Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
( Nguyễn Đình Chiểu )

Mộ Nguyễn Đình Chiểu

A.Phần 1: Tác giả

I/ Tiểu sử- cuộc đời:
- (1822- 1888), Tự: Mạnh trạch; Hiệu : Trọng Phủ, Hối Trai( cái phòng tối)
- Sinh tại quê mẹ: Tân Thới – Bình Dương- Gia Định( nay là TP Hồ Chí Minh)
- Xuất thân: Trong gia đình nhà Nho
Mộ Nguyễn Đình Chiểu
-Những nét chính cuộc đời:
+1833 NĐC vào Huế học, 1843 đỗ tú tài tại trường thi Gia Định. 1847 ông ra Huế học chờ khoa thi Kỉ Dậu 1849 lúc sắp thi được tin mẹ mất, bỏ thi về Nam chịu tang mẹ. Trên đường về NĐC bị đau mắt nặng lại khóc mẹ quá nhiều nên bị mù 2 mắt.-> NĐC lâm vào cảnh: đau thương, bệnh tật, công danh giang dở.
+ Đến 1851 ĐC mở lớp dạy học và làm thuốc chữa bệnh cho người nghèo, sáng tác thơ văn
-> Trong con người NĐC có sự kết hợp của 3 tố chất: nhà giáo, thầy thuốc, nhà văn.
+ 1859 Pháp đánh Gia Định, NĐC cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu đánh giặc và sáng tác thơ văn chiến đấu
-> Cuộc đời ông là một tấm gương sáng về nghị lực và đạo đức, suốt đời chiến đấu không biết mệt mỏi cho lẽ phải, cho quyền lợi của nhân dân.
Đến đây em có nhận xét gì về con người Đồ Chiểu?
II. Sự nghiệp thơ văn
Các tác phẩm chính
Tr­íc khi TDP x©m l­îc
+ Truyện Lục Vân Tiên
Dương Từ Hà Mậu
*Sau khi TDP x©m l­îc
+ Chạy giặc
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

2. Quan điểm sáng tác.
Dùng thơ văn để chở đạo làm người, để “đâm gian, chém tà”, chiến đấu cho bảo vệ đạo đức và chính nghĩa.

Kể tên những tác phẩm chính của NĐC?
3. Nội dung thơ văn.
3.1. Thơ văn NĐC thể hiện lí tưởng đạo đức nhân nghĩa sâu sắc.
Cơ sở lí tưởng đạo đức nhân nghĩa của NĐC?
Cơ sở lí tưởng đạo đức nhân nghĩa:
+ Nhân: Tình yêu thương con người, sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn.
+ Nghĩa: Là quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người trong xã hội
-> Xuất phát từ đạo Nho nhưng lại mang đậm tính
nhân dân và truyền thống
- Nhân vật đều là mẫu lí tưởng: sống nhân hậu, thuỷ chung, ngay thẳng, dám xả thân vì nghĩa lớn…
Hãy lấy một dẫn chứng mà em đã được họcTHCS để minh hoạ cho nội dung lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa trong thơ văn NĐC?
- VD: Lục Vân Tiên trước khi vào kinh ứng thí trở về thăm ch mẹ, dọc đường gặp bọn cướp Phong lai đang hoành hành -> Vân Tiên một mình đánh tan bọn cướp và cứu được KNN.
3.2.Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thể hiện lòng yêu nước thương dân :
- Ghi lại chân thực một thời đau thương của đất nước- của nhân dân khi thực dân Pháp xâm lược ( “Chạy giặc”).
-Tố cáo tội ác của bọn cướp nước và bọn bán nước (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc).
- Ca ngợi,khích lệ tinh thần yêu nước đánh Pháp của nhân dân (đặc biệt là người nông dân đánh giặc) ( Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc; Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh; Thơ điếu Phan Tòng…)
-Bày tỏ thái độ kiên trung, bất khuất của những con người thất thế nhưng vẫn hiên ngang, tin tưởng và hy vọng vào tương lai.
( Ngư Tiều y thuật vấn đáp)
=> Thơ văn NĐC đã đáp ứng xuất sắc những yêu cầu của cuộc sống và chiến đấu đương thời, có tác dụng động viên, khích lệ không nhỏ tinh thần và ý chí cứu nước của nhân dân.
4. Nghệ thuật thơ văn.
Nghệ thuật đặc sắc thơ văn NĐC thể hiện ở những điểm nào?
- Bút pháp trữ tình xuất phát từ cõi tâm trong sáng, nhiệt thành và đầy tình yêu thương.
Mang đậm sắc thái Nam bộ từ lời ăn tiếng nói: (mộc mạc, bình dị) -> đến tâm hồn: (nồng nhiệt, chất phác).
Các sáng tác thiên về truyện kể, màu sắc diễn xướng phổ biến trong văn họcdân gian (nhất là Nam Bộ)
III. Ghi nhớ :
-Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng,cao đẹp về nhân cách,nghị lực và ý chí, lòng yêu nước-thương dân và thái độ kiên trung bất khuất trước kẻ thù.
- Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là một bài ca đạo đức, nhân nghĩa; là tiếng nói yêu nước cất lên từ cuộc chiến đấu chống quân xâm lược, là thành tựu nghệ thuật xuất sắc mang đậm sắc thái Nam Bộ.
IV.Luyện tập
- Câu 3 (SGK): điểm gần nhau là sự hết lòng vì nhân dân
- LT:
+Nhận định đề cao lòng thương dân của NĐC, đặc biệt người dân lao động. Đây là ý kiến xác đáng.
+CM: ông viết nhiều về người lao động, thể hiện vẻ đẹp của họ (ông Ngư, ông Tiều trong "LVT"), cảm thương khi họ gặp nạn (Chạy giặc)
B/Tác phẩm :
“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”
I/Tìm hiểu chung:
1/ Hoàn cảnh ra đời của bài văn tế:

Em hãy nêu hoàn cảnh ra đời của bài văn tế?
Đêm 16/ 12/ 1861 , các nghĩa sĩ đã tấn công đồn Cần Giuộc, giết được tên quan 2 Pháp và một số lính thuộc địa. Họ đã làm chủ đồn được 2 ngày, sau đó bị phản công và thất bại. Khoảng 20 nghĩa quân đã bị hi sinh.
-Theo yêu cầu của viên tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, NĐC đã viết bài văn tế này.
Nhà thờ các nghĩa sĩ
Cần Giuộc
Chùa Tôn Thạnh ở ấp Thanh Ba xã Mĩ Lộc huyện Cần Giuộc tỉnh Long An – Nơi NĐC viết văn tế nghĩa dân chết trong trận Cần Giuộc
2/ Thể loại : Văn tế
-Tế là loại văn thời cổ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thể loại này được dùng vào nhiều mục đích trong đó có tế người đã khuất.
-Bố cục 1 bài văn tế : bao giờ cũng gồm 4 phần

+ Lung khởi: Luận chung về lẽ sống chết
+ Thích thực: Kể về công đức, phẩm hạnh. Cuộc đời của người đẫ chết
+ Ai vãn: Niềm thơng tiếc đối với người đã mất
+ Khốc vận( kết): bày tỏ lòng tiêc thương và lời cầu nguyện của người đứng tế.

 Bố cục của bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc cũng gồm 4 phần:

+ Phần1 : Lung khởi ( 2 câu đầu) - Bối cảnh thời đại và ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân
+Phần 2 : Thích thực ( câu 3->15) - Hồi tưởng lại công đức của người nông dân - nghĩa sĩ
+Phần 3 : Ai điếu ( câu 16câu 28) - Bày tỏ lòng thương tiếc, sự cảm phục của tác giả đối với nghĩa sĩ
+Phần 4 : Khốc tận( kết) (2 câu cuối) - Ca ngợi
linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ.

Tìm bố cục của bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?
II/ Đọc hiểu :
1. Đọc và giải nghĩa từ khó:
Đọc chậm, âm điệu buồn, bi thương, đau xót.Giữa các phần trong bài cần ngắt giọng lâu hơn để tạo dư âm.
+ Phần lung khởi :
Đọc giọng trang trọng, nhấn vào các từ chỉ hình ảnh rộng lớn và miêu tả âm thanh, ánh sáng  làm nổi bật sự suy ngẫm về lẽ sống chết ở đời.

+Phần thích thực :
Đọc giọng hồi tưởng, bồi hồi ở đoạn nói về nguồn gốc của nghĩa binh. Đoạn miêu tả bức tranh công đồn cần đọc giọng nhanh, dồn dập.
+Phần ai điếu-ai vãn và phần kết:
Đọc âm điệu lâm li, chậm, thống thiết, xót xa, trang nghiêm và thành kính.
- Giải thích từ khó( SGK)

2. Tìm hiểu văn bản
a.Phần lung khởi
- Câu 1:
Súng giặc đất rền > < lòng dân trời tỏ
sự hiện diện của các thế lực vật chất xâm lược bạo tàn
Ý chí , nghị lực của lòng dân quyết tâm đánh giặc, cứu nước
-> Kết hợp sử dụng từ ngữ: động từ (rền tỏ) đi kèm với yếu tố không gian (Đất, trời)
 Đã khái quát được bối cảnh và tình thế căng thẳng của thời đại.
Câu 2:
Mười năm vỡ ruộng - Một trận nghĩa đánh tây
Chưa chắc còn danh nổi tợ phao tiếng văng như mõ
(Không ai biết đến) ( nhiều người biết đến)
-> Kết hợp với lối so sánh giản dị -> phản ánh được sự chuyển biến mau lẹ, sức vùng lên nhanh chóng của người nghĩa sĩ yêu nước
2 câu lung khởi đã khái quát bối cảnh lịch sử và nêu rõ thái độ ca ngợi cái chết vẻ vang, tinh thần bất diệt của của những người nông dân yêu nước đã hi sinh anh dũng trong trận đánh Cần Giuộc
2.2. Thích thực.
H×nh t­îng ng­êi nghÜa sÜ n«ng d©n
Nhóm 1:
Nh�ng biƯn ph�p nghƯ thu�t nỉi b�t ��ỵc sư dơng?
Nhóm 3: Tìm hiểu những chuyển biến về tư tưởng, h�nh ��ng của người nông dân khi có giặc ngoại xâm.( Câu 6 => 9)

Nhóm 4: Tìm hiểu vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải trong trận nghĩa đánh Tây.( Câu 10 - 15)


Nhóm 2:
Tìm hiểu về nguồn gốc của người nghĩa sĩ trong bài văn tế.( Câu 3,4,5)

Thảo luận nhóm
Những người nông dân sống cuộc đời lao động lam lũ, vất vả, hoàn toàn xa lạ với công việc binh đao (Câu 3, 4, 5)
Họ đã có những chuyển biến lớn:
+ Về tình cảm: Căm thù giặc sâu sắc (Câu 6, 7) ? Kiểu căm thù mang tâm lí nông dân.
+ Về nhận thức: ý thức được trách nhiệm đối với sự nghiệp cứu nước (Câu 8; 9)
+ Hành động: Tự nguyện chiến đấu (Câu 10; 11)
- Vào trận với những thứ vẫn dùng trong sinh hoạt hàng ngày (Câu 12, 13)
? Vẻ đẹp mộc mạc, chân chất nhưng độc đáo.
- Khí thế chiến đấu: Tiến công như vũ bão, đạp lên đầu thù xốc tới, không quản ngại bất kì sự hi sinh gian khổ nào, rất tự tin và đầy ý chí quyết thắng (Câu 14, 15)
- Động từ mạnh, dứt khoát: Đánh, đốt,...
- Từ đan chéo tăng sự mãnh liệt: đâm ngang, chém ngược,.
- Cách ngắt nhịp ngắn gọn.
- Hàng loạt hình ảnh đối lập Ta - địch; Sự thô sơ - hiện đại;.
- Chi tiết chân thực nhưng có tầm khái quát cao.
Lần đầu tiên Nguyễn Đình Chiểu đưa vào văn học bức tượng đài nghệ thuật về người nông dân lao động hoành tráng, hết mình, quên mình trong chiến đấu.
Hướng dẫn về nhà.
- Đoạn văn tái hiện hình ảnh người nông dân - nghĩa sĩ trong chiến đấu đạt giá trị nghệ thuật cao ở điểm nào?( Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật ngôn ngữ, bút pháp trữ tình?)
-Học thuộc lòng 2 đoạn đầu.
-Nắm nội dung bài học.
- Soạn bài tiếp tiết 3.
Trao đổi cặp
Nhóm chẵn: Thái độ cảm phục và niềm xót thương vô hạn của tác giả được bộc lộ qua những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ nào? Nhóm lẻ: Tiếng khóc của tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc? Theo em đó là nguồn cảm xúc gì?
Tiết 3: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
( Nguyễn Đình Chiểu )
3.3. Phần 3: Thái độ cảm phục và niềm xót thương
của tác giả
- Chi tiết: Xác phàm vội bỏ; tấc đất ngọn rau ơn chúa; quan quân khó nhọc.? nghĩa sĩ chỉ là những dân thường nhưng sẵn sàng dấy binh vì một lòng yêu nước
- Hình ảnh: Cỏ cây mấy dặm sầu giăng; già trẻ 2 hàng luỵ nhỏ.vừa khái quát ước lệ, vừa biểu cảm mạnh mẽ.
- Từ ngữ, giọng điệu: đoái - nhìn; chẳng phải - vốn không; sống làm chi - thà thác.xót thương và khẳng định phẩm chất cao đẹp của nghĩa binh.
- Thái độ có từ nhiều nguồn cảm xúc:
+ Nỗi tiếc hận cho người liệt sĩ hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở (Câu 24)
+ Nỗi xót xa của gia đình mất người thân yêu (câu 25)

-> Tiếng khóc Đồ Chiểu hợp thành bởi 3 yếu tố�: Nước, Dân, Trời. Đồ Chiểu nhân danh vận nước, nhân danh lịch sử mà khóc cho những người anh hùng xả thân cho Tổ Quốc. Tiếng khóc ấy có tầm vóc sử thi, tầm vóc thời đại.
câu 25
- Từ ngữ: Đau đớn bấy; não nùng thay! Leo lét; dật dờ.
- Hình ảnh chọn lọc tinh tế, nhiều sức gợi sâu xa:
Mẹ già = Mẹ mất con : Trẻ ? già
Vợ yếu = Vợ mất chồng: Khoẻ ? yếu
Mẹ khóc con: Trướcđèn khuya
Vợ tìm chồng: Lúc bóng xế
- Giọng văn bi thiết.
? Câu 25 là 1 trong những câu văn hay nhất nói về nỗi đau mất mát trong chiến tranh vệ quốc xưa nay. Là tiếng khóc thương không của riêng tác giả mà của cả quê hương, của nhân dân, đất nước dành cho người liệt sĩ. Nó không chỉ gợi nỗi đau mà còn khích lệ lòng căm thù và ý chí tiếp nối sự nghiệp dang dở của những người nghĩa sĩ.
3.4. Phần khốc tận ( kết ).
- Tác giả đề cao quan niệm�: Chết vinh còn hơn sống nhục. Nêu cao tinh thần chiến đấu, xả thân vì nghĩa lớn của nghĩa quân. Họ ra trận không cần công danh bổng lộc mà chỉ vì một điều rất giản đơn là yêu nước.
- Đây là cái tang chung của mọi người, của cả thời đại, là khúc bi tráng về người anh hùng thất thế nhưng hiên ngang.
III. Ghi nhớ (SGK)
IV. Luyện tập
HS làm bài tập 2 SGK trang 65
Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc lòng bài văn tế.
- Tái hiện lại hình tượng người nghĩa sĩ trong bài văn tế (Đặc biệt từ câu 10 đến 15).
- Soạn bài theo phân phối chương trình.
- HS thuyết trình bài "Chiếu cầu hiền"
nguon VI OLET