Ngữ văn 7
KIỂM TRA BÀI CŨ
Những bức tranh sau minh họa cho bài ca dao nào? Hãy đọc thuộc lòng bài ca dao ấy và nêu những đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa nội dung của bài ca dao.
Thành Hà Nội
Thành Hà Nội
Sông Lục Đầu
Sông thương
Núi Đức Thánh Tản
Đền Sòng
Thành tiên xây
Tiết 14: NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
I. Tìm hiểu chung
f

“Những câu hát than thân”là tiếng hát than thở về những cuộc đời,cảnh ngộ khổ cực đắng cay”.
Em hiểu thế nào là những câu hát than thân?
Nêu phương thức biểu đạt trong hai bài ca dao?
Tiết 14: NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
1. Đọc, tìm hiểu chú thích
2. PTBĐ:








Biểu cảm
f
Bài 2:
Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
Bài 3:
Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sống dồi biết tấp vào đâu.
Tiết 14: NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM




II. Tìm hiểu văn bản
Nội dung .
a. Bài ca dao 2:
I. Tìm hiểu chung
Tiết 14: NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
a. Bài ca dao 2:
Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phả đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữ trời,
Dầu kêu ra máu biết người nào nghe.
Từ nào trong bài được lặp lại nhiều lần?
“Thương thay”
Em hiểu cụm từ “ Thương thay” như thế nào?
“Thương thay”là tiếng than biểu hiện sự thương cảm xót xa ở mức độ cao.
Tiết 14: NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
II. Tìm hiểu văn bản
Nội dung
a. Bài ca dao 2
- Cụm từ “Thương thay” 
Điệp ngữ
Nhấn mạnh sự xót xa thương cảm cho mình, cho người.
f
- Tô đậm mối thương cảm xót xa cho cuộc đời đắng cay
nhiều bề của người dân thường.
- Kết nối và mở ra những nỗi thương khác nhau, đồng thời
làm cho tình ý của bài được phát triển.
Theo em điệp từ “Thương thay” này có tác dụng gì?
f
? Những cụm từ “thương thay” được lặp lại nhiều lần có phải đơn thuần chỉ là thương các con vật hay không?
? Cho biết ý nghĩa cụ thể của từng hình ảnh ẩn dụ
(con tằm, con hạc, con kiến, con cuốc)
- Những hình ảnh ẩn dụ vừa phù hợp lại gợi cảm để nói lên nhiều thân phận:
+ Con tằm: suốt đời bị bòn rút sức lực cho kẻ khác.
+ Con kiến: thân phận nhỏ nhoi suốt đời xuôi ngược vất vả làm lụng mà vẫn nghèo khổ.
+ Con hạc: cuộc đời phiêu bạt, lận đận và những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ.
+ Con cuốc: thân phận thấp cổ bé họng,nỗi đau oan trái không được lẽ công bằng nào soi tỏ.






II. Tìm hiểu văn bản
a. Bài ca dao 2
Tiết 14: NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
- Nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ:
+ Con tằm: suốt đời bị bòn rút sức lực cho kẻ khác.
+ Con kiến: thân phận nhỏ bé,vất vả ngược xuôi mà vẫn nghèo khổ.
+Con hạc: Cuộc đời phiêu bạt và những cố gắng vô vọng.
+ Con cuốc: Thân phận thấp cổ bé họng chịu nhiều nỗi oan trái không được lẽ công bằng soi tỏ.
Bức tranh về nỗi khổ đau nhiều bề của người lao động
Tại sao trong bài ca dao,người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con vật như Tằm, Kiến, Hạc, Cuốc để diễn tả cuộc đời,số phận của mình?
Vì các con vật đó có nhiều đặc điểm giống cuộc đời, phẩm chất người nông dân chịu khó vất vả kiếm sống.
TIẾT 14: NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
* Khái niệm
Những câu hát châm biếm là gì?
Những câu hát châm biếm là những câu hát phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.

BÀI 1
Con cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa
Ngày thì ước những ngày mưa
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh
Hai bài ca dao cần đọc với giọng như thế nào?
-Giọng châm biếm, giễu cợt. Khi đọc cần cao giọng,chú ý các điệp từ,điệp ngữ.
Bài 1
Hai câu đầu của bài ca gợi ra khung cảnh như thế nào?
Qua lời của người cháu, chân dung người chú được giới thiệu như thế nào?
- “Hay tửu hay tăm”: nghiện rượu, nát rượu.
- “Hay nước chè đặc”: nghiện chè
- “Hay nằm ngủ trưa” và ngày “ước ngày mưa” để khỏi đi làm, đêm “ước đêm thừa trống canh” để được ngủ nhiều.
Trong những câu giới thiệu chân dung “chú tôi” từ nào được lặp lại nhiều lần? Nêu tác dụng của việc lặp lại?
Mỉa mai, châm biếm
- Hình thức nói ngược
Với hình thức nói ngược, bài ca dao đã chế giễu những hạng người nào trong xã hội?
- Chế giễu những hạng người nghiện ngập và lười biếng.
Hạng người này thời nay còn không?
Hạng người này thời nào, nơi nào cũng có và cần phê phán.
Tìm một số bài ca dao tương tự?
- Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
Sang đâu những kẻ say xưa suốt ngày
Đời người có một gang tay
Ai hay ngủ ngày chỉ còn nửa gang
- Ăn no rồi lại nằm khoèo
Nghe tiếng trống chèo, bế bụng đi xem

Bài 2:
Bài 2 nhại lời của ai nói với ai?
Thầy đã phán những gì?
-Toàn những chuyện hệ trọng về số phận con người:
+Giàu- nghèo
+Cha -mẹ
+Chồng-con
Em có nhận xét gì về lời của thầy bói?
- Kiểu nói dựa, nói nước đôi
Bài này phê phán những hạng người nào trong xã hội?
- Phê phán những hạng người hành nghề mê tín và những người mê tín.
Em hãy tìm những câu ca dao khác tương tự?
- Tiền buộc giải yếm bo bo
Đưa cho thầy bói thêm lo vào mình
- Hòn đất mà biết nói năng
Thì thầy địa lý hàm răng không còn
- Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng!
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.

TIẾT 14: NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
Bài 1:
- Hình thức nói ngược
- Chế giễu những hạng người nghiện ngập và lười biếng.
Hạng người này thời nào, nơi nào cũng có và cần phê phán.
Bài 2:
- Kiểu nói dựa, nói nước đôi
- Phê phán những hạng người hành nghề mê tín và những người mê tín.
Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của hai bài ca dao?
Cả 2 bài ca dao về những câu hát châm biếm là phê phán những thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.
Câu 1: Những câu hát than thân là lời của ai?
(Chọn câu trả lời đúng A,B,C,D)
Người dân lao động thời xưa.
Tầng lớp quan lại.
Nhân dân Việt Nam.
Cả A, B, C, D đều sai.
Câu 2: Người dân thường than thở về điều gì? (Chọn câu trả lời đúng A,B,C,D)
Thân phận nhỏ bé của mình.

Số phận vất vả của mình.

Tất cả những nỗi đau khổ đắng cay của người lao đông.

Sự thiếu thốn trong đời sống vật chất.

Câu 3: “Những câu hát than thân” được giới thiệu trong sách giáo khoa chủ yếu sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Nhân hóa.

So sánh và ẩn dụ.

Hoán dụ và so sánh.

Ần dụ và hoán dụ.
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị tiết học tiếp theo
- Học thuộc lòng, nắm nội dung và nghệ thuật của hai bài ca dao.
- Cảm nhận của em về một bài ca dao châm biếm mà em thích.
- Soạn bài: Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh.
+ Đọc phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ
+ Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản
- Chuẩn bị bài: Đại từ
nguon VI OLET