Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, sáng lập ra nhà Lê, đặt tên là nước Dại Việt.
C?nh ru?c vua Lờ
Nhà nước mới được xây dựng theo mô hình thời Trần, Hồ
Tể tướng
Các đại thần
Các cơ quan điều hành cấp bộ
Vua
Bộ máy trung ương
Đạo
Lộ
Phủ

Huyện
Châu
Sơ đồ hành chính địa phương
Vào những năm 60, đất nước ổn định. Vua Lê Thánh Tông đã tiến hành cải cách hành chính.
Ở trung ương, các chức: Tể tướng, Đại hành khiển bị bãi bỏ. Sáu bộ được thành lập chịu trách nhiệm trước vua.
Vua Lê Thánh Tông (1460-1497)
Vua
Lễ
Binh
Hình
Công
Lại
Hộ
Ngự Sử đài có quyền hành cao hơn trước. Ở địa phương, nhà nước bỏ các đạo, lộ cũ, chia lại cả nước thành 12 đạo thừa tuyên. Ở mỗi đạo thừa tuyên đều có ba ti pgụ trách các lĩnh vực dân sự, quân sự và kiên tụng. Xã vẫn là đơn vị hành chính cơ sở.
Sau nhiều lần Cham-pa đánh phá mạn nam, vua Lê Thánh Tông đã đuă quân vào Vi-giay-a và thành lập đạo thừa tuyên Quảng Nam để ổn định biên cương.
Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức)
Quan lại được tuyển chọn chủ yếu qua giáo dục, khoa cử. Những người đỗ đạt xuất thân từ những thành phần khác nhau, dần trở thành tầng lớp thống trị, được ban cấp nhiều ruộng đất.
Một bộ luật mới được ban hành với tên là Quốc triều hình luật (hay còn gọi là luật Hồng Đức)
Bộ luật gồm hơn 700 điều, đề cập đến hầu hết các mặt hoạt động xã hội và mang tính dân tộc sâu sắc.
Trong bộ luật có điều sau:
-Bán ruộng đất ở biên cương cho người ngoại quốc thì xử chém.
Các quan lộ, trấn, hưyện, cố ý dung túng thì xử phạt.
Vua cũng nhiều lần ban dụ:
-Quan coi giữ bờ cõi của triều đình, cố nhiên phải giữ đất, yên dân, đánh ngăn giặc ngoài, đó là chức phận.
-Một thước núi, một thước sông của ta không nên vứt bỏ..., kẻ nào dám đem một thước núi, một tấc đất của vua Thái Tổ để lại làm mồi cho giặc thì phải bị trừng phạt nặng.
Quân đội được tổ chức chặt chẽ và theo chế độ “ ngụ binh ư nông”, trang bị vũ khí đầy đủ.
Ngụ binh ư nông là chính sách xây dựng và sử dụng quân đội của các triều đại phong kiến Việt Nam dưới các thời Lý, Trần, Lê. Theo chính sách này thì binh lính luân phiên nhau bảo vệ cung điện, công sở, còn phần lớn thì làm nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp.
Lúc có chiến tranh chống ngoại xâm thì tất cả trai tráng đều được huy động để đánh giặc.
Năm 1428, sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Thái Tổ đã cho giải ngũ 25 vạn trong tổng số 35 vạn quân về làm ruộng. Còn lại 10 vạn được chia ra làm 5 phần luân phiên, 4 phần về sản xuất, một phần thường trực làm nhiệm vụ quốc phòng, giữ gìn an ninh.
Chính sách “ngụ binh ư nông” giải quyết đồng thời việc bảo đảm tăng gia sản xuất và củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội hùng mạnh, huy động sức mạnh toàn dân bảo vệ tổ quốc, sẵn sàng chiến đấu.
Củng cố khối đoàn kết dan tộc, phong tước cho các thủ lĩnh, đặc biệt là người có công trong chiến đấu chống quân Minh. Chính sách vùng biên giới rất nghiêm ngặt.
Quan hệ Việt Trung cũng như với các nước láng giềng được duy trì êm đẹp.
Hoà bình lập lại. Nhà nước cùng nhân dân ra sức lao động để khôi phục sản xuất, hàn gắn vết thương chiến tranh, nhanh chóng ổn định cuộc sống. Nền kinh tế Đại Việt bước dần sang giai đoạn phát triển.
Nhà nước thi hành chính sách quân điền, quy định việc phân chia ruộng đất công ở làng xã, khuyến khích khai hoang, thành lập 43 sở đồn điền.
Bộ phận tư hữa ruộng đất tăng lên nhanh chóng.
Hệ thống đê sông được sữa đắp, kênh mương được nạo vét.
“Đời vua Thái Tổ, Thái Tông,
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng muốn ăn”.
Nông nghiệp:
Thủ công nghiệp & Thương nghiệp:
Thủ công nghiệp và thương nghiệp dần được khôi phục và phát triển. Hàng hoá nhiều nơi đổ về đây buôn bán tấp nập.
Nhiều chợ mọc lên ở các làng và nhà nước đã ban hành lệnh lập chợ, khuyến khích sản xuất và trao đổi sản phẩm.
Nhiều làng thủ công mới được hình thành.
Dĩa trang trí rồng thời Lê sơ
Đồ ngự dụng thời Lê sơ
Bình gốm hoa lam (1450)
Bát trang trí thời rồng nổi
Nguyên một bộ chén bát ngự dụng
Chậu kiểng
Bình sứ
Tuy nhiên, nhà Lê không chủ trương mở rộng giao lưu buôn bán với thương nhân nước ngoài. Thuyền bè nước ngoài chỉ được cập bến một vài cảng và bị khám xét nghiêm ngặt.
Thời Lê, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Giáo dục Nho Giáo phát triển cùng với các khoa thi được mở đều đặn cứ 3 năm một lần.
Những người đổ tiến sĩ đều được khắc tên vào bia đá dựng ở Văn Miếu và được “vinh quy bái tổ”.
Số người đi học ngày càng tăng, gấp nhiều lần so với nhà Lý-Trần , nhưng giáo dục theo lối học văn chương xã hội vẫn được ưu tiên còn việc dạy về các kiến thức khoa học phục vụ sản xuất thì bị xem nhẹ.
Văn Miếu Quốc Tử Giám
Bia tiến sĩ ở Văn Miếu (Hà Nội)
Bia tiến sĩ được đặt trên lưng rùa tượng trưng cho ý nghĩa “vinh quy bái tổ”
Phật giáo và Đạo giáo trở thành tông giáo của nhân dân. Nhà nước hạn chế việc xây dựng chùa chiền. Ở các xóm làng, đây đó nhân dân bắt đầu xây dựng đình.

Văn học chữ Hán và Chữ Nôm đều phát triển. Hàng loạt tập thơ văn ra đời như Bình Ngô đại cáo, Ức Trai Thi Tập của Nguyễn Trãi, Quỳnh uyển cửu ca, Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông, nhiều tập thơ của Lý Tử Tấn, Đặng Minh Khiêm...
Một số bộ sử được biên soạn như Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn thư... Bên cạnh đó là sách Dư địa chí, tập bản đồ An Nam hình thắng đồ. Vua Lê Thánh Tông cũng cho biên soạn bộ Thiên Nam dư hạ gồm 100 quyển, ghi toàn bộ các thiết chế chính trị, kinh tế, xã hội của nhà nước đương thời.
Bình
Ngô
Đại
Cáo

Nguyên tác và một đoạn dịch
Bìa xuất bản của Ức trai thi tập
Kinh thành Thăng Long trong An Nam hình thắng đồ
Một số nhà nho biên soạn sách toán như Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh.
Kiến trúc, điêu khắc phát triển chậm chạp. Nghệ thuật sân khấu dân gian bị loại ra khỏi cung và cung đình có bộ phận ca nhạc riêng. Trong lúc đó, ở các thôn làng thì hình thứcca múa dân gian vẫn tiếp tục phát triển.

Lăng mộ vua Lê
Thời Lê sơ ở thế kỉ XV thực sự là một giai đoạn phát triển thịnh đạt của nước Đại Việt.
CHÚC CÁC
BẠN HỌC TỐT
Người thực hiện: TÔN NỮ THUỲ LINH
Lớp: 10C2
Trường: THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng)
nguon VI OLET