Thao tác lập luận so sánh
I. Mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận so sánh
Khái niệm thao tác lập luận so sánh.
a. Khái niệm so sánh
* Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.


* Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

* So sánh trong toán học:
- Lớn hơn ( > )
- Bé hơn (< )
- Bằng nhau ( = )



Thế nào là so sánh?
So sánh là đối chiếu các đối tượng nhằm phát hiện ra những nét giống nhau hoặc khác nhau giữa chúng.
b. Khái niệm thao tác lập luận so sánh.
Tìm hiểu ngữ liệu ( sgk/t79)
Đoạn trích trên có sử dụng thao tác lập luận không? Vì sao?
Yêu người, đó là một truyền thống cũ. “Chinh phụ ngâm”, “Cung oán ngâm khúc” đã nói đến con người. Nhưng dù sao cũng là mới bàn đến một hạng người. Với “Kiều”, Nguyễn Du đã nói đến cả xã hội người. Với “Chiêu hồn” thì cả loài người được bàn đến (…) “Chiêu hồn” con người trong cái chết. Chiêu hồn con người trong từng giới, từng loài, “mười loài là những loài nào” với những nét cộng đồng phổ biến, điển hình của từng loài một…
Tôi muốn nói đến bài văn “Chiêu hồn”, một tác phẩm có một không hai trong nền văn học chúng ta. ( Nghĩ mà xem, trước Chiêu hồn chưa có bài văn nào đem cái “run rẩy mới” ấy vào văn học. Sau Chiêu hồn, lại càng không.) Nếu Truyện Kiều nâng cao lịch sử thơ ca, thì Chiêu hồn đã mở rộng địa dư của nó qua một vùng xưa nay ít ai động tới: cõi chết. (Theo Tuyển tập Chế Lan Viên, tập II, NXB Văn học, Hà Nội ,1990)
- Đoạn trích trên có sử dụng thao tác lập luận:
Luận điểm: Đặc sắc của bài văn “chiêu hồn” trong niềm rung động, run rủi về thân phận con người.
Luận cứ: các lí lẽ được tổ chức sắp xếp rõ ràng, hợp lý, có sức thuyết phục.
Chỉ ra sự so sánh trong đoạn trích trên?
Đối tượng được so sánh
Đối tượng so sánh
Điểm giống
Điểm khác
Mục đích
Bài “Văn chiêu hồn”
Bài “Chinh phụ ngâm”, “Cung oán ngâm khúc”, “Truyện Kiều”
Cung oán ngâm, Chinh phụ ngâm chỉ nói đến một lớp người
Truyện Kiều nói đến cả xã hội người
Văn chiêu hồn nói đến cả loài người trong cõi sống và chết
Làm nổi bật nét độc đáo của “Văn chiêu hồn” và tài năng của Nguyễn Du
Cùng nói về tình yêu thương con người
- Lập luận so sánh: là kiểu lập luận nhằm làm rõ ý kiến, một kết luận bằng cách dùng thao tác so sánh để tìm điểm chung và riêng, giống và khác nhau
So sánh và lập luận so sánh có điểm gì khác nhau?
- So sánh là thao tác đối chiếu các đối tượng.
- Lập luận so sánh là sử dụng thao tác so sánh trong lập luận.
2. Mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận so sánh
* Xét ngữ liệu ( sgk/t79) và trả lời các câu hỏi sau:
Đối tượng được so sánh? Đối tượng so sánh?
Điểm giống và khác nhau giữa đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh?
Mục đích so sánh?
Yêu người, đó là môt truyền thống cũ. “ Chinh phụ ngâm”, “ Cung oán ngâm khúc” đã nói đến con người. Nhưng dù sao cũng là mới bàn đến một hạng người. Với “ Kiều”, Nguyễn Du đã nói đến cả xã hội người. Với “ Chiêu hồn” thì cả loài người được bàn đến […]. “ Chiêu hồn”, con người trong cái chết. “ Chiêu hồn”, con người trong từng giới, từng loài, “ mười loài là những loài nào” với những nét cộng đồng phổ biến, điển hình của từng loài một”. […]
Tôi muốn nói đến bài văn ‘ Chiêu hồn”, một tác phẩm có một không hai trong nền văn học chúng ta. ( Nghĩ mà xem, trước “ Chiêu hồn” chưa hề có bài văn nào đem cái “ run rủi mới” ấy vào văn học. Sau “ Chiêu hồn”, lại càng không .) Nếu “ Truyện Kiều” nâng cao lịch sử thơ ca, thì “ Chiêu hồn” đã mở rộng địa dư của nó qua một vùng xưa nay ít ai động tới: cõi chết.
( theo tuyển tập Chế Lan Viên)
* Mục đích của thao tác lập luận so sánh:
- Làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác.
- Làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.
* Yêu cầu của thao tác lập luận so sánh:
Phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí đồng thời phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của người viết.
ĐỌC NGỮ LIỆU TRANG 81 SGK NGỮ VĂN 11 TẬP 1
a. Tác giả đã so sánh Bắc, Nam về những mặt nào?
b. Tìm điểm giống và khác biệt?
c. Nguyễn Trãi thể hiện rõ quan điểm của mình như thế nào?
II- CÁCH SO SÁNH:


Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: ( sgk/t81)

“ Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh Yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có”
II – CÁCH SO SÁNH:


a. Căn cứ để so sánh sự khác biệt giữa Bắc và Nam dựa vào các tiêu chí: văn hóa, lãnh thổ, phong tục, chính quyền, hào kiệt…

b. Điểm giống và khác biệt:
Điểm giống: cả hai đều có những yếu tố cấu thành nên một quốc gia văn minh: văn hóa, lãnh thổ, phong tục, chính quyền, hào kiệt…
- Điểm khác: văn hóa, lãnh thổ, phong tục, chính quyền riêng
Bài tập 1:
Tóm lại:
Cách thực hiện thao tác lập luận so sánh:
Quy trình thực hiện:
Xác định đối tượng so sánh và đối tượng được so sánh.
Xác định tiêu chí so sánh
Xác định mục đích so sánh.
Lựa chọn cách so sánh.
Các cách so sánh:
So sánh tương đồng ( chỉ ra những nét giống nhau)
so sánh tương phản ( chỉ ra những nét khác nhau)

CÁCH THỨC SO SÁNH

XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC SO SÁNH VÀ ĐỐI TƯỢNG SO SÁNH
ĐẶT CÁC ĐỐI TƯỢNG CÙNG BÌNH DIỆN VÀ CÙNG MỘT TIÊU CHÍ



NÊU RÕ Ý KIẾN, QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI VIẾT


III – LUYỆN TẬP:


HÃY CHO BIẾT ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA HAI LOẠI SO SÁNH DƯỚI ĐÂY?
(1) Sách giống như thức ăn. Có thứ chỉ nếm, có thứ có thể ăn nhiều. Chỉ có một ít thứ là cần nhai kỹ, ăn chậm để thấy vị ngon. Cho nên có sách chỉ đọc một phần, có sách chỉ cần biết sơ lược, còn có một ít sách thì phải đọc hết, đọc kĩ, đọc đi đọc lại
(Ph. Bê – cơn)
(2) Những kẻ nho nhoe năm ba câu học vấn, mắt sáng nhỏ như hạt đậu, kinh lịch chẳng ra khỏi nhà, gặp một vài chú đi cày, năm ba chị hàng xén dã tưởng mình là trí thức, trên trời dưới đất chỉ có một mình ta, không phải là người tự trọng.
Người tự trọng vốn có ở trong nhân quần, vốn tôn kính bậc tiền bối, tài đức kiến thức tự đủ, việc đã làm không sợ khó, trí đã định không rụt rè, thân mình mình tự trị, không sai pháp luật, không trái đạo lý, không dối mình, không dối người, không thấy người giàu sang, quyền quí mà nịnh hót, không thấy người bần tiện mà khinh bỉ .
(Theo Nguyễn Bá Học)
Bài tập 1:
a. So sánh tương đồng
So sánh sách với thức ăn.
Giúp việc đọc sách hiệu quả.
Khi so sánh phải chọn đối tượng so sánh phù hợp thì mới có ý nghĩa
b. So sánh tương phản
Người tự trọng và người thiếu tự trọng
Giúp nhìn nhận và đánh giá đúng bản chất của đối tượng

Đề cao người tự trọng
EM HÃY HOÀN THIỆN BẢNG SO SÁNH SAU ĐÂY
nguon VI OLET