
C. Yêu thiên nhiên, cái đẹp và thương cho những bậc tài hoa
D. Lòng yêu nước thương dân và lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa
Câu 6: Đóng góp quan trọng nhất về nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu là?
A. Văn chương trữ tình đạo đức
B. Văn chương trữ tình chính trị
C. Văn chương hiện thực đạo đức
D. Văn chương hiện thực chính trị
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Đáp án: C
Đáp án: D
Đáp án: A
Câu 7: Năm sinh - năm mất của Nguyễn Đình Chiểu?

Câu 8: Qua tiểu sử cuộc đời ta thấy Nguyễn Đình Chiểu là người như thế nào?
A. Một thầy giáo mẫu mực đặt việc dạy người cao hơn dạy chữ
B. Một thầy lang lấy việc chăm lo sức khỏe cho nhân dân làm y đức
C. Một nhà văn coi trọng chức năng giáo huấn của văn chương. Văn chương NĐC là lá cờ đầu của văn học yêu nước chống Pháp
D. Cả 3 ý trên
Câu 9: Hai câu thơ sau trích từ tác phẩm nào của Nguyễn Đình Chiểu: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm - Đâm mấy thàng gian bút chẳng tà”?
Dương Từ - Hà Mậu
B. Truyện Lục Vân Tiên
Câu 10: Bố cục bài Văn tế?
Đề - thực - luận - kết
Khai - thừa - chuyển - hợp.
Lung khởi - thích thực - ai vãn - khốc tận
Mở bài - thân bài - kết bài
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
B.1828 - 1882
C. 1822 - 1882
D.1828 - 1888
A.1822 - 1888
Đáp án: A
Đáp án: D
C. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
D. Ngư tiều y thuật vấn đáp
Đáp án: A
Đáp án: C
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Đêm 16 -12 -1861, các nghĩa sĩ nông dân đã tấn công đồn quân Pháp ở Cần Giuộc, giết được tên quan hai Pháp và một số lính thuộc địa.
- Sau 2 ngày, bị phản công và thất bại. Khoảng 20 nghĩa quân đã hi sinh.
- Tuần phủ Gia Định tên là Đỗ Quang yêu cầu Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài văn tế.
+ Mục đích: đọc trong lễ truy điệu 20 nghĩa sĩ đã hi sinh.
+ Giá trị: Cổ vũ tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm.
- Sau đó vua Tự Đức ra lệnh phổ biến bài Văn tế trong các địa phương khác để động viên tinh thần chiến đấu chống TD Pháp của nhân dân cả nước.
2. Thể loại văn tế
- Nguốn gốc: Trung Quốc, gắn với phong tục tang lễ (điếu văn).
- Mục đích: bày tỏ lòng tiếc thương với người đã mất.
- Nội dung: kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã khuất; bày tỏ niềm tiếc thương của mọi người.
- Hình thức: văn xuôi, thơ lục bát, song thất lục bát, phú…
- Giọng điệu, ngôn ngữ: bi thương, lâm li, dùng nhiều thán từ…
- Bố cục: thường có 4 đoạn: lung khởi, thích thực, ai vãn, khốc tận (kết).
3. Bố cục văn bản
- Đoạn 1 (Lung khởi): Từ đầu… tiếng vang như mõ: Bối cảnh thời đại và ý nghĩa cái chết của người nông dân nghĩa sĩ.
- Đoạn 2 (Thích thực): Tiếp theo… tàu sắt, tàu đồng súng nổ: Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ.
Đoạn 3 (Ai vãn): Tiếp theo … dật dờ trước ngõ: Niềm tiếc thương, cảm phục đối với những người nghĩa sĩ nông dân hi sinh.
Đoạn 4 (Kết): Còn lại: Ca ngợi linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Lung khởi: Bối cảnh thời đại và ý nghĩa cái chết của người nông dân nghĩa sĩ
Hỡi ôi?
Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ
Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ.
Trong 2 câu văn trên, tác giả cho biết gì về bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ? Từ đó tác giả khái quát về ý nghĩa cái chết của người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc ra sao?
Hình ảnh thực dân Pháp tấn công thành Gia Định
Hình ảnh nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp
* Bối cảnh thời đại :
- Súng giặc đất rền
- Lòng dân trời tỏ
Đối
Tình thế đất nước có giặc ngoại xâm
Cuộc chiến đấu chống ngoại xâm
Súng giặc rền vang mặt đất
Lòng dân sáng rực bầu trời
Kẻ thù với vũ khí tối tân: Súng
Ý chí kiên cường chống ngoài xâm
Sự nghiêm trọng, dữ dội của cuộc chiến tranh,
vai trò của người nghĩa sĩ trước vận nước.
- 10 năm công vỡ ruộng
- 1 trận nghĩa đánh Tây
Đối
Người nông dân trong sản xuất
Người nông dân trong chiến đấu
Không có tiếng vang gì
Tiếng vang như mõ
Những người bình thường làm những việc phi thường.
Ca ngợi sự hi sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc đã để lại tiếng thơm muôn đời.
*Ý nghĩa cái chết của người nông dân nghĩa sĩ
2. Ai vãn: Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ
a. Khi đất nước yên bình
Nhớ linh xưa:
Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó
Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.
Từ đoạn văn trên, em hãy tìm những chi tiết về người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc khi đất nước còn yên bình?
* Là người nông dân nghèo khổ, lam lũ


Quen làm:
Cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó.
Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
Việc cuốc, việc cầy, việc bừa, việc cấy.
Chưa từng biết:
Cung ngựa, trường nhung.
Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ.
Công việc của người nông dân:
quen làm, chỉ biết
Công việc của một người lính:
chưa quen, đâu tới, mắt chưa từng ngó
Nhấn mạnh sự thiệt thòi, nhược điểm của những người nông dân khi tham gia chiến đấu.
Nổi bật lên tinh thần sẵn sàng chiến đấu của những người nông dân.
2. Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ
b. Khi đất nước có ngoại xâm
Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.
Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.
Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó.
Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.
Thái độ, hành động của người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc khi đất nước có ngoại xâm?
- Diễn biến tâm trạng, hành động:
+ “tiếng phong hạc”
Lo lắng
+ “trông tin quan”
Trông chờ, mong ngóng
+ “ghét thói mọi”
Căm ghét
+ “ăn gan, cắn cổ”
Căm thù
+ “đoạn kình”, “bộ hổ”
Quyết tâm đứng lên chống giặc
Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.
Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.
Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó.
Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.
* Khi đất nước có ngoại xâm:
Oán trách thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của triều Nguyễn.
Căm thù giặc sâu sắc đến mức muốn “ăn gan”, “cắn cổ”.
Vì “mến nghĩa” đã tự nguyện đứng lên làm “quân chiêu mộ”, giết giặc cứu nước.
=> Thể hiện lòng yêu nước tha thiết, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc.
b. Khi đất nước có ngoại xâm
2. Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ
…Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi, trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ.
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.
Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.
b. Khi đất nước có ngoại xâm
Phân tích diễn biến trận đánh đồn Cần Giuộc (vũ khí, khí thế, kết quả, ý nghĩa trận đánh)?
* Diễn biến trận đánh đồn Cần Giuộc
Manh áo vải, ngọn tầm vông, rơm con cúi, lưỡi dao phay.
 Nông cụ thô sơ.

- Không: võ nghệ, binh thư
- Chưa từng ngó: khiên, súng, mác, cờ
- Đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.
- Đánh, đốt, chém, giết, đâm.
Gan dạ, dũng cảm.
Không khí ầm vang, sôi động.
Súng, đạn nhỏ, đạn to, tàu sắt, tàu đồng  Hiện đại, sát thương cao.
Quan quân, mã tà, ma ní
Hồn kinh, hè trước, ó sau
Đốt nhà dạy đạo, chém đầu 1 tên quan hai Pháp, giết 1 số lính Pháp, làm cho tinh thần quân giặc hoảng loạn.
- Chiến thắng của lòng yêu nước, của ý chí con người trước vũ khí tối tân.
- Chiến thắng của chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích.
* Diễn biến trận đánh đồn Cần Giuộc
3. Ai vãn: Bày tỏ sự tiếc thương và cảm phục của tác giả trước sự hi sinh của những người nghĩa sĩ
- Sự hi sinh:
+ “Xác phàm vội bỏ”
+ “Da ngựa bọc thây”
+ “Quy” (chết)
Từ ngữ trang trọng, sử dụng điển tích, điển cố
Nỗi buồn thấm vào lòng người, giăng kín đất trời:
+ “Cỏ cây mấy dặm sầu giăng”
+ “Già trẻ hai làng luỵ nhỏ”
Ôi!
Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ.
Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ.
Đoái sông Cầm Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng; nhìn chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng luỵ nhỏ.
Chẳng phải án cướp, án gian đày tới, mà vi binh đánh giặc cho cam tâm; vốn không giữ thành, giữ luỹ bỏ đi, mà hiệu lực theo quân cho đáng số.
=>Lòng thương tiếc trước sự hi sinh của những nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Sự hi sinh:
Nhưng nghĩ rằng:
Tấc đấc ngọn rau ơn chúa, tài bồi cho nước nhà ta; bát cơm manh áo ở đời, mắc mớ chi ông cha nó.
Vì ai khiến quan quân khó nhọc, ăn tuyết nằm sương; vì ai xui đồn luỹ tan tành, xiêu mưa ngã gió.
Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn; sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.
Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.
Ôi thôi thôi!
Chùa Tân Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ.
Đau đớn bấy! mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay! vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.
- Tìm dẫn chứng về lòng cảm phục trước sự hi sinh của các nghĩa sĩ Cần Giuộc?
- Tìm dẫn chứng về nỗi đau thương, mất mát trong chiến tranh?
3. Ai vãn: Bày tỏ sự tiếc thương và cảm phục của tác giả trước sự hi sinh của những người nghĩa sĩ
Lòng cảm phục: tập trung vào lí tưởng “Chết vinh còn hơn sống nhục”:
+ “Sống làm chi”: Theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, chịu chữ đầu Tây…  Đi ngược lại truyền thống tổ tiên Sống nhục
+ “Thà”: Thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ (hi sinh) Chết vinh
Tiếp tục nỗi đau bằng tiếng khóc của người mẹ mất con, người vợ mất chồng:
+ Mẹ già khóc con trong lều bên ánh đèn khuya leo lét.
+ Vợ yếu tất tả chạy tìm chồng trong bóng chiều tà trước ngõ.
=> Đoạn ai vãn ngập tràn nước mắt của tác giả, quê hương, gia đình tiếc thương các nghĩa sĩ đã hi sinh, khóc cho đất nước đang chìm đắm dưới gót giầy xâm lược. Đó là tiếng khóc lớn, mang tầm vóc sử thi có tác dụng khích lệ lòng yêu nước và ý chí tiếp nối sự nghiệp dang dở của các nghĩa sĩ Cần Giuộc.
3. Ai vãn: Bày tỏ sự tiếc thương và cảm phục của tác giả trước sự hi sinh của những người nghĩa sĩ
4. Kết: Ca ngợi linh hồn bất tử của những nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Ca ngợi công đức của các nghĩa sĩ Cần Giuộc theo hướng vĩnh viễn hóa
+ “Một trận khói tan” / “nghìn năm tiết rỡ”


+ “Tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm”
- “Thác”:
+ “Trả nợ nước non”
+ “Danh thơm đồn sáu tỉnh”
+ Được thờ cúng, tôn vinh
+ “ Ai cũng mộ”
- Khẳng định tinh thần bất tử của các nghĩa sĩ: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc”.
- Kính cẩn bày tỏ mối cảm thương sâu nặng trong lòng mình và nhân dân trước sự hi sinh vì nghĩa lớn. Đó là “nước mắt anh hùng” khóc những anh hùng.
Trận đánh Cần Giuộc
Tiếng thơm muôn đời
=> Khẳng định giá trị của sự hi sinh
=> Nâng cao giá trị của sự hi sinh
Nghệ thuật:
Cảm hứng sử thi kết hợp cảm hứng hiện thực, trữ tình.
Giọng văn vừa hùng tráng vừa bi ai, thống thiết.
Nghệ thuật tương phản độc đáo.
Sử dụng thành công nhiều biện pháp tu từ.
Ngôn ngữ vừa trang trọng vừa mang đậm bản sắc Nam Bộ.
Nội dung:
- Ca ngợi các nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc sống anh dũng, chết vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bảo vệ Tổ quốc.
 Bức tượng đài bất tử về người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc trong cuộc chiến tranh vệ quốc.
- Tác phẩm là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc.
TỔNG KẾT
LUYỆN TẬP
Bài tập 2 (SGK - 65):
Để làm sáng tỏ ý kiến của giáo sư Trần Văn Giàu: "Cái sống được cha ông ta quan niệm là không thể tách rời với hai chữ nhục, vinh. Mà nhục hay vinh là sự đánh giá theo thái độ chính trị đối với cuộc xâm lược của Tây: đánh Tây là vinh, theo Tây là nhục", có thể dẫn ra và phân tích các câu văn như:
- Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ.
- Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương xô bàn độc, thấy lại thêm buồn; sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.
- Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.
SƠ ĐỒ TƯ DUY BÀI VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
VẬN DỤNG
Viết một đoạn văn ngắn về trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của thanh niên.
Gợi ý:
- Phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc; xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; đảm nhận công việc khó khăn, gian khổ, cấp bách khi Tổ quốc yêu cầu.
- Đấu tranh với các âm mưu, hoạt động gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
nguon VI OLET