NHIỆT HỌC
CHẤT KHÍ
CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
CHƯƠNG V – CHẤT KHÍ
BÀI 28: CẤU TẠO CHẤT
-THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ
I. CẤU TẠO CHẤT
1. Những điều đã học về cấu tạo chất
Quả bóng bay
Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử và giữa các phân tử có khoảng cách.
Cấu trúc tinh thể muối ăn (NaCl)
Vì sao quả bóng bay mặc dù bơm thật căng và buộc rất chặt nhưng sau một thời gian thì nó bị xẹp xuống?
Hãy quan sát cấu trúc muối ăn NaCl và cho biết nó được cấu tạo như thế nào?
I. CẤU TẠO CHẤT
1. Những điều đã học về cấu tạo chất
Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử và giữa các phân tử có khoảng cách.
Các phân tử chuyển động không ngừng.
I. CẤU TẠO CHẤT
1. Những điều đã học về cấu tạo chất
Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử và giữa các phân tử có khoảng cách.
Các phân tử chuyển động không ngừng.
Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
Các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động không ngừng thì tại sao viên phấn, cái bàn, cây bút…lại không bị rã ra thành từng phân tử riêng biệt? Mà vẫn giữ nguyên hình dạng và thể tích của chúng ?
I. CẤU TẠO CHẤT
2. Lực tương tác các phân tử
Do giữa các phân tử cấu tạo nên vật đồng thời có lực hút và lực đẩy.
Tại sao các vật có thể giữ được hình dạng và thể tích của chúng?
Coi hai phân tử đứng cạnh nhau như hai quả cầu.
Coi liên kết giữa hai phân tử như một lò xo.
2. Lò xo bị nén có xu hướng dãn ra: tổng lực liên kết là lực đẩy.
1. Lò xo bị dãn có xu hướng co lại: tổng hợp lực liên kết là lực hút.
3. Lò xo không nén, không dãn: lực đẩy và lực hút cân bằng nhau.
I. CẤU TẠO CHẤT
2. Lực tương tác các phân tử
Giữa các phân tử cấu tạo nên vật có lực hút và lực đẩy.
Độ lớn của các lực này phụ thuộc vào khoảng cách giữa các phân tử.
Khoảng cách giữa các phân tử nhỏ: Fđẩy > Fhút
Khoảng cách giữa các phân tử lớn: Fhút > Fđẩy
Khoảng cách giữa các phân tử rất lớn: F ≈ 0
I. CẤU TẠO CHẤT
2. Lực tương tác các phân tử
Chú ý: Mô hình trên chỉ cho phép hình dung gần đúng sự xuất hiện lực đẩy và lực hút phân tử; không cho thấy bản chất cũng như sự phụ thuộc của độ lớn của lực này vào khoảng cách giữa các phân tử.
I. CẤU TẠO CHẤT
2. Lực tương tác các phân tử
Câu C1: tại sao cho hai thỏi chì có mặt đáy phẳng đã được mài nhẵn tiếp xúc với nhau thì chúng hút nhau? Tại sao hai mặt không được mài nhẵn thì lại không hút nhau?
+ Khi mài nhẵn khoảng cách giữa các phân tử đủ nhỏ để lực hút các phân tử lại với nhau.
+ Không mài nhẵn khoảng cách giữa các phân tử lớn nên giữa các phân tử không có lựt hút và chúng không hút nhau.

I. CẤU TẠO CHẤT
2. Lực tương tác các phân tử
Câu C2: Tại sao có thể sản xuất thuốc viên bằng cách nghiền nhỏ dược phẩm rồi cho vào khuôn nén mạnh? Nếu bẻ đôi viên thuốc rồi dùng tay ép sát hai mảnh lại thì hai mảnh không thể dính liền với nhau. Tại sao?
=> Khi ép khuôn thì khoảng cách giữa các phân tử thuốc vừa vẹn với kích thước phân tử nên chúng xuất hiện lực hút để liên kết với nhau. Khi bẻ đôi dùng tay ép sát 2 mảnh thì khoảng cách phân tử ở 2 mảnh rất lớn, lực tương tác không đáng kể.
I. CẤU TẠO CHẤT
3. Các thể rắn, lỏng, khí
Thể rắn
Thể lỏng
Thể khí
II. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ
1. Nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí
* Đặc điểm chất khí:
Tính bành trướng: chiếm toàn bộ thể tích bình chứa.
Dễ nén: dễ dàng làm giảm thể tích khí.
Có khối lượng riêng nhỏ hơn so với chất rắn và chất lỏng.
II. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ
1. Nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí
Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.
Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng; chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ chất khí càng cao.
Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào thành bình gây áp suất lên thành bình.
II. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ
2. Khí lí tưởng
Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm được gọi là khí lí tưởng.
Đặc điểm:
Kích thước các phân tử không đáng kể.
Khi chưa va chạm với nhau thì lực tương tác giữa các phân tử rất yếu.
Các phân tử chuyển động hỗn loạn, chỉ tương tác khi va chạm với nhau và va chạm vào thành bình.
PHIẾU HỌC TẬP VẬN DỤNG
1. Câu nào sau đây nói về chuyển động của phân tử là không đúng?
    A. Chuyển động của phân tử là do lực tương tác phân tử gây ra
    B. Các phân tử chuyển động không ngừng.
    C. Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.
    D. Các phân tử khí không dao động quanh vị trí cân bằng.
2. Câu nào sau đây nói về lực tương tác phân tử là không đúng?
A. Lực phân tử chỉ đáng kể khi các phân tử ở rất gần nhau.
    B. Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
    C. Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
    D. Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử.
3. Câu nào sau đây nói về các phân tử khí lí tưởng là không đúng?
    A. Có thể tích riêng không đáng kể.
B. Có lực tương tác không đáng kể.
    C. Có khối lượng đáng kể.
D. Có khối lượng không đáng kể.
4. Tìm câu sai.
    A. Khí lí tưởng là khí mà thể tích của các phân tử có thể bỏ qua
    B. Khí lí tưởng là khí mà khối lượng của các phân tử có thể bỏ qua
    C. Khí lí tưởng là khí mà các phân tử chỉ tương tác với nhau khi va chạm.
    D. Khí lí tưởng gây áp suất lên thành bình.
5. Tìm câu sai.
A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng gọi là nguyên tử, phân tử.
B. Các nguyên tử, phân tử đứng sát nhau và giữa chúng không có khoảng cách.
C. Lực tương tác giữa các phân tử ở thể rắn lớn hơn lực tương tác giữa các phân tử ở thể lỏng và thể khí.
D. Các nguyên tử, phân tử chất lỏng dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định.
6. Khi khoảng cách giữa các phần tử rất nhỏ thì giữa các phần tử
chỉ có lực hút.
B. chỉ có lực đẩy.
C. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút.
D. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực hút lớn hơn lực đẩy.
7. Tính chất nào sau đây không phải của phân tử?
Chuyển động không ngừng.
B. Có lúc đứng yên có lúc chuyển động.
C. Giữa các phân tử có khoảng cách.
D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
 
PHIẾU HỌC TẬP (VỀ NHÀ)
1.Tại sao săm xe đạp bơm căng để ngoài trời nắng dễ bị nổ ?
2. Trong các trường hợp sau, áp suất khí lên thành bình sẽ thay đổi thế nào ? Tại sao ?
a) Giữ nguyên thể tích, tăng nhiệt độ.
b) Giữ nguyên nhiệt độ tăng thể tích.
3. Giải thích hiện tượng thả một hạt muối ăn vào bình nước, sau 1 thời gian các phân tử muối phân bố đều trong toàn bình nước. Giải thích hiện tượng.
BÀI TẬP VỀ NHÀ
Làm bài tập trong SGK và phiếu học tập.
Chuẩn bị bài “Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt”
nguon VI OLET