Tự tập căn bản Vovinam
09.05.2008 00:00




Muốn học võ giỏi, có căn bản vững chắc, tốt nhất là tìm đến các võ sư, huấn luyện viên chuyên nghiệp để thụ huấn.
Tuy nhiên nếu các bạn ở xa không có phương tiện để thụ huấn thì bạn có thể nghiên cứu các bài lý thuyết về kỷ thuật để tự luyện, nhưng đòi hỏi phải nghiên cứu kỷ càng để tránh sự luyện tập sai sẽ có tác dụng ngược lại.

Riêng về cơ bản của Vovinam, bạn có thể tự tập luyện theo hướng dẫn sau:

I. Giới thiệu chung về căn bản Vovinam Việt Võ Đạo

*. Dựa trên nguyên lý cương nhu phối triển, đặc biệt là sự trọng dụng cây tre của Việt Nam (có thể là cung tên, cũng có thể là vật trang trí trong gia đình sau khi được đóng thành bàn ghế hay các dụng cụ chúng ta dùng hàng ngày như tăm, đũa, thuyền, thúng…)
*. Dựa trên nền võ đạo khoa học được đúc kết qua nhiều thế hệ.
*. Mục đích cơ bản của Vovinam Việt Võ Đạo là giúp người học có cơ bản vững chắc, tạo niềm tự tin, sau đó bạn có thể đển các câu lạc bộ tập luyện thêm để được hướng dẫn chính xác và được tiến bộ hơn.

II. Cơ bản Vovinam Việt Võ Đạo cầnnắm vững:

Cách nghiêm lễ chào hỏi : Làm theo dự lịnh và động lịnh như sau:
-Nghỉ: bước chân trái ra ngang với tầm vai, 2 tay để sau thắt lưng mắt nhìn thẳng, người đứng thắng.
-Nghiêm: rút chân trái về chụm lại với gót chân phải, mũi mở ra hình chử v, 2 tay để song song theo thân người.
-Nghiêm Lễ: đặt tay phải lên tim, các ngón tay khép chặt, khuỹu tay hơi đưa ra ngoài một chút không ôm sát thân người.
-Lễ: Cúi đầu xuống, mắt nhìn thẳng người đối diện không ngó xuống đất.

2. Bài Khởi động:

Có nhiều cách, chung quy là xoay cổ quay tay, gập lườn và hông, sau đó là nhón gót xoay đầu gối từ trong ra, rồi từ ngoài vào và chụm 2 chân xoay cùng một lượt… phần khởi động tùy thời gian tập luyện và thể tạng người tập mà ta khởi động những động tác có tác dụng tới những cơ bắp, gân cốt và xương người tập.

3. - 4 lối đấm: Đấm thẳng, đấm móc, đấm lao, đấm múc.

*. Trước tiên cách nắm nắm đấm: Xoè 2 bàn tay ngữa ra trước bụng, và khép các ngón tay lại theo từng nấc ngón tay, và cuối cùng là tất cả được nắm lại và đặt ngón cái trên các ngón được khép, chú ý không để ngón cái nhô lên và lòi ra ngoài, vì nắm đấm không chặt khi tiếp xúc với vật đánh sẽ rất đau tay và nếu ngón cái lòi ra sẽ bị gãy ngón. Sau khi nắm được nắm đấm xong, ta gồng cổ tay và nắm đấm thật cứng để khi nắm đấm khi đấm ra có lực và có thể xuyên thủng. Phía trước nắm đấm là 2 đầu xương nhô ra gọi là ngón tay quỹ là nơi tiếp xúc cuối cùng của cú đấm, phần xương nầy rất cứng, có thể đấm phá hủy gạch ngói hoặc gổ…

*. Đấm thẳng: Đấm thẳng vào mặt.
Đứng 2 chân dang rộng với tầm vai, nắm chặt 2 nắm đấm thu về thắt lưng tay đấm nắm ngữa. Sau đó đẩy nắm đang đấm ngữa ở thắt lưng ra trướcmặt người tập, nếu ta coi chiều dài của cánh tay là giới hạn nắm đấm thì khi đẩy cánh tay ra trước được ½ cánh tay, ta xoáy nắm đấm đang ngữa thành úp và nhấn tới trước, điểm tiếp xúc là 2 đầu xương trên nắm đấm. Chú ý nếu đấm tay phải thì ta rút tay trái để nằm ngữa ở hông bên trái, sau đó đổi tay trái và tập đi tập lại nhiều lần.

*. Đấm Móc: - Đấm móc ngang vào thái dương.
2 nắm đấm thu để nằm ngữa ở 2 bên hông, đưa nắm đấm ra ngoài xoay lưng bàn tay lên móc ngang vào thái dương, điểm tiếp xúc là 2 đầu xương quỹ. Khi đấm tay phải thì tay trái giữ ở hông. Sau đó đổi bên và lập lại nhiều lần cho thuần thục.

*. Đấm Lao: Đấm vào saugáy.
Nắm đấm đang ở hông từ từ đưa ra ngoài, lên cao rồi xoay cổ tay cho lưng bàn tay hướng vào trong rồi lao thẳng từ ngoài vàogáy của đối phương, điểm tiếp xúc vẫn là 2 đầu xương quỹ. Sau đó đổi bên và tiếp tục lập lại nhiều lần.

*. Đấm Múc: Đấm vào bụng, chấn thủy, cằm.
Khởi đầu 2 tay nắmlại để ngắm ngữa ở thắt lưng, chúng ta đưa cùi chỏ ra sau, để lấy đà và sau đó từ dưới múc thật mạnh vào
nguon VI OLET