Cô giáo lớp em

Sáng nào em đến lớp
Cũng thấy cô đến rồi
Đáp lời “Chào cô ạ!”
Cô mỉm cười thật tươi.
Cô giáo lớp em
Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài.


Cô giáo lớp em


Những lời cô giáo giảng
Ấm trang vở thơm tho
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho.
Cô giáo lớp em

Sáng nào em đến lớp
Cũng thấy cô đến rồi
Đáp lời “Chào cô ạ!”
Cô mỉm cười thật tươi.

Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài.

Những lời cô giáo giảng
Ấm trang vở thơm tho
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho.

Luyện đọc từ khó, dễ lẫn

sáng nào ghé
lớp giảng
thoảng trang vở
hương nhài những điểm mười

Luyện ngắt giọng các câu thơ


Đáp lời/“Chào cô ạ!”/
Cô mỉm cười/ thật tươi.//
Yêu thương/ em ngắm mãi/
Những điểm mười/ cô cho.//
Cô giáo lớp em

Sáng nào em đến lớp
Cũng thấy cô đến rồi
Đáp lời “Chào cô ạ!”
Cô mỉm cười thật tươi.

Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài.

Những lời cô giáo giảng
Ấm trang vở thơm tho
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho.
Giải nghĩa từ khó

-ghé (ghé mắt): nhìn, ngó.
-ngắm: nhìn kĩ, nhìn mãi vì yêu thích.
-thoảng hương nhài: hương hoa nhài đưa vào nhè nhẹ, lúc cảm thấy, lúc không.
1.Khổ thơ 1 cho em biết điều gì về cô giáo?
a. Cô giảng bài rất hay.
b. Cô rất nghiêm khắc với học sinh.
c. Cô luôn đến lớp sớm, tươi cười đón học sinh vào lớp.

2.Tìm từ gần nghĩa với từ “ghé”.
+ ngó, thấy, nhìn,…
3.Tìm những hình ảnh đẹp trong lúc cô giáo dạy học sinh tập viết?
+gió: đưa thoảng hương nhài.
+nắng: ghé vào cửa lớp xem các bạn học bài.
4.Tìm những từ nói lên tình cảm của học sinh đối với cô giáo?
a. giảng, lời cô, em.
b. thơm tho, điểm mười, trang vở.
c. ấm, yêu thương, ngắm mãi.
5.Tìm những tiếng cuối dòng có vần giống nhau ở khổ thơ 2 và khổ thơ 3?
+nhài/bài.
+tho/cho.
Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng
nguon VI OLET