VĂN TẾ
NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
Nguyễn Đình Chiểu
A. TÁC GIẢ
I. Cuộc đời
Nhóm 1
Ngày Nguyễn Đình Chiểu mất, cánh đồng Ba Tri rợp trắng khăn tang. Vậy nhà thơ đã sống một cuộc đời như thế nào mà lại có ảnh hưởng lớn và được nhân dân yêu mến đến như vậy?
Nhóm 2
Bối cảnh lịch sử thời đại Nguyễn Đình Chiểu?
Em rút ra điều gì từ nhân cách Nguyễn Đình Chiểu?
Kể tên những sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu mà em biết.
A. TÁC GIẢ
I. Cuộc đời
Nhóm 3
Nội dung thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
Nhóm 4
Nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
TÁC GIẢ
I. Cuộc đời
II. Sự nghiệp thơ văn
Vài sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu
Sự nghiệp thơ văn
A. TÁC GIẢ

Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương trong sáng, cao đẹp về nhân cách, nghị lực và ý chí, về lòng yêu nước, thương dân và thái độ kiên trung, bất khuất trước kẻ thù. Thơ văn ông là một bài ca đạo đức, nhân nghĩa, là tiếng nói yêu nước cất lên từ cuộc chiến đấu chống quân xâm lược, là thành tựu nghệ thuật xuất sắc mang đậm sắc thái Nam Bộ.
B. Tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
I. Đọc hiểu tiểu dẫn
1. Thể loại văn tế

- Gắn với phong tục tang lễ  bày tỏ lòng tiếc thương với người đã mất.
- 2 nội dung cơ bản
+ Kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã mất
+ Bày tỏ nỗi đau thương của người sống trong giờ phút vĩnh biệt.
- Bố cục: thường gồm 4 đoạn
+ Lung khởi (Thương ôi!/ Hỡi ôi!...): luận chung về lẽ sống, chết
+ Thích thực (Nhớ linh xưa…): kể công đức, phẩm hạnh, cuộc đời người đã khuất
+ Ai vãn: niềm thương tiếc
+ Kết: niềm thương tiếc + lời cầu nguyện của người đứng tế.
- Được viết theo thể: văn xuôi, thơ lục bát, song thất lục bát, phú…
- Âm điệu: lâm li, thống thiết, sử dụng nhiều từ thán từ và những từ ngữ, hình ảnh có giá trị biểu cảm mạnh.
2. “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”
a. Hoàn cảnh sáng tác
Viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định để tế những nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm 16/12/1861.
b. Ý nghĩa lịch sử: dựng bức tượng đài đầu tiên của người nông dân nghĩa sĩ trong văn học dân tộc  gây xúc động mạnh mẽ, cổ vũ tinh thần chiến đấu.
 bài văn tế lập tức được truyền tụng khắp nơi.
2. “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”
c. Bố cục
- Lung khởi (2 câu đầu): bối cảnh thời đại và ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân.
- Thích thực (câu 3 – 15): hình ảnh người nông dân – nghĩa sĩ
- Ai vãn (câu 16 – 28): tiếc thương, cảm phục người nghĩa sĩ
- Kết (2 câu cuối): ngợi ca linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ.
II. Đọc hiểu văn bản
Cách đọc văn tế
Đoạn 1: trang trọng
Đoạn 2: trầm lắng khi hồi tưởng, hào hứng, sảng khoái khi kể lại chiến công
Đoạn 3: trầm buồn, xót xa, đau đớn
Đoạn 4: thành kính, trang nghiêm
Câu hỏi thảo luận

II. Đọc hiểu văn bản
+ Nhóm 1: Tình thế, bối cảnh thời đại mà Nguyễn Đình Chiểu xây dựng hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ; ý nghĩa cái chết của họ.
+ Nhóm 2: Hoàn cảnh xuất thân của người nghĩa sĩ trong bài văn tế
+ Nhóm 3: Những chuyển biến về tư tưởng của người nông dân khi giặc Pháp xâm lược
+ Nhóm 4: Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân trong “trận nghĩa đánh Tây”.
Câu hỏi thảo luận
Gợi ý
Nhóm 1: Tình thế, bối cảnh thời đại mà Nguyễn Đình Chiểu xây dựng hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ; ý nghĩa cái chết của họ.
Tìm những câu văn thể hiện tình thế, bối cảnh lịch sử của dân tộc.
Nhận xét về những hình ảnh và từ ngữ, biện pháp nghệ thuật tác giả sử dụng trong các câu văn đó, giá trị biểu cảm của chúng.
Trên cái “nền” thời đại đó, tác giả khái quát như thế nào về ý nghĩa cái chết của người nông dân – nghĩa sĩ Cần Giuộc?
Câu hỏi thảo luận
Gợi ý
Nhóm 2: Hoàn cảnh xuất thân của người nghĩa sĩ trong bài văn tế
Tìm những câu văn thể hiện hoàn cảnh xuất thân của người nghĩa sĩ.
Tìm những biện pháp tu từ trong những câu văn ấy, phân tích, đánh giá tác dụng nghệ thuật của chúng.
Thái độ, tình cảm của tác giả.
Câu hỏi thảo luận
Gợi ý
Nhóm 3: Những chuyển biến về tư tưởng của người nông dân khi giặc Pháp xâm lược
Tìm những câu văn thể hiện sự chuyển biến về tư tưởng, tình cảm của người nông dân khi đất nước có giặc.
Tác giả đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện điều đó? Tính chất nông dân có được biểu hiện qua cách diễn đạt của bài văn tế hay không?
Câu hỏi thảo luận
Gợi ý
Nhóm 4: Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân trong “trận nghĩa đánh Tây”.
Đọc những câu văn thể hiện bức tranh công đồn của người nông dân – nghĩa sĩ.
Tưởng tượng và miêu tả lại bức tranh xông trận đó.
Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để tạo ấn tượng cho bức tranh ấy?
a. Bối cảnh thời đại và ý nghĩa cái chết của người nông dân – nghĩa sĩ
- Hỡi ôi! : tiếng than  đau đớn tột độ.
- Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ
+ Không gian bao la: đất, trời
+ Trạng thái động, khuếch tán của âm thanh, ánh sáng: rền, tỏ
 ấn tượng hoành tráng cho bức tượng đài sắp khắc hoạ.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ
1. Hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ
a. Bối cảnh thời đại và ý nghĩa cái chết của người nông dân – nghĩa sĩ
Nghệ thuật đối lập

 cuộc đụng độ căng thẳng của thời đại “khổ nhục nhưng vĩ đại”.
 Ý nghĩa cái chết: bất tử, tiếng thơm còn mãi muôn đời.
* Hai câu đầu dựng nên cái “nền” đầy tính sử thi cho bức chân dung người nghĩa sĩ anh hùng.
1. Hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ
b. Hoàn cảnh xuất thân của nghĩa quân
Xuất thân: nông dân
+ Việc cuốc, việc cày, việc cấy, tay vốn quen làm  chỉ quen đồng áng
+ Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó  xa lạ với việc nhà binh.
Hoàn cảnh sống: cui cút  tình yêu thương, cảm thông trước những cuộc đời nhỏ bé, khổ nhọc, âm thầm.
1. Hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ
c. Chuyển biến về tư tưởng
Căm thù giặc:
+ So sánh “rất nông dân”: Ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ
+ Màu sắc đối lập: trắng lốp >< đen sì
+ Mùi vị khó chịu: tinh chiên vấy vá
 Diễn đạt mộc mạc, sinh động, dùng hình ảnh quen thuộc  lòng căm thù quyết liệt, không đội trời chung.
- Chờ đợi triều đình tập hợp chống giặc nhưng “trông tin quan như trời hạn trông mưa”.
- Ý thức về đất nước: một mối xa thư đồ sộ + ý thức về trách nhiệm bản thân: há để ai chém rắn đuổi hươu  tự nguyện chiến đấu: “Nào đợi ai đòi ai bắt… bộ hổ”.
- Hình ảnh ước lệ kì vĩ (đoạn kình, bộ hổ)  phút hoá thân kì diệu của người nông dân, đánh dấu bước chuyển biến lớn lao về tư tưởng.
* Từ những thân phận bé nhỏ, tội nghiệp “cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó”, người nông dân đã hoá thân thành nghĩa sĩ phi thường, tự nguyện gánh vác trọng trách cứu nước.

1. Hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ
c. Chuyển biến về tư tưởng
1. Hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ
d. Vẻ đẹp hào hùng phút công đồn
- Nhắc lại xuất thân: vốn chẳng phải quân cơ quân vệ, chẳng qua là dân ấp dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ  tinh thần tự nguyện, trọng nghĩa khí.
1. Hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ
d. Vẻ đẹp hào hùng phút công đồn
Bức tranh công đồn
+ Khí thế tấn công vũ bão: động từ mạnh, dứt khoát (đốt xong, chém rớt, đâm ngang, chém ngược)…
+ Lòng dũng cảm phi thường: đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ…
Tả thực, nhịp điệu dồn dập, đối, sử dụng từ chéo (đâm ngang, chém ngược, hò trước, ó sau)  tinh thần chiến đấu ngùn ngụt, tư thế hiên ngang lẫm liệt, làm khiếp sợ kẻ thù.
Lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc, người nông dân – nghĩa sĩ được dựng tượng đài sừng sững với vẻ đẹp bất khuất, kiên cường, với tinh thần yêu nước, xả thân.
2. Tiếng khóc đau thương
 Bao trùm phần ai vãn và kết là một tiếng khóc lớn mang màu sắc sử thi. Tiếng khóc ấy xuất phát từ những nguồn cảm xúc nào?
Tiếng khóc ấy có bi luỵ không? Tại sao?
II. Đọc hiểu văn bản
2. Tiếng khóc đau thương
 Xót thương vô hạn:

+ Những lăm lòng nghĩa lâu dùng, đâu biết xác phàm vội bỏ;
…. tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ
 đối lập: phận bạc – dòng nước: mong manh, nhất thời >< lòng son – trăng rằm: toả sáng vĩnh cửu  linh hồn nghĩa sĩ sống mãi cùng đất nước, tiếc hận vì chí nguyện chưa thành.
+ Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ: câu cảm thán + từ láy + hình ảnh gợi tả, gợi xót thương  nỗi mất mát, đớn đau và tình cảnh bơ vơ của người thân.
II. Đọc hiểu văn bản
2. Tiếng khóc đau thương
 Xót thương vô hạn:
+ Sông Cần Giuộc, chợ Trường Bình, chùa Tông Thạnh, Bến Nghé, Đồng Nai (câu 18, 24)  liệt kê địa danh: nỗi đau bao trùm cỏ cây, sông núi.
+ Ai cứu đặng một phường con đỏ  nghẹn ngào trước thảm cảnh của dân tộc.
+ Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo  nỗi đau khôn nguôi.

II. Đọc hiểu văn bản
2. Tiếng khóc đau thương
 Tiếng khóc
Tiếc hận của người phải hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở
Xót xa cho nỗi mất mát của người thân
Nghẹn ngào trước thảm cảnh của dân tộc
tiếng khóc nức nở khôn nguôi, bao trùm tang tóc khắp núi sông.
 Lời văn trầm lắng nghẹn ngào + điển tích, từ ngữ trang trọng  tiếng khóc lớn, mang tầm vóc sử thi, khắp non sông nhuốm màu tang tóc, bi thương.
II. Đọc hiểu văn bản
2. Tiếng khóc đau thương
 Biểu dương công trạng của người nông dân - nghĩa sĩ
+ Tấc đất ngọn rau ơn chúa, bát cơm manh áo ở đời: hình ảnh nhỏ bé, gần gũi  xả thân bảo vệ những gì thiết thân nhất.
+ Điệp cấu trúc + liệt kê + đối + phủ định mạnh mẽ (Sống làm chi…) + khẳng định chắc nịch (Thà thác mà...)  chết vinh còn hơn sống nhục.
+ Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia  bất tử cùng sông núi, truyền cho người sống ý chí cứu nước.
II. Đọc hiểu văn bản
2. Tiếng khóc đau thương
 Biểu dương người nông dân - nghĩa sĩ:
Xả thân bảo vệ Tổ quốc
Chết vinh còn hơn sống nhục
Linh hồn bất tử, truyền cho người sống ý chí cứu nước.
 cảm phục, tự hào.
II. Đọc hiểu văn bản
2. Tiếng khóc đau thương
 Ý nghĩa tiếng khóc
Nguyễn Đình Chiểu thay mặt nhân dân cả nước thương tiếc + biểu dương công lao nghĩa sĩ.
Không chỉ hướng về người chết mà còn hướng về hiện thực cuộc sống của dân tộc.
Khẳng định cái chết bất tử, khích lệ lòng căm thù giặc, ý chí tiếp nối sự nghiệp cứu nước.
 bi tráng.
II. Đọc hiểu văn bản
III. Tổng kết
- Nội dung:
+ Tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc
+ Bức tượng đài bất tử về người nông dân – nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc.
- Nghệ thuật:
+ Xây dựng nhân vật sắc sảo
+ Kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và tính hiện thực
+ Ngôn ngữ bình dị, trong sáng, sinh động
 thành tựu xuất sắc về nghệ thuật .
Dặn dò
Học thuộc lòng, đọc diễn cảm, biết phân tích bài văn tế.
Chuẩn bị: Thực hành về thành ngữ, điển cố.
+ Tìm hiểu ý nghĩa của mỗi thành ngữ, điển cố trong bài tập 6, 7.
+ Đặt câu với mỗi thành ngữ, điển cố ấy.
nguon VI OLET