Gv: Mai Thanh Toàn

Năm học 2021 - 2022
TRƯỜNG THPT VÀM ĐÌNH
KHỞI ĐỘNG
QUAY
1
2
3
4
5
6
VÒNG QUAY
MAY MẮN
LUẬT CHƠI
Lớp chia thành 2 đội chơi
Mỗi đội bốc thăm để chọn lượt chơi trước, mỗi đội
có 3 lượt chơi, tương ứng với 3 câu hỏi.
Mỗi đội quay vòng quay may mắn trước mỗi câu hỏi
nếu trả lời đúng được số điểm tương ứng trên vòng
quay, trả lời sai không bị trừ điểm, nhường quyền trả
lời cho đội còn lại. Đội còn lại trả lời đúng giành được
điểm, trả lời sai bị trừ nửa số điểm.
-

QUAY
1
2
3
4
5
6
VÒNG QUAY
MAY MẮN



“Mắt tối lòng không tối
Bút tà, chí không tà
Đâm mấy thằng gian sớn xác
Để lại cho đời tuyệt tác.”

ĐÁP ÁN: NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
QUAY VỀ
Câu 1: Đây là nhà thơ nào?
Câu 2: Đây là một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu, được coi là sách gối đầu giường của người Nam Bộ, là tiếng lòng của người Miền Nam?
ĐÁP ÁN: TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN
QUAY VỀ
Câu 3: Tên huyện thuộc tỉnh Bến Tre, nơi đang có Lăng mộ của Nguyễn Đình Chiểu ?
ĐÁP ÁN: BA TRI
QUAY VỀ
Câu 4: Theo cụ Đồ Chiểu vật này có thể biến thành vũ khí để người sáng tác tiêu diệt cái ác, bênh vực cái thiện?
ĐÁP ÁN: BÚT
QUAY VỀ
Câu 5: Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu tập trung vào mấy nội dung lớn? Đó là nội dung nào?
ĐÁP ÁN: HAI (Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa và Lòng yêu nước, thương dân)
QUAY VỀ
Câu 6: Người anh hùng nổi tiếng trong kháng chiến chống Pháp ở miền Tây Nam Bộ, bạn thân của Nguyễn Đình Chiểu?
ĐÁP ÁN: TRƯƠNG ĐỊNH
QUAY VỀ
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
Đọc văn:
- Nguyễn Đình Chiểu --
Mộ Nguyễn Đình Chiểu
I. Tiểu sử - cuộc đời:
- (1822- 1888), Tự: Mạnh trạch; Hiệu: Trọng Phủ, Hối Trai (cái phòng tối)
- Sinh tại quê mẹ: Tân Thới - Bình Dương - Gia Định (nay là TP Hồ Chí Minh)
- Xuất thân: Trong gia đình nhà Nho
A. Phần 1: Tác giả
- Những nét chính cuộc đời:
+ 1833 NĐC vào Huế học, 1843 đỗ tú tài tại trường thi Gia Định. 1847 ông ra Huế học chờ khoa thi Kỉ Dậu 1849 lúc sắp thi được tin mẹ mất, bỏ thi về Nam chịu tang mẹ. Trên đường về NĐC bị đau mắt nặng lại khóc mẹ quá nhiều nên bị mù 2 mắt.
-> NĐC lâm vào cảnh: đau thương, bệnh tật, công danh dang dở.
+ Đến 1851 ĐC mở lớp dạy học và làm thuốc chữa bệnh cho người nghèo, sáng tác thơ văn
-> Trong con người NĐC có sự kết hợp của 3 tố chất: nhà giáo, thầy thuốc, nhà văn.
+ 1859 Pháp đánh Gia Định, NĐC cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu đánh giặc và sáng tác thơ văn chiến đấu
Cuộc đời ông là một tấm gương sáng về nghị lực và đạo đức, suốt đời chiến đấu không biết mệt mỏi cho lẽ phải, cho quyền lợi của nhân dân.
II. Sự nghiệp thơ văn
1. Các tác phẩm chính (chủ yếu chữ Nôm)
Đến đây em có nhận xét gì về con người Đồ Chiểu?
+ Truyện Lục Vân Tiên
Dương Từ Hà Mậu
+ Chạy giặc
Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc
......
2. Quan điểm sáng tác.
Dùng thơ văn để chở đạo làm người, để “đâm gian, chém tà”, chiến đấu cho bảo vệ đạo đức và chính nghĩa.
Kể tên những tác phẩm chính của NĐC?
3. Nội dung thơ văn.
3.1. Thơ văn NĐC thể hiện lí tưởng đạo đức nhân nghĩa sâu sắc.
Cơ sở lí tưởng đạo đức nhân nghĩa của NĐC?
Cơ sở lí tưởng đạo đức nhân nghĩa:
+ Nhân: Tình yêu thương con người, sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn.
+ Nghĩa: Là quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người trong xã hội
Xuất phát từ đạo nho nhưng lại mang đậm tính nhân dân và truyền thống
- Nhân vật đều là mẫu lí tưởng: sống nhân hậu, thuỷ chung, ngay thẳng, dám xả thân vì nghĩa lớn…
Hãy lấy một dẫn chứng mà em đã được họcTHCS để minh hoạ cho nội dung lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa trong thơ văn NĐC?
- VD: Lục Vân Tiên trước khi vào kinh ứng thí trở về thăm ch mẹ, dọc đường gặp bọn cướp Phong lai đang hoành hành -> Vân Tiên một mình đánh tan bọn cướp và cứu được KNN.
3.2.Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thể hiện lòng yêu nước thương dân:
- Ghi lại chân thực một thời đau thương của đất nước- của nhân dân khi thực dân Pháp xâm lược (“Chạy giặc”).
- Tố cáo tội ác của bọn cướp nước và bọn bán nước (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc).
- Ca ngợi, khích lệ tinh thần yêu nước đánh Pháp của nhân dân (đặc biệt là người nông dân đánh giặc) (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc; Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh; Thơ điếu Phan Tòng…)
- Bày tỏ thái độ kiên trung, bất khuất của những con người thất thế nhưng vẫn hiên ngang, tin tưởng và hy vọng vào tương lai.
(Ngư Tiều y thuật vấn đáp)
=> Thơ văn NĐC đã đáp ứng xuất sắc những yêu cầu của cuộc sống và chiến đấu đương thời, có tác dụng động viên, khích lệ không nhỏ tinh thần và ý chí cứu nước của nhân dân.
4. Nghệ thuật thơ văn.
Nghệ thuật đặc sắc thơ văn NĐC thể hiện ở những điểm nào?
- Bút pháp trữ tình xuất phát từ cõi tâm trong sáng, nhiệt thành và đầy tình yêu thương.
Mang đậm sắc thái Nam bộ từ lời ăn tiếng nói: (mộc mạc, bình dị) -> đến tâm hồn: (nồng nhiệt, chất phác).
Các sáng tác thiên về truyện kể, màu sắc diễn xướng phổ biến trong văn họcdân gian (nhất là Nam Bộ)
III. Ghi nhớ
- Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, cao đẹp về nhân cách,nghị lực và ý chí, lòng yêu nước - thương dân và thái độ kiên trung bất khuất trước kẻ thù.
- Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là một bài ca đạo đức, nhân nghĩa; là tiếng nói yêu nước cất lên từ cuộc chiến đấu chống quân xâm lược, là thành tựu nghệ thuật xuất sắc mang đậm sắc thái Nam Bộ.
B. Phần 2: Tác phẩm
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Hoàn cảnh sáng tác
LÍNH NHÀ NGUYỄN
NÔNG DÂN VIỆT NAM
Lược đồ phong trào khởi nghĩa nông dân dưới thời Nguyễn.







Lược đồ cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Kì
2/ 1859
14/12/ 1861
16/12/ 1861
Chùa Tôn Thạnh – nơi nghĩa quân làm căn cứ chống giặc
Chùa Tôn Thạnh ở ấp Thanh Ba xã Mĩ Lộc huyện Cần Giuộc tỉnh Long An – Nơi NĐC viết văn tế nghĩa dân chết trong trận Cần Giuộc
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Đêm 16 -12 -1861, các nghĩa sĩ nông dân đã tấn công đồn quân Pháp ở Cần Giuộc, giết được tên quan hai Pháp và một số lính thuộc địa.
- Sau 2 ngày, bị phản công và thất bại. Khoảng 20 nghĩa quân đã hi sinh.
- Tuần phủ Gia Định tên là Đỗ Quang yêu cầu Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài văn tế.
+ Mục đích: đọc trong lễ truy điệu 20 nghĩa sĩ đã hi sinh.
+ Giá trị: Cổ vũ tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm.
- Sau đó vua Tự Đức ra lệnh phổ biến bài Văn tế trong các địa phương khác để động viên tinh thần chiến đấu chống TD Pháp của nhân dân cả nước.
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Hoàn cảnh sáng tác
2. Thể loại
- Nội dung
Kể cuộc đời, công đức
Bày tỏ niềm tiếc thương
- Hình thức: Viết bằng nhiều thể
- Giọng điệu: Lâm li, thống thiết
- Bố cục:
Lung khởi
Thích thực
Ai vãn
Kết
* Nội dung của bài văn tế:
Kể lại cuộc đời, công đức của người đã khuất.
Bày tỏ niềm tiếc thương của người còn sống đối với người đã chết.
“Kìa những đứa tiểu nhi tấm bé,
Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha.
Lấy ai bồng bế vào ra,
U ơ tiếng khóc thiết tha nỗi lòng.

Kìa những kẻ chìm sông lạc suối,
Cũng có người sẩy cối sa cây,
Có người leo giếng đứt dây,
Người trôi nước lũ kẻ lây lửa thành.”
(Trích văn tế thập loại chúng sinh)
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Hoàn cảnh sáng tác
2. Thể loại
3. Đọc – Bố cục

Bố cục
+ Lung khởi: (câu 1- 2) : Bối cảnh thời đại và ý nghĩa cái chết của người nông dân nghĩa sĩ
+ Thích thực:(câu 3 - 15): Tái hiện hình ảnh người nông dân - nghĩa sĩ
+ Ai vãn: (câu 16- 28): Bày tỏ lòng tiếc thương, niềm cảm phục
+ Kết (còn lại) : Ca ngợi linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ.
Đọc chú thích SGK
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Hoàn cảnh sáng tác
2. Thể loại
3. Đọc – Bố cục
- Đọc văn bản

VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
I. TÌM HIỂU CHUNG

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Hỡi ôi!
Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ.
Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ.
Trong 2 câu văn trên, tác giả cho biết gì về bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ? Từ đó tác giả khái quát về ý nghĩa cái chết của người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc ra sao?
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
I. TÌM HIỂU CHUNG

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Lung khởi (câu 1-2)
Lung khởi (câu 1-2) Bối cảnh thời đại và ý nghĩa cái
chết của những người nông dân - nghĩa sĩ
- Mở đầu: “Hỡi ôi”: cảm xúc đau đớn tột độ
Nghệ thuật:
+ Đối lập: “Súng giặc đất rền” >< “Lòng dân trời tỏ”
+ Động từ: rền, tỏ
Bối cảnh bão táp của thời đại, thế lực ngoại xâm bạo tàn
=> Hoàn cảnh hi sinh của các nghĩa sĩ
+ Đối lập “mười năm công vỡ ruộng” - chưa ai biết
“một trận nghĩa đánh Tây” - tiếng thơm muôn đời
=> Ý nghĩa bất tử của sự hi sinh vì nghĩa lớn

- Câu 1:
Súng giặc đất rền - lòng dân trời tỏ/ nghệ thuật đối lập


 Câu thơ đã khái quát được bối cảnh và tình thế căng thẳng của thời đại: Một cuộc đụng độ giữa giặc xâm lược tàn bạo và ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân ta.
sự hiện diện của các thế lực vật chất xâm lược bạo tàn
Ý chí , nghị lực của lòng dân quyết tâm đánh giặc, cứu nước
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
- Câu 2:
+ Mười năm vỡ ruộng / không ai biết đến.
Một trận đánh Tây / nhiều người biết
 Ý nghĩa sống - chết; nhục - vinh được thể hiện rõ qua các vế câu biền ngẫu. Từ đó, khẳng định quan niệm sống cao cả của nghĩa quân: Chết vinh còn hơn sống nhục.
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
Tóm lại: Hai câu văn tạo nên một “nền” hoành tráng cho bức tượng đài người nghĩa sĩ Cần Giuộc ở đất Lục tỉnh anh hùng. Sáng tỏ chân lí cao đẹp của thời đại: Chết vinh còn hơn sống nhục, chết đứng còn hơn sống quỳ.
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
2. Phần thích thực: Cuộc đời - cảnh chiến đấu hy sinh của nghĩa quân (câu 3  câu 15):
a. Nguồn gốc của nghĩa quân: (câu 3 -> câu 5)
- Là những người suốt một đời “làm ăn” lam lũ, “cui cút” với bao lo toan nghèo khó.
- Họ chỉ quen công việc nhà nông. Thế giới mà họ biết chỉ là không gian làng xã.
- Họ chưa hề biết đến việc binh đao, trận mạc.
* Bằng nghệ thuật liệt kê (kể ra một loạt những việc người nông dân quen làm và những việc họ chưa hề biết đến), đoạn văn đã giới thiệu một cách cụ thể về nguồn gốc của nghĩa sĩ: Họ xuất thân từ nông dân cần cù, nghèo khổ, xa lạ với chiến tranh, trận mạc.
* Cảm nhận của em về thái độ, tình cảm của tác giả khi nhớ về nguồn gốc của người nghĩa sĩ?
- Nhà thơ xúc động, cảm thông, chia sẻ với cuộc đời nhỏ bé và thân phận “con sâu cái kiến” của người nông dân nghĩa sĩ.
- Có thể nói, bao nhiêu tình cảm yêu thương của nhà thơ giành cho người nông dân đánh giặc đều được dồn nén và đọng lại ở hai chữ “cui cút” trong đoạn thơ .
b. Người nghĩa sĩ đánh Tây (câu 6 -> câu 9)
- Về tình cảm:
* Thực dân Pháp chiếm Nam Bộ, người nông dân đã thể hiện tâm trạng và thái độ của mình như thế nào?
+ Họ chờ trông vào thái độ và hành động đánh giặc, cứu dân của triều đình .
+ Họ căm ghét kẻ thù xâm lược.
+ Khi TĐpk bất lực, nỗi trông mong đã trở thành lòng căm thù, oán giận kẻ thù cao độ (Muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ).
* Trước sự bất lực của triều đình phong kiến, với lòng căm thù giặc sâu sắc của mình, người nông dân đã có nhận thức như thế nào về vai trò, trách nhiệm của mình với đất nước?
- Về nhận thức:
+ Họ nhận thức đúng đắn về sự thống nhất về lãnh thổ đất là “mối xa thư đồ sộ”, không thể bị kẻ thù chia cắt.
+ Xác định trách nhiệm của bản thân với đất nước (há để ai chém rắn đuổi hươu).
+ Họ sung vào đội quân chiến đấu đánh giặc bằng một tinh thần tự nguyện (ra sức đoạn kình; dốc ra tay bộ hổ)
* Vậy, theo em, tác giả đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh và biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện tình cảm yêu nước và nhận thức – trách nhiệm của người nông dân?

* Tính chất nông dân được biểu hiện qua cách diễn đạt tình cảm, thái độ của người nông dân nghĩa sĩ như thế nào?
* Những đặc sắc về nghệ thuật biểu đạt của đoạn văn:
- Nghệ thuật so sánh dân giã (…như trời hạn trông mưa; …như nhà nông ghét cỏ…) gần gũi, dễ hiểu,gắn với công việc ruộng đồng của người nông dân.
- Cách dùng một loạt các động từ mạnh (ăn gan, cắn cổ)  thể hiện lòng căm thù giặc cao độ của người nông dân.
- Dùng các điển tích, điển cố để khẳng định ý thức độc lập dân tộc và tinh thần trách nhiệm của người nông dân với Tổ quốc.

* Tóm lại, đoạn văn thể hiện sự chuyển biến về tình cảm, nhận thức và ý thức của những người nông dân hiền lành thành người nghĩa sĩ đánh Tây hết sức chân thực và biện chứng.
c. Người nghĩa sĩ công đồn (câu 10->15)
- Trang bị của nghĩa quân khi vào trận:
+…manh áo vải…
+…ngọn tầm vông...
+… rơm con cúi...
+…lưỡi dao phay…
 Đó là những vật dụng nghèo nàn, thô sơ trong cuộc sống lao động hàng ngày đã trở thành vũ khí để nghĩa quân đánh giặc.

Liệt kê + chi tiết chân thực có sức gợi tả cao

- Tinh thần chiến đấu của nghĩa sĩ:
+…đạp rào lướt tới…
+…xô cửa xông vào …
+…đâm ngang…chém ngựơc
 Đoạn văn đặc tả khí thế chiến đấu mạnh mẽ, quyết liệt và hy sinh quên mình của nghĩa sĩ trong trận công đồn.
Từ đó, nhà thơ đã tạc lên một bức tượng đài nghệ thuật về vẻ đẹp hiên ngang, bất khuất, kiên cường của người nông dân Nam Bộ trong buổi đầu kháng Pháp.
- Hàng loạt động từ mạnh…
- nhịp điệu dồn dập, nhanh mạnh, dứt khoát.
- Sự tương phản giữa vũ khí, trang bị và tinh thần chiến đấu của người nông dân khi ra trận với súng to, đạn nhỏ của kẻ thù càng làm tăng thêm vẻ đẹp tráng ca của người nghĩa quân áo vải.
- Với hình tượng người nông dân nghĩa sĩ, Nguyễn Đình Chiểu đã phát hiện và ngợi ca bản chất cao quý tiềm ẩn sau manh áo vải, sau cuộc đời lam lũ, vất vả của người nông dân chính là lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của họ.
- Có thể nói: “Chỉ đến Nguyễn Đình Chiểu, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người nông dân chống ngoại xâm mới có thể chiếm lĩnh trọn vẹn một tác phẩm văn chương đẹp nhường ấy với vóc dáng đích thực của mình và được ngợi ca như những người anh hùng của thời đại. Trước Nguyễn Đình Chiểu, chưa ai làm được điều đó và sau Nguyễn Đình Chiểu một thời gian dài, cũng chưa ai vượt qua được ông. Bởi thế bài văn tế được xem như là một bước phát triển đột xuất trong thơ văn Nguyễn Đình chiểu nói riêng và trong văn học Việt Nam nói chung”.
Manh áo vải, ngọn tầm vông, rơm con cúi, lưỡi dao phay.
 Nông cụ thô sơ.

- Không: võ nghệ, binh thư
- Chưa từng ngó: khiên, súng, mác, cờ
- Đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.
- Đánh, đốt, chém, giết, đâm.
 Gan dạ, dũng cảm.
 Không khí ầm vang, sôi động.
Súng, đạn nhỏ, đạn to, tàu sắt, tàu đồng  Hiện đại, sát thương cao.
Quan quân, mã tà, ma ní
Hồn kinh, hè trước, ó sau
Đốt nhà dạy đạo, chém đầu 1 tên quan hai Pháp, giết 1 số lính Pháp, làm cho tinh thần quân giặc hoảng loạn.
- Chiến thắng của lòng yêu nước, của ý chí con người trước vũ khí tối tân.
- Chiến thắng của chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích.
* Diễn biến trận đánh đồn Cần Giuộc
3. Ai vãn: Bày tỏ sự tiếc thương và cảm phục của tác giả trước sự hi sinh của những người nghĩa sĩ
Ôi!
Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ.
Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ.
Đoái sông Cầm Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng; nhìn chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng luỵ nhỏ.
Chẳng phải án cướp, án gian đày tới, mà vi binh đánh giặc cho cam tâm; vốn không giữ thành, giữ luỹ bỏ đi, mà hiệu lực theo quân cho đáng số.
3. Phần ai vãn: Tấm lòng của tác giả với sự hy sinh của nghĩa sĩ.
* Bao trùm lên toàn bộ phần sau của bài văn tế là một tiếng khóc lớn, mang màu sắc sử thi. Tiếng khóc ấy của tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc, theo em, đó là những cảm xúc gì?
a. Tấm lòng tiếc thương:
- Bày tỏ sự tiếc thương của nhân dân trước sự hy sinh của nghĩa quân (cỏ cây …sầu giăng; già trẻ …luỵ nhỏ)
- Cảm thông và chia sẻ với nỗi đau đớn, xót xa của người thân nghĩa sĩ:
+ Nỗi đau như xé lòng của người mẹ già “…khóc trẻ”.
+ Nỗi bơ vơ, mất nơi nương tựa của những người vợ trẻ “chạy tìm chồng”.
- Sự hi sinh:
+ “Xác phàm vội bỏ”
+ “Da ngựa bọc thây”
+ “Quy” (chết)
Từ ngữ trang trọng, sử dụng điển tích, điển cố
Nỗi buồn thấm vào lòng người, giăng kín đất trời:
+ “Cỏ cây mấy dặm sầu giăng”
+ “Già trẻ hai làng luỵ nhỏ”
Ôi!
Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ.
Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ.
Đoái sông Cầm Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng; nhìn chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng luỵ nhỏ.
Chẳng phải án cướp, án gian đày tới, mà vi binh đánh giặc cho cam tâm; vốn không giữ thành, giữ luỹ bỏ đi, mà hiệu lực theo quân cho đáng số.
=> Lòng thương tiếc trước sự hi sinh của những nghĩa sĩ Cần Giuộc
b. Sự cảm phục:
+ Nhà thơ Cảm phục và ngợi ca sự hy sinh cao cả của nghĩa sĩ.
 Khẳng định lẽ sống cao đẹp của họ (sống làm chi…”).
+ Ca ngợi tinh thần chiến đấu đến cùng và tư tưởng trung quân của nghĩa sĩ. (sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc…; sống thờ vua, thác cũng thờ vua..)
+ Khẳng định sự bất tử của nghĩa sĩ trong lòng dân tộc (...danh thơm đồn... Đình miếu để thờ…muôn đời…)
Lòng cảm phục: tập trung vào lí tưởng “Chết vinh còn hơn sống nhục”:
+ “Sống làm chi”: Theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, chịu chữ đầu Tây…  Đi ngược lại truyền thống tổ tiên  Sống nhục
+ “Thà”: Thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ (hi sinh)  Chết vinh
Tiếp tục nỗi đau bằng tiếng khóc của người mẹ mất con, người vợ mất chồng:
+ Mẹ già khóc con trong lều bên ánh đèn khuya leo lét.
+ Vợ yếu tất tả chạy tìm chồng trong bóng chiều tà trước ngõ.
=> Đoạn ai vãn ngập tràn nước mắt của tác giả, quê hương, gia đình tiếc thương các nghĩa sĩ đã hi sinh, khóc cho đất nước đang chìm đắm dưới gót giầy xâm lược. Đó là tiếng khóc lớn, mang tầm vóc sử thi có tác dụng khích lệ lòng yêu nước và ý chí tiếp nối sự nghiệp dang dở của các nghĩa sĩ Cần Giuộc.
4. Kết: Ca ngợi linh hồn bất tử của những nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Ca ngợi công đức của các nghĩa sĩ Cần Giuộc theo hướng vĩnh viễn hóa
+ “Một trận khói tan” / “nghìn năm tiết rỡ”


+ “Tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm”
- “Thác”:
+ “Trả nợ nước non”
+ “Danh thơm đồn sáu tỉnh”
+ Được thờ cúng, tôn vinh
+ “ Ai cũng mộ”
- Khẳng định tinh thần bất tử của các nghĩa sĩ: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc”.
- Kính cẩn bày tỏ mối cảm thương sâu nặng trong lòng mình và nhân dân trước sự hi sinh vì nghĩa lớn. Đó là “nước mắt anh hùng” khóc những anh hùng.
Trận đánh Cần Giuộc
Tiếng thơm muôn đời
=> Khẳng định giá trị của sự hi sinh
=> Nâng cao giá trị của sự hi sinh
- Tác giả đề cao quan niệm: Chết vinh còn hơn sống nhục. Nêu cao tinh thần chiến đấu, xả thân vì nghĩa lớn của nghĩa quân. Họ ra trận không cần công danh bổng lộc mà chỉ vì một điều rất giản đơn là yêu nuước.
- Đây là cái tang chung của mọi nguười, của cả thời đại, là khúc bi tráng về ngưuời anh hùng thất thế nhung hiên ngang.
5. Kết luận
- Bài văn tế là hình ảnh chân thực về nguười nông dân Việt Nam chống Pháp với lòng yêu nuước và lòng căm thù giặc sâu sắc, tinh thần chiến đấu hi sinh anh dũng tuyệt vời của nguười nông dân Nam Bộ trong phong trào chống Pháp cuối XIX.
- Với bài văn tế này lần đầu tiên trong lịch sử VH dân tộc có một tưuợng đài nghệ thuật sừng sững về nguười nông dân tuơng xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ.
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
I. TÌM HIỂU CHUNG
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
-
III. LUYỆN TẬP
.Câu 1. Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” ra đời vào khoảng thời gian nào?
Cuối năm 1861
Cuối năm 1862
Cuối năm 1863
Cuối năm 1864
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
I. TÌM HIỂU CHUNG
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
-
III. LUYỆN TẬP
.



Câu 2. Bố cục bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc” được chia thành mấy phần?
A. Một phần: ai vãn
B. Hai phần: lung khởi và kết
C. Ba phần: lung khởi, thích thực, kết
D. Bốn phần: lung khởi, thích thực, ai vãn, kết.

VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
I. TÌM HIỂU CHUNG
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
-
III. LUYỆN TẬP
.Câu 3. Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” xuất thân vốn là?
A. Xuất thân là những quan lại, quý tộc yêu nước.
B. Là những nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực.
C. Xuất thân là quân cơ, quân vệ của triều đình.
D. Vốn là những nông dân: “Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”.
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
I. TÌM HIỂU CHUNG
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
-
III. LUYỆN TẬP
.Câu 4. Địa danh Cần Giuộc trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” hiện nay thuộc địa phận tỉnh nào?
Long An
An Giang
Cần Thơ
Đồng Tháp
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
I. TÌM HIỂU CHUNG
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
-
III. LUYỆN TẬP
.
IV. LIÊN HỆ, MỞ RỘNG
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn về trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của thanh niên.
Gợi ý:
- Phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc; xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; đảm nhận công việc khó khăn, gian khổ, cấp bách khi Tổ quốc yêu cầu.
- Đấu tranh với các âm mưu, hoạt động gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
I. TÌM HIỂU CHUNG
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
-
III. LUYỆN TẬP
.
IV. LIÊN HỆ, MỞ RỘNG
Câu 1. Từ bức tượng đài bi tráng của người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc nêu suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu nước của thế hệ trẻ hiện nay?
Câu 2. Thực hiện một số sản phẩm sáng tạo từ văn bản “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” (Vẽ tranh minh họa, Hát, Tập san, Bưu ảnh……)
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn về trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của thanh niên.
Gợi ý:
- Phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc; xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; đảm nhận công việc khó khăn, gian khổ, cấp bách khi Tổ quốc yêu cầu.
- Đấu tranh với các âm mưu, hoạt động gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
-
nguon VI OLET