Câu 1: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì?
Công việc đầu tiên mà anh Ba giao cho chị Út là rải truyền đơn.
Câu 2: Vì sau chị Út muốn được thoát li?
- Chị Út muốn được thoát li vì:
- Chị muốn làm việc thật nhiều cho cách mạng
- Vì chị rất yêu nước, căm ghét bọn bán nước và đế quốc Mĩ.
- Tiếp bước theo cha mình đi làm Cách mạng
Câu3: Em hãy nêu nội dung của bài.
Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.
Bức tranh v? anh b? d?i trờn du?ng h�nh quõn dang nghi t?i hỡnh ?nh ngu?i m? gi� lom khom c?y lỳa trong c?nh tr?i mua l?nh.
Tập đọc
Bầm ơi

( Tố Hữu )
Thứ năm ngày 22 tháng 4 năm 2021

( Trích)
Nhà thơ Tố Hữu
(1920 - 2002)
BẦM ƠI
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…

Bầm ơi có rét không bầm?
Heo heo gió núi,lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
Bầm ơi ,sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước ,cả đôi mẹ hiền.
TỐ HỮU
* Đoạn 1 : Từ đầu ….. nhớ thầm.
* Đoạn 2 : Bầm ơi……….bấy nhiêu.
* Đoạn 3 : Bầm ơi …. sáu mươi
*Đoạn 4 : Phần còn lại
Bài tập đọc chia thành 4 khổ thơ??
Bài tập đọc chia thành mấy khổ thơ?
-Đọc bài thơ với giọng trầm lắng, thiết tha, phù hợp với việc diễn tả cảm xúc nhớ mẹ cuả chiến sĩ Vệ quốc quân.
Nhấn giọng một số từ ngữ:
Đoạn1: nhớ thầm,
Đoạn 2: có rét, heo heo, lâm thâm, run, lội dưới bùn, thương con, ướt áo tứ thân, thương bầm,
Đoạn 3: tái tê, mười năm, sáu mươi,
Đoạn 4: yêu bầm, yêu nước.
Hướng dẫn luyện đọc
BẦM ƠI
Ai về /thăm mẹ quê ta /
Chiều nay /có đứa con xa nhớ thầm…//

Bầm ơi /có rét không bầm? //
Heo heo gió núi,/lâm thâm mưa phùn //
Bầm ra ruộng cấy /bầm run //
Chân lội dưới bùn, / tay cấy mạ non //
Mạ non bầm cấy /mấy đon //
Ruột gan bầm lại / thương con mấy lần. //
Mưa phùn / ướt áo tứ thân //
Mưa bao nhiêu hạt, / thương bầm bấy nhiêu! //
Bầm ơi,/ sớm sớm chiều chiều //
Thương con, / bầm chớ lo nhiều bầm nghe! //
Con đi trăm núi / ngàn khe //
Chưa bằng muôn nỗi / tái tê lòng bầm //
Con đi đánh giặc / mười năm //
Chưa bằng khó nhọc / đời bầm sáu mươi. //

Con ra / tiền tuyến xa xôi //
Yêu bầm / yêu nước, cả đôi mẹ hiền. //
TỐ HỮU
Đọc nối tiếp đoạn lần 1
Tập đọc
Bầm ơi ( trích)


( Tố Hữu )
Luyện đọc:
rét,ruộng, bùn, mưa phùn, sớm sớm, trăm núi, tiền tuyến.

Thứ năm ngày 22 tháng 4 năm 2021

Đọc phần chú giải
Đọc nối tiếp đoạn lần 2
Đon:
bó(dùng trong các trường hợp: đon ma, đon lúa,đon củi).
Khe:
đường nước chảy hẹp giữa hai vách núi hoặc sườn dốc.
Câu1: Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ?
Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ thầm nhớ tới người mẹ nơi quê nhà.
- Anh nhớ hình ảnh mẹ lội dưới ruộng sâu cấy lúa, chân ngập trong bùn, mẹ run vì rét.
Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
Tìm hiểu bài
Run:
Rất lạnh
Mưa phùn:
Mưa hạt nhỏ kéo dài nhiều ngày kèm theo gió bấc
Tìm hiểu bài
* Tình cảm của người con đối với mẹ:
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu!

Câu 2: Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng.
* Tình cảm của người mẹ đối với con:
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Áo tứ thân
Áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải,hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng.Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buột thắt vào nhau.
Tìm hiểu bài
*Anh dùng cách nói so sánh:
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
3/ Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ?

Tiền tuyến: Tuyến trước, nơi trực tiếp chiến đấu với địch.
Tìm hiểu bài
4/ Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh?
Người mẹ của anh chiến sĩ là một phụ nữ Việt Nam điển hình: chịu thương, chịu khó, hiền hậu, đầy tình thương yêu con…
Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về anh?
Anh chiến sĩ là một người con hiếu thảo, giàu tình yêu thương mẹ, yêu đất nước….
Bài thơ cho em biết điều gì?
Bài thơ ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến và người mẹ tần tảo,giàu tình yêu thương con nơi quê nhà.
Luyện đọc diễn cảm
BẦM ƠI
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…

Bầm ơi có rét không bầm?
Heo heo gió núi,lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
Luyện đọc đoạn 1
và đoạn 2
Giáo viên đọc mẫu
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…

Bầm ơi có rét không bầm?
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non / bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại / thương con mấy lần.
Mưa phùn / ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
Bầm ơi
Đọc thuộc long bài thơ
Luyện đọc diễn cảm theo cặp đôi.
Bình chọn: Cá nhân, cặp đọc diễn cảm
Thi đọc diễn cảm
Ai về
Chiều nay
Bầm ơi

Heo heo gió núi,
Bầm ra ruộng cấy
Chân lội dưới bùn
Mạ non
Ruột gan bầm lại
Mưa phùn
Mưa bao nhiêu hạt,
Bầm ơi,
Thương con,
trăm núi ngàn khe
tái tê lòng bầm
đời bầm sáu mươi.
Con đi
thăm mẹ quê xa
có đứa con xa nhớ thầm
có rét không bầm?
bầm cấy mấy đon
thương con mấy lần
ướt áo tứ thân
thương bầm bấy nhiêu!
sớm sớm chiều chiều
Con đi
đánh giặc mười năm
lâm thâm mưa phùn
bầm run
Chưa bằng muôn nỗi
Chưa bằng khó nhọc
tay cấy mạ non
bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
Con ra
Yêu bầm ,yêu nước
tiền tuyến xa xôi
cả đôi mẹ hiền.
Bầm ơi
Đọc thuộc lòng bài thơ
Tập đọc
Bầm ơi ( trích)


( Tố Hữu )
Thứ năm ngày 22 tháng 4 năm 2021

Những người mẹ Việt Nam đã hi sinh rất nhiều vì Tổ quốc cho thấy họ là những người giàu lòng yêu nước, họ hi sinh tất cả vì đất nước.
Sự hi sinh của những người mẹ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói lên điều gì?
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Bài thơ cho em biết điều gì?
Bài thơ ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến và người mẹ tần tảo,giàu tình yêu thương con nơi quê nhà.
Về nhà,đọc thuộc lòng bài thơ: Bầm ơi.
Đọc trước bài : Út Vịnh
CHÚC QUÝ THẦY CÔ MẠNH KHỎE
VÀ THÀNH ĐẠT
CHÚC CÁC EM CHĂM NGOAN
VÀ HỌC GiỎI !
nguon VI OLET