Chăo m?ng
Câc em h?c sinh
L?p 3E
Dựa vào các câu hỏi dưới đây để kể về buổi đầu em đi học:
a) Em đến trường đi học lần đầu vào buổi sáng hay buổi chiều?
b) Hôm ấy, em đi học một mình hay có ai đưa đi?
c) Trên đường tới trường, em nhìn thấy những cảnh gì?
d) Buổi đầu đi học, điều gì làm cho em thấy lạ lùng, bỡ ngỡ?
e) Lúc đó, em mong muốn điều gì?
KIỂM TRA BÀI CŨ
KỂ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
Dựa vào các câu trả lời dưới đây để nói về buổi đầu đi học của em.
a) Em đến trường đi học lần đầu vào buổi sáng mùa thu.
b) Hôm ấy, mẹ đưa em đến trường.
c) Trên đường tới trường, em thấy con đường dài và rộng, xe cộ đông đúc, hai bên đường cây xanh tỏa bóng mát, nhiều tấm biển chào đón học sinh lớp một tới trường.
d) Buổi đầu đi học, điều làm em thấy lạ lùng bỡ ngỡ là trường, lớp mới, thầy cô mới và bạn bè mới.
e) Lúc đó, em mong muốn:
 - Có bố mẹ bên cạnh, có những người bạn cũ ở cùng.
- Nhanh chóng làm quen được với các bạn trong lớp.
- Học tập thật tốt.
Nghe kể: Không lỡ nhìn ( trang 61)
1. Nghe và kể lại câu chuyện 
“Không nỡ nhìn”
    Trên chuyến xe buýt đông người, những hàng ghế đã chật kín hết. Ngay cả người già cũng không có chỗ để ngồi. Bỗng có anh thanh niên ngồi trên ghế, lấy hai tay ra ôm mặt. Thấy lạ, bà cụ ngồi cạnh liền hỏi:
- Cháu nhức đầu à? Cần xoa dầu không? Cụ có mang theo dầu đây.
    Anh thanh niên liền nói khẽ:
- Không ạ! Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
a) Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt?
Anh thanh niên ngồi ghế và lấy hai tay ôm mặt.

b) Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh điều gì?
Bà hỏi anh: Cháu nhức đầu à? Có cần dầu để xoa không? Cụ có mang theo dầu đây.
c) Anh trả lời thế nào?
Anh đáp nhỏ: Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.

d) Em có nhận xét gì về anh thanh niên?
Anh thanh niên là người ích kỉ, không biết nhường ghế cho các cụ già và phụ nữ trong khi lại vờ như mình là người lịch sự.
Câu chuyện đã nói lên sự thờ ơ của anh thanh niên nọ. Anh thiếu quan tâm và không nhường ghế cho các cụ già, phụ nữ nhưng lại giả nhân, giả nghĩa.
Câu chuyện cũng thể hiện lòng nhân ái của bà cụ trên xe. Tuy không quen biết anh thanh niên nhưng cụ rất quan tâm khi thấy anh ôm đầu. Cụ như một tấm gương sáng cho anh thanh niên nọ và mọi người cùng đi trên xe noi theo.
Ý nghĩa câu chuyện này là gì?
Hãy kể lại câu chuyện “Không nỡ nhìn” bằng lời văn của em.
2. Hãy cùng các bạn trong tổ mình tổ chức một cuộc họp :
Gợi ý về nội dung cuộc họp: trao đổi về trách nhiệm của học sinh trong cộng đồng.
Ví dụ: 
-Tôn trọng luật
đi đường.
-Bảo vệ của công.
-Giúp người có
hoàn cảnh khó khăn 
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC  
1. Lí do và mục đích cuộc họp.
    Thưa các bạn ! Hôm nay tổ chúng ta họp bàn về việc bảo vệ môi trường xanh và sạch để thực hiện tốt phong trào "Xanh trường, đẹp lớp".
2. Tình hình môi trường ở trường và lớp ta hiện nay.
    Trong cuộc họp lớp cuối tuần rồi, các bạn đã được nghe cô chủ nhiệm nói về việc nhiều cây xanh bị bẻ phá, nhất là những cây còn nhỏ, còn những cây có quả như : nhãn, ổi luôn thì bị bứt lá, bẻ cành, hái quả non khiến chúng không phát triển được.
3. Biện pháp thực hiện.
    Chúng ta cần có ý thức bảo vệ môi trường xanh, sạch và đẹp bằng cách chia nhau bảo vệ, trực nhật nơi có cây xanh. Lớp ta có bốn tổ. Mỗi tổ cử hai bạn kết hợp với các lớp khác luân phiên nhau trực bốn khu vực có cây xanh quanh trường.
- Mỗi tổ có hai bạn trực nơi khu vực mình được phân công.
- Trang bị còi để thổi nhắc nhớ bạn nào định phá hại cây xanh.
4. Phân công.
Trên đây là toàn bộ kế hoạch bảo vệ môi trường sạch và xanh đã được thông qua tổ.
Đề nghị các cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ, bạn tổ trưởng là người trực tiếp chỉ đạo và hướng dẫn các thành viên để hoàn thành công việc được giao.
LUYỆN TẬP
Kể một câu chuyện vui mà em đã được nghe ở lớp hoặc ở nhà.
GỢI Ý
a) Trong số những truyện vui đã nghe, em muốn kể lại câu chuyện nào?
b) Câu chuyện mở đầu ra sao? Diễn biến thế nào? Kết thúc ra sao?
c) Nhận xét của em về câu chuyện vui (hoặc về nhân vật trong câu chuyện)
C?m on câc em dê h?p tâc trong h?c t?p
Ch�c câc em h?c gi?i, cham ngoan
nguon VI OLET